6 tháng đầu năm, người Việt chi hơn 10.000 tỷ nhập khẩu ô tô
Với việc nhập khẩu 25.000 ô tô nguyên chiếc, 6 tháng đầu năm, Việt Nam chi tới 497 triệu USD cho khoản mục này.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, Việt Nam chi tới 497 triệu USD (hơn 10.000 tỷ đồng) cho việc nhập khẩu 25 nghìn ô tô nguyên chiếc. Số lượng và tổng giá trị ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tăng lần lượt 44% và 53,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng cần lưu ý, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc chiếm tỷ trọng 34,8% về giá trị ô tô nhập khẩu 6 tháng đầu năm. So sánh với con số này 6 tháng đầu năm 2013 (đạt 29,3%), tỷ trọng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu đã tăng lên trên 5 điểm %.
Đây là một kết quả không quá bất ngờ đối với các nhà quản lý khi Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường ô tô theo như cam kết, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ các nước ASEAN bắt đầu giảm còn 50% từ cuối năm 2013 vừa qua (giảm từ 60% xuống 50%).
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc xe ngoại tràn vào Việt Nam là một thách thức không nhỏ đối với ngành ô tô Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập, khi sau hơn 20 năm hình thành ngành công nghiệp ô tô, chúng ta chưa làm được gì nhiều.
Chúng tôi cũng nhắc lại, theo lộ trình, thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN sẽ về 0% vào năm 2018, tức là còn hơn 3 năm nữa. Từ nay đến thời gian đó, Việt Nam chắc hẳn sẽ còn chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ hơn nữa của luồng ô tô nhập khẩu từ các quốc gia láng giềng.
Theo Minh Thư/Cafef
Ngành ô tô: Tất yếu!
Ô tô là ngành công nghiệp Chính phủ kỳ vọng nhiều với không ít chính sách ưu đãi hỗ trợ; đây cũng là ngành công nghiệp chiếm nhiều giấy bút, chất xám với các Đề án chiến lược phát triển, các bài viết phân tích, bình luận, hiến kế đóng góp ý kiến; các cuộc hội thảo, thảo luận.... Vậy nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa có một nền công nghiệp ô tô đúng nghĩa. Đó là một thực tế.
Mặc dù dung lượng còn nhỏ (khoảng trên 100.000 xe/năm với đủ các thương hiệu, chủng loại); Chính phủ và các địa phương áp dụng nhiều chính sách không khuyến khích sử dụng xe cá nhân, nhưng Việt Nam là một trong số ít thị trường có mặt hầu hết các thương hiệu ô tô nổi tiếng trên thế giới (từ bình dân, đến trung cấp, cao cấp, thậm chí cả hạng sang). Đây được xem là sự lạ!
Năm 2018 là mốc thời gian quan trọng đối với các DN sản xuất, lắp ráp NK ô tô tại Việt Nam. Vì đây là thời điểm, theo lộ trình cam kết hội nhập, thuế NK xe nguyên chiếc (CBU) trong khu vực sẽ giảm mạnh (về 0%). Một dự đoán đã được đưa ra khi mốc thời điểm quan trọng này đến gần. Đó là thay vì đầu tư sản xuất lắp ráp, các DN sẽ chuyển sang NK xe nguyên chiếc.
4 tháng đầu năm năm 2014 xu thế gia tăng NK xe nguyên chiếc đã thấy rõ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 3 lượng ô tô nguyên chiếc NK là 4.000 xe (giá trị kim ngạch khoảng 84 triệu USD) tăng 1.000 xe so với tháng 2 (đạt 3.000 xe, trị giá 51 triệu USD). Bước sáng tháng 4 tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục với khoảng 5.000 chiếc (giá trị kim ngạch ước đạt 130 triệu USD). Tính chung 4 tháng đầu năm lượng xe nguyên chiếc NK NK ước đạt 15.000 chiếc, tương ứng giá trị 329 triệu USD, tăng đến 53,4% về lượng và tăng 76,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Một con số so sánh khác cho thấy tốc độ NK xe nguyên chiếc đang đà ngày một tăng trưởng tốt. Theo thống kê của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng lượng xe lắp ráp trong nước bán ra trong 3 tháng đầu năm nay đạt 21.488 chiếc, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tổng sản lượng bán hàng của các loại xe NK đạt 8.539 chiếc, tăng đến 98%.
Khó khăn trong sản xuất và tìm đầu ra của Xuân Kiên và xu thế mở rộng thương hiệu, chủng loại xe nhập khẩu (Kia, Mazda, Peugeot) của Trường Hải, 2 DN đi đầu trong nước về đầu tư và sản xuất lắp ráp ô tô trong nước, cho thấy rõ xu thế sản xuất trong nước sẽ ngày một thu hẹp.
Về phía các liên doanh, ngoài Mercedes-Benz Việt Nam gần đây có "khoản" đầu tư "lớn" (chủ yếu mang tính chất PR) là dây chuyền sơn, thì các liên doanh khác đều cầm chừng trong lắp ráp mà chuyển hướng sang NK nguyên chiếc.
Hiển nhiên, không cần tìm hiểu, phân tích kỹ cũng hiểu là nguồn xe NK sẽ chủ yếu đến từ các nước trong khu vực ASEAN (khu vực thuế NK sẽ giảm nhanh), đặc biệt là hai cường quốc là Thái Lan và Indonesia.
Rõ ràng, xu thế chuyển sang NK xe nguyên chiếc, đặc biệt là các dòng xe du lịch đang diễn ra như một sự tất yếu.
Đứng trước sự tất yếu này các cơ quan quản lý làm gì?
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô giai đoạn 2010-2020 vẫn đang ở giai đoạn dự thảo với những mục tiêu, chiến lược chưa nhất quán.
Theo H.P (Báo Hải Quan)
Thuế nhập khẩu ô tô giảm, giá có giảm? Thị trường ô tô Việt Nam đang từng bước cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc theo cam kết của khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Vậy thuế nhập khẩu ô tô giảm, giá có giảm? Thuế nhập khẩu xuống 50% Theo lộ trình ra nhập AFTA, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực Asean về Việt...