6 “thần dược” trị ho, cảm lạnh hiệu quả cho trẻ ngay tại nhà
Thời tiết thay đổi thường khiến trẻ nhỏ dễ bị ho, cảm lạnh. Theo Times Of Indian, dưới đây là một số bí quyết các bậc phụ huynh có thể tham khảo để điều trị ho, cảm lạnh cho con ngay tại nhà.
1. Xông hơi
Nếu ai đó trong nhà bị cảm lạnh hay gặp những vấn đề về hô hấp thì xông hơi là một trong những giải pháp hữu hiệu, nhất là với trẻ nhỏ. Để trẻ đứng trong nhà tắm với hơi nước ấm tỏa ra trong đó và bảo trẻ hít vào trong khoảng ít nhất 10 đến 15 phút. Thêm tinh dầu khuynh diệp vào nước xông có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
2. Mật ong
Mật ong cũng là một trong những cách trị hoa, cảm lạnh hiệu quả cho trẻ. Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên, bạn có thể pha một thìa mật ong với bột quế và cho trẻ ăn.
3. Massage
Cách này có tác dụng hiệu quả nhất đối với trẻ nhỏ dưới hai tuổi. Trộn dầu mustard với tỏi rồi sau đó massage lên vùng ngực, lưng và cổ của bé. Ngoài ra, bạn có thể thoa hỗn hợp này lên lòng bàn chân và các ngón chân của bé.
4. Cho trẻ uống đủ nước
Khi trẻ bị ho, hắt hơi thì bạn nên nhớ rằng, phải luôn cho bé uống đủ nước. Uống đủ nước giúp trẻ chống lại cảm lạnh và giảm viêm họng. Bạn có thể thay nước lọc bằng món soup ấm hay nước cam để giúp trẻ không bị tổn hao năng lượng.
Video đang HOT
Với các thành phần có tính sát trùng, nghệ được biết là “thần dược” có thể điều trị các chứng ho, cảm lạnh. (Ảnh minh họa)
5. Súc miệng bằng nước muối
Pha một thìa muối vào nước ấm và cho trẻ súc miệng hai lần một ngày. Cách này cũng rất tốt trong việc giúp trẻ chống lại những con ho và cảm lạnh.
6. Sữa pha bột nghệ
Với các thành phần có tính sát trùng, nghệ được biết là “thần dược” có thể điều trị các chứng ho, cảm lạnh. Bạn hãy thêm một chút tinh bột nghệ vào cốc sữa ấm và cho trẻ uống mỗi tối. Cách này có thể giúp trẻ nhanh chóng giảm đau họng và sổ mũi. Ngoài ra, sữa là nguồn giàu canxi, cung cấp năng lượng cho trẻ.
Theo Đời sống pháp luật
Giúp bạn phân biệt cảm cúm và cảm lạnh
Cảm cúm" và "cảm lạnh thông thường" có cùng một chuỗi triệu chứng là sốt, ho, sổ mũi, đau họng và đôi khi còn kèm cả đau toàn thân và nhức đầu. Vậy làm cách nào để phân biệt?
Mùa mưa, cảm cúm và cảm lạnh rất thường gặp. Các biểu hiện triệu chứng ban đầu của hai bệnh này giống nhau nên nhiều người cho rằng đó là do cảm và chỉ cần vài liều thuốc hoặc dùng các bài thuốc dân gian là sẽ khỏi. Trên thực tế, bệnh cúm tiềm ẩn biến chứng có thể dẫn đến viêm phổi, viêm cơ tim thậm chí tử vong nên việc phân biệt cảm cúm và cảm lạnh rất quan trọng.
Phân biệt cúm và cảm lạnh
Bác sĩ Jonathan Halevy, phòng khám Family Medical Practice, TP. HCM cho biết, với cảm lạnh, dấu hiệu đầu tiên thường là đau họng, có thể biến mất sau 1-2 ngày. Sau đó là các biểu hiện ở mũi như: chảy nước mũi, tắc mũi, cộng với ho vào ngày thứ 4 và 5 của bệnh. Người lớn thường không bị sốt nhưng trẻ nhỏ thì có thể bị sốt nhẹ. Trong vài ngày đầu, bạn sẽ thấy chảy nước mũi trong nhiều, sau đó thì nước mũi đặc lại. Đây là chuyện thông thường và điều này không có nghĩa là bạn đã bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn. Bệnh thường chỉ kéo trong khoảng 1 tuần. Trong 3 ngày đầu tiên bạn có thể lây bệnh cho người khác vì thế hãy ở nhà và nghỉ ngơi. Nếu bệnh không cải thiện sau một tuần, thì có thể là nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, khi đó thì bạn cần uống thuốc kháng sinh.
Cúm là một loại vi-rút có thể gây "cảm lạnh thông thường". Loại vi-rút này cũng là căn nguyên của các chứng bệnh nghiêm trọng hơn như viêm phổi (hay viêm phổi hậu nhiễm), viêm cơ, viêm cơ tim, và viêm não. Vi-rút cúm có thể gây tử vong, đặc biệt ở những nhóm có nguy cơ cao như người già, phụ nữ mang thai, trẻ em và trẻ sơ sinh, trẻ sinh non hay những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường và rối loạn miễn dịch.
