6 tháng năm 2019, cả nước xảy ra 156 vụ cháy rừng
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 6 tháng đầu năm 2019, cả nước xảy ra 156 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị cháy 930 ha, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Ông Phạm Văn Điển – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiêp – cho hay, 6 tháng đầu năm 2019 cháy rừng diễn ra rất phức tạp, nhất là đối với các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Cụ thể, cả nước đã xảy ra 156 vụ cháy rừng, số vụ cháy rừng tăng 61 vụ (tăng 64%) so với cùng kỳ năm 2018, diện tích rừng bị cháy 930ha, tăng 705ha (hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2018). Thời kỳ cao điểm xảy ra cháy rừng từ ngày 26/6 đến ngày 01/7 trên địa bàn các tỉnh miền Trung, trong đó có 45 vụ cháy gây thiệt hại tới rừng, gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên. Diện tích rừng bị thiệt hại ước tính sơ bộ khoảng 293ha (có 14 vụ chưa xác định diện tích rừng bị thiệt hại).
“6 tháng năm 2019, thời tiết có nhiều dị thường, nắng nóng đến sớm, khô hanh kéo dài, nguy cơ cháy rừng luôn ở cấp cao. Mặc dù các địa phương và toàn lực lượng kiểm lâm đã có nhiều biện pháp cảnh báo, phát hiện sớm và xử lý chữa cháy kịp thời, song cháy rừng vẫn xảy ra ở một số địa phương, đặc biệt là ở các tỉnh:Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và khu vực miền Trung vừa qua”, ông Nguyễn Văn Điển cho hay.
6 tháng năm 2019, cả nước xảy ra 156 vụ cháy rừng
Thông tin thêm về những vụ cháy rừng xảy ra tại một số tỉnh miền Trung mới đây, ông Đỗ Quang Tùng – quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm – cho biết, diện tích rừng thiệt hại chủ yếu là rừng trồng. Trong số diện tích rừng bị cháy thì 40% là của chủ rừng là các hộ. Đây cũng là vụ cháy rừng đầu tiên tại Việt Nam phải di dời người dân và các công trình công cộng.
Video đang HOT
Nhận diện những thách thức còn tồn tại trong thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Trị – Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp – cho hay, theo dự báo khí tượng thủy văn, hiện có 3 tỉnh đang đối diện với nguy cơ cháy rừng cấp 5. Đề nghị Cục Kiểm lâm có phương án, xây dựng cảnh báo, dự báo tình hình, từ đó có giải pháp thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng, và đặc biệt là chữa cháy rừng.
Cũng theo Tổng cục Lâm nghiệp, về dịch vụ môi trường rừng, cả nước đã thu được 1.208,7 tỷ đồng, đạt 38,7% kế hoạch thu năm 2019, bằng 111% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, quỹ trung ương thu được 821,8 tỷ đồng, đạt 37% kế hoạch năm 2019, bằng 109% so với cùng kỳ năm 2018; quỹ tỉnh thu 386,8 tỷ đồng, đạt 42% kế hoạch năm 2019, bằng 109% so với cùng kỳ năm 2018. Đây tiếp tục là nguồn tài chính tái đầu tư bền vững cho sản xuất lâm nghiệp gắn với an sinh xã hội sâu sắc.
Tiếp tục thúc đẩy triển khai thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài, liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao, ổn định về trữ lượng và đầu ra cho người dân…. trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ mới là 17.000ha, tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 237.386ha. Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam đã trở thành thành viên hợp tác thứ 50 với PEFC.
Nguyễn Hạnh
Theo Congthuong
Nguy cơ cháy rừng cấp V, cấp bách triển khai giải pháp phòng chống
Trước nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra ở nhiều địa phương, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) vừa có công điện khẩn gửi các địa phương yêu cầu chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng.
Theo công điện, hiện nay các tỉnh khu vực Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang trong thời kỳ cao điểm về nguy cơ xảy ra cháy rừng, hầu hết những diện tích rừng của các địa phương có nguy cơ cháy rất cao và thường xuyên ở cấp cấp V (cực kỳ nguy hiểm).
Để chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu tối đa cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị điện Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh triển khai ngay các biện pháp sau:
Hầu hết diện tích rừng của các địa phương có nguy cơ cháy rất cao và thường xuyên ở cấp cấp V (cực kỳ nguy hiểm). Ảnh: I.T.
Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các cấp phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể với từng thành viên của Ban chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát và đôn đốc phòng cháy, chữa cháy rừng tại cơ sở.
Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng trong cộng đồng dân cư. Địa phương để xảy ra cháy rừng phải chủ động xử lý kịp thời; làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm và trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật, đặc biệt của các chủ rừng không thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Chỉ đạo các lực lượng liên ngành (kiểm lâm, công an, quân đội và các lực lượng có liên quan) thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp các lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và cháy rừng; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, các chủ rừng khẩn trương duy trì chế độ thường trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô để kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, giảm thiểu nguồn lửa; phát hiện kịp thời điểm cháy; hướng dẫn khách thăm quan du lịch tại những khu vực trọng điểm cháy rừng cao.
Bố trí các điểm chốt, trạm canh gác, tuần tra tại các khu vực trọng điểm;rà soát thực hiệnphương án phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo chủ động lực lượng, phương tiện theo phương châm 4 tại chỗ, có phương án chữa cháy rừng cụ thể phù hợp với từng khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng, kịp thời khống chế nhanh nhất các trường hợp cháy rừng,không để xảy ra cháy lớn.
Chủ động xử lý thực bì, đốt trước có kiểm soát, làm giảm vật liệu cháy ở các khu rừng dễ cháy, làm mới, tu sửa đường băng cản lửa, các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng ở các diện tích rừng có nguy cơ xảy ra cháy cao.
Theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm tại địa chỉ Website: kiemlam.org.vn để kiểm tra, phát hiện sớm điểm cháy rừng. Báo cáo ngay khi phát sinh cháy rừng về Cục Kiểm lâm theo số điện thoại: 098 666 8 333 để phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng chữa cháy rừng trong trường hợp cần thiết.
Theo Danviet
Vì sao đám cháy rừng ở Hà Tĩnh kéo dài 3 ngày? Địa hình núi dốc, đường băng cản lửa không được quy hoạch từ trước... là những nguyên nhân khiến đám cháy ở núi Hồng Lĩnh kéo dài. Đám cháy ở núi Hồng Lĩnh nhìn từ trên cao. Ảnh: Sách Nguyễn Đám cháy rừng ở tiểu khu 92A thuộc xã Xuân Hồng và thị trấn Xuân An (núi Hồng Lĩnh, huyện Nghi Xuân, Hà...