6 sự thật bạn nên biết về thuốc chống đông máu
Những loại thuốc chống đông máu khiến cho máu của bạn không đông bằng cách khử vitamin K, một chất làm đông máu.
Sự thật về thuốc chống đông máu có thể làm bạn ngạc nhiên. Thuốc chống đông máu không thực sự làm loãng máu của bạn. Thuốc chống đông máu hay còn gọi là chất làm loãng máu, được sự dụng cho một số bệnh tim mạch, có tác dụng ngắn ngừa cục máu đông hình thành và di chuyển đến nơi khác của cơ thể, dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ. Nhưng cũng có một thực tế đáng ngạc nhiên là khá nhiều người không hiểu gì về thuốc chống đông máu.
6 sự thật sau đây, sẽ giúp bạn thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.
Thuốc chống đông máu khử vitamin K
Vitamin K rất quan trọng cho quá trình đông máu, khiến cho vết thương ngừng chảy máu. Nhưng khi một cục máu đông hình hành do lưu lượng máu không thích hợp hoặc tạo thành khối trong động mạch hoặc trong não, dễ gây vấn đề lớn đối với sức khỏe của bạn. Thuốc chống đông máu khử vitamin K. Vì vvaayj, nếu bạn đang dùng các loại thuốc điều trị bệnh tim và đột quỵ, bạn nên cố gắng hạn chế và ăn một lượng thực phẩm chứa vitamin K phù hợp để thuốc của bạn có thể phát huy tác dụng.
Bạn rất dễ bị chảy máu khi dùng thuốc chống đông máu
Tác dụng phụ phổ biến nhất từ chất làm loãng máu là gây chảy máu, không chỉ ở vết thương, mà còn ở cả những vết bầm tím. Nếu bạn bị ngã, bị sưng và bầm tím, hãy đến gặp bác sỹ để khám ngay. Ngoài ra, hãy nói với bác sỹ nếu nước tiểu của bạn có màu đỏ hoặc màu nâu hoặc đi tiêu trông giống như hắc ín. Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn bị chảy máu bên trong.
Nếu bạn đang uống thuốc chống đông máu, hãy cẩn thận khi sử dụng những vật sắc nhọn như kéo, dao, kim tiêm và các dụng cụ khác để tránh những vết cắt và chảy máu. Luôn luôn đi giày và tránh dùng tăm xỉa răng, sử dụng một bàn chảy răng mềm và sử dụng chỉ nha khoa sđể ngăn ngừa chảy máu ở nướu răng.
Ảnh minh họa
Tăng nguy cơ chảy máu cam
Một trong những tác dụng phụ của thuốc chống đông máu là có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cam và khó có thể cầm máu. Nếu bạn bị chảy máu cam, hãy bóp mũi của bạn trong vòng từ 15-20 phút. Hãy sử dụng một miếng gạc lạnh. Nếu máu tiếp tục chảy quá 30 phút, hãy đến gặp bác sỹ để nhận được sự trợ giúp.
Video đang HOT
Aspirin cũng là một sự lựa chọn thay thế thuốc chống đông máu
Một lựa chọn khác rẻ hơn để làm máu không đông là thuốc aspirin. Uống aspirin – một loại thuốc chống kết tập tiểu cầu có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Trước khi dùng aspirin hãy đến gặp bác sỹ để tìm hiểu thêm xem aspirin có phù hợp với bạn không và xin chỉ dẫn về liều lượng cụ thể. Aspirin được chỉ định uống với liều lượng riêng, trong trường hợp làm loãng máu.
Thuốc chống đông máu là thuốc điều trị về lâu dài
Điều quan trọng nhất là bạn phải uống thuốc chống đông máu vào những thời điểm quy định trong ngày. Nếu bạn hay quên lịch uống thuốc, hãy sử dụng hộp đựng thuốc có khe cắm cho 7 ngày trong tuần, hoặc thiết lập nhắc nhở trên máu tính bảng hoặc trên điện thoại của bạn.