Vi-rút cúm có thể lây lan nhanh chóng từ người qua người và với một lượng lớn khách du lịch từ nước này qua nước khác như hiện nay, rất có khả năng sẽ gây ra đại dịch toàn cầu. Đại dịch "cúm heo" (cúm H1N1) gần đây nhất đã gây ảnh hưởng tới gần 20% dân số toàn cầu, và ước tính có khoảng 300.000 ca tử vong.
Khi nào thì bạn nên đến gặp bác sĩ
- Sốt liên tục: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm khác.
- Đau khi nuốt: Dù đau họng khi bị cảm lạnh hoặc cúm có thể khiến bạn không thoải mái khi nuốt. Tuy nhiên khi bạn thấy đau nặng hơn nghĩa là họng bạn bị viêm.
- Ho liên tục: Khi cơn ho không thuyên giảm sau 2 hoặc 3 tuần thì bạn có thể bị viêm tiểu phế quản và bạn cần thuốc kháng sinh. Viêm xoang cũng có thể khiến bạn ho dai dẳng.
- Đau đầu và tắc mũi không khỏi: Nếu bạn bị đau quanh mắt và mặt, tiếp tục chảy nước mũi sau một tuần thì có thể bạn bị biến chứng viêm xoang và bạn có thể cần thuốc kháng sinh. Mặc dù phần lớn các trường hợp viêm xoang không cần dùng thuốc kháng sinh.
Nếu rơi vào các trường hợp trên, bạn cần đến bệnh viện ngay. Với người lớn đó là khi có các biểu hiện như: đau ngực, đầu dữ dội, khó thở, chóng mặt, liên tục nôn. Với trẻ nhỏ thì bạn cần lưu ý khi trẻ khó thở hoặc thở nhanh, da chuyển màu hơi tái, không uống đủ nước, không tương tác bình thường, quấy khóc, khó chịu, các triệu chứng được cải thiện sau đó đột nhiên xấu đi, sốt kèm theo nổi ban.
Ăn gì khi bị cảm, cúm?
Bác sĩ Bác sĩ Jonathan Halevy khuyên rằng, khi bạn cảm thấy cơ thể có một vài biểu hiện tương tự các triệu chứng cảm lạnh và cúm, đừng bi quan vì chế độ ăn uống vẫn có thể giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ bị bệnh nặng. Vì vậy, khi mùa mưa và mùa lạnh tới, việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng các loại thực phẩm có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể chính là cách phòng và chữa bệnh chủ động nhất.
Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, súp gà hoặc các món gà hầm giúp ngăn chặn những viêm nhiễm dẫn tới các triệu chứng cảm lạnh. Ăn một bát súp gà/gà hầm nóng giúp bạn giảm lượng tiết dịch nhầy ở mũi, họng gây tắc nghẽn và làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các cơ quan này. Các loại rau gia vị có trong món canh gà còn có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch đấu tranh với sự xâm hại của vi-rút để tự vệ.
Với đặc tính chống ô-xy hóa mạnh, tỏi được coi như loại thuốc kháng vi-rút tự nhiên giúp ngăn ngừa cảm lạnh cũng như rút ngắn thời gian của bệnh. Allicin - hợp chất tạo ra mùi hăng đặc trưng của tỏi có khả năng chống lại cảm lạnh hiệu quả đến khó tin. Nếu không ăn được tỏi tươi, bạn có thể sử dụng các cách chế biến tỏi khác bởi khả năng chữa cảm lạnh của tỏi khi được chế biến vẫn gần như được bảo toàn.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng các đồ uống, thức ăn chế biến từ mật ong - tốt nhất là ngậm mật ong tươi - để điều trị chứng ho. Mật ong có tác dụng bao phủ bề mặt cổ họng, làm ẩm và giảm các kích thích gây ho. Tuy nhiên, không nên dùng mật ong đối với trẻ em dưới 12 tháng tuổi để tránh nguy cơ ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
Chất chống ô-xy hóa có trong trà xanh cũng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và thúc đẩy hệ thống này sản sinh ra các tế bào chống lại vi-rút cảm lạnh và vi-rút cúm. Đồng thời, bạn nên bổ sung đầy đủ vitamin C hằng ngày vì đây chính là nền tảng để cơ thể ngăn ngừa sự khởi phát của các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Bổ sung vitamin C bằng các loại thực phẩm giàu chất này như như dâu tây, cam, cà chua và bông cải xanh... sẽ có tác dụng tốt và kịp thời hơn rất nhiều so với vitamin C đã qua chế xuất. Thiếu sắt cũng có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể bạn - vì thế, hãy bổ sung sắt bằng cách ăn thịt đỏ nếu bạn cảm thấy cơ thể mình thiếu vi chất này.
Theo Một thế giới
Trị ho bằng tỏi Thời tiết giao mùa sẽ dễ khiến bạn có nguy cơ cao bị cảm cúm, ho, sốt. Thay vì dùng thuốc, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản để mau hết bệnh. Ảnh minh họa Theo tờ The Times of India dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe, tỏi không thể thiếu trong các liệu pháp dân gian chữa...