6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập trên 56.000 ôtô TQ
Theo Bộ KH-ĐT, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập trên 56.000 ô tô nguyên chiếc (tăng khoảng 30.000 xe so cùng kỳ năm 2014), chủ yếu là từ Trung Quốc.
Một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam tăng NK xe tải là do chính sách kiểm soát chặt tải trọng xe, giảm tình trạng xe quá tải trong thời gian qua. Để chở tải trọng phù hợp thì phải san ra nhiều xe hơn nên cần số lượng xe nhiều hơn khiến tăng số lượng đầu xe, kéo theo nhu cầu NK tăng.
Theo ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT: “Chính sách này đã vô tình kích cầu cho “nươc láng giềng” XK. Nhiều chính sách liên quan với nhau và mỗi lần thay đổi cần có sự chuẩn bị chu đáo để DN lường trước cũng như có sự cảnh báo tốt hơn”.
Từ những hạn chế trong chính sách, sự rời rạc, chưa tổng thể dẫn đến việc “cầu” có tăng, nhưng “cung” thì không có DN lắp ráp – sản xuất xe tải nào trong nước được hưởng lợi mà lợi ích chính đang dành cho các nhà sản xuất Trung Quốc.
Theo Bộ KH-ĐT, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập trên 56.000 ô tô nguyên chiếc.
Video đang HOT
DN Việt Nam được hưởng ưu đãi từ ty lệ nội địa hóa nên giá xe không cao hơn quá nhiều so với xe Trung Quốc, chất lượng cung tương đồng, bởi vậy, lý do giá rẻ đưa ra để “thanh minh” cho việc nhập ồ ạt ôtô Trung Quốc là chưa thỏa đáng.
Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho rằng, NK ôtô tải tăng chứng tỏ nhu cầu vận tải hàng hóa trong nước tăng và là tín hiệu tốt của nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng nói lên vấn đề phát triển công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ đang gặp khó khăn bởi xe tải dễ nội địa hóa hơn, có khung mẫu và ít thay đổi, nhưng trong nước lại không làm được!
Ông Mai Thanh Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội DN có vốn đầu tư trưc tiêp nước ngoài (FDI), nhận xét: “Xe tải Trung Quốc không có điểm gì nổi trội hơn xe nội địa. Tuy nhiên, DN lắp ráp nội địa vẫn đứng ngoài cuộc do chính sách ưu đãi dù có, nhưng không phù hợp và thiếu chế tài”.
Môt sô DN Việt Nam sa đà vào NK sản phẩm rẻ vì lợi ích cục bộ.
“Đưa ra các chính sách ưu đãi chung chung thì DN không tự nhiên họ làm. Cần yêu cầu một số DN chủ chốt có phần vốn của Nhà nước tham gia, tạo cơ chế cho họ nhưng phải yêu cầu ty lệ nội địa hóa đạt được là bao nhiêu, không đạt được phải xử lý. Nếu không, sẽ kho cạnh tranh được với xe lắp ráp của Trung Quốc và kéo theo gánh nặng nhập siêu, phụ thuộc Trung Quốc, cản trở phát triển”, ông Hải chia sẽ.
Cũng theo ông Hải, chính sách ưu đãi nên tập trung cụ thể vào vốn vay và cắt giảm các thủ tục hành chính phức tạp cản bước DN. Ngoài ra, rót vốn cho DN cần đồng bộ và đúng thời điểm với việc triển khai các chính sách liên quan; nếu không, dù có vốn thì DN cũng không vay. Môt sô DN Việt Nam, nhiều khi sa đà vào NK sản phẩm rẻ vì lợi ích cục bộ. Như vậy là thiếu ý thức dân tộc, vừa hại cho lợi ích cá nhân, vừa không thúc đẩy được ngành sản xuất trong nước phat triên.
Nhiêu DN lắp ráp ôtô kiến nghị một số chính sách hỗ trợ DN cần được triển khai như kéo dài thời gian cho vay từ quỹ khoa học – công nghệ lên 7-10 năm vì 5 năm là quá ngắn; được hưởng hỗ trợ từ vườn ươm DN…
Theo_Kiến Thức
Ôtô rẻ nhất thế giới có thể được lắp tại Việt Nam
Tập đoàn ôtô lớn nhất Ấn Độ - Tata vừa chọn đối tác Việt - TMT làm nhà phân phối, lắp ráp và chuyển giao công nghệ, mở ra khả năng lắp ráp loại xe giá rẻ Tata Nano tại Việt Nam.
Thỏa thuận hợp tác vừa được lãnh đạo 2 bên công bố tại Hà Nội chiều 11/5. Theo đó, từ tháng 8 tới, TMT sẽ bắt đầu cung cấp các sản phẩm xe thương mại (xe buýt, xe tải...), sau đó lần lượt đến các dòng xe du lịch 2-16 chỗ của Tata tại thị trường Việt Nam. Hai bên sau đó sẽ tiến hành các bước tiếp theo của quá trình hợp tác, bao gồm lắp ráp và chuyển giao công nghệ tại thị trường Việt Nam.
Chủ tịch TMT Bùi Văn Hữu (thứ 2 từ trái) đã có nhiều năm theo đuổi việc đưa Tata Nano về Việt Nam.
Trong số các sản phẩm của hãng xe Ấn Độ, đáng chú ý nhất là Tata Nano - loại xe từng được giới thiệu năm 2009 với tư cách là loại xe rẻ nhất thế giới (giá khoảng 2.500-5.000 USD một chiếc). Đây cũng là một trong số những loại xe dự kiến được đưa về phân phối tại Việt Nam theo thỏa thuận này, và có thể tiến tới lắp ráp tại chỗ trong tương lai.
"Nếu về Việt Nam, loại xe này sẽ có giá dưới 10.000 USD", Chủ tịch TMT Bùi Văn Hữu cho hay. Trước đó từ năm 2012, doanh nghiệp này cũng từng có ý định nhập khẩu một số xe Tata Nano về Việt Nam để thăm dò thị hiếu, song kế hoạch sau đó đã bị dừng lại.
Về khả năng lắp ráp, chuyển giao công nghệ, lãnh đạo cho rằng, dù Tata đã hợp tác với một số nước trong khu vực, song đây đa phần phục vụ các thị trường sử dụng xe tay lái nghịch (bên phải) nên doanh nghiệp vẫn có khả năng cạnh tranh khi trở thành đối tác của hãng xe Ấn Độ.
Theo thông tin được giới thiệu, Tata hiện có các nhà máy tại Anh, Hàn Quốc, Nam Phi, Thái Lan, Indonesia và đang sở hữu những thương hiệu xe nổi tiếng khác như Land Rover hay Jaguar... Năm tài chính vừa qua, hãng đạt doanh thu xấp xỉ 39 tỷ USD.
Trong khi đó, TMT cũng là một trong 10 hãng lắp ráp ôtô lớn của Việt Nam. Tại đại hội cổ đông tháng 3 vừa qua, TMT đặt mục tiêu sản lượng xe tiêu thụ khoảng 7.900 xe năm nay, đạt doanh thu hơn 3.804 tỷ đồng và lãi trước thuế 192 tỷ.
Theo_NDH
Sau Toyota, đến lượt GM Việt Nam tính chuyện...nhập khẩu xe Tuyên bố mới nhất của người đứng đầu GM Việt Nam, liên doanh xe Mỹ có thể sẽ chỉ kinh doanh xe nhập khẩu. Dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc Chevrolet Colorado của GM Việt Nam luôn trong tình trạng ế ẩm Ngừng sản xuất xe tại Việt Nam, thay thế bằng hoạt động kinh doanh xe nhập khẩu nguyên chiếc, nhiều khả...