Nêntập những môn thể dục nhẹ nhàng và kiên trì luyện tập khi dùng thuốc này
Tập thể dục tốt cho trái tim của bạn, nhưng hãy chọn những môn thể thao hoặc các hoạt động có ít nguy cơ bị chảy máu như bơi lội hoặc đi bộ. Nói chung, những sự thật về thuốc chống đông máu sẽ cho bạn thấy rằng bạn cần cẩn thận hơn khi sử dụng chúng. Hãy cẩn thận với những đồ vật sắc nhọn, không tham gia vào các môn thể thao mạnh và hãy chú ý đến các dấu hiệu chảy máu trong. Khi bạn khám răng, hãy cho nha sỹ của bạn biết rằng bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu.
Ngoài ra, điều quan trọng là bạn nên xét nghiệm máu thường xuyên khi dùng các loại thuốc này. Nếu bạn có thắc mắc, hãy hỏi ý kiến của bác sỹ để có được những kiến thức chắc chắn.
Theo VNE
Những cách phòng, trị bệnh hết sức đơn giản bạn nên biết
Có những cách phòng, trị bệnh hết sức đơn giảm mà có thể bạn chưa biết, ví dụ như dùng dầu cây trà trị gàu, ăn sữa chua phòng bệnh nha chu hay dùng thuốc kháng axit để làm dịu vết côn trùng đốt...
Dưới đây là một số cách phòng, trị bệnh đơn giản bạn nên tham khảo.
1. Làm dịu vết côn trùng cắn bằng thuốc kháng axit:
Thuốc kháng axit có chức năng giúp trung hòa axit giảm triệu chứng ợ nóng.
Tuy nhiên, thuốc kháng axit còn có thể giúp làm dịu vết côn trùng cắn. "Loại thuốc này có chứa aspirin - một dược chất có thể làm giảm đau, nhờ đó sẽ làm dịu chỗ ngứa, khó chịu do côn trùng cắn", Tiến sĩ Howard Sobel, một bác sĩ lâm sàng trong phẫu thuật da liễu tại Trung tâm Y tế Beth Israel ở thành phố New York, Mỹ.
Theo Tiến sĩ Howard thì bạn cần nghiền thuốc ra, trộn với nhúm bột yến mạch và một ít nước, sau đó đắp vào vết côn trùng đốt trên da. Cách chữa trị này còn có ưu điểm là không gây mất nước trong cơ thể.
2. Làm dịu da bị kích thích với muối nở (baking soda)
Nhiều nha sĩ khuyên bạn nên baking soda để giúp loại bỏ vết bẩn trên bề mặt răng, làm răng và ngăn ngừa hơi thở hôi nhờ loại bỏ cao răng.
Ngoài ra, bạn có thể dùng loại muối này để làm dịu làm da bị kích thích. Nó cũng có thể giúp giảm ngứa và khó chịu do các bệnh ngoài ra gây ra, ví dụ như mẩn ngứa, nổi rôm... "Trong baking soda có muối bicarbonate - một hợp chất kiềm nhẹ có thể giúp trung hòa cân bằng độ pH của làn da, dập tắt tình trạng viêm xảy ra trên bề mặt của da, giảm bớt đau nhức mà bạn phải chịu", Tiến sĩ Linda K. Franks, một trợ lý giáo sư lâm sàng về da liễu tại Đại học New York, cho biết.
Bạn có thể áp dụng baking soda bằng cách hòa một tách baking soda vào nước và ngâm vết thương trong khoảng 30 phút.
Ảnh minh họa
3. Chữa chảy máu cam bằng thuốc xịt mũi
Loại thuốc này có tác dụng làm lỏng dịch trong mũi, tránh tắc nghẽn mũi. Bạn cũng có thể áp dụng loại thuốc này để làm giảm tình trạng chảy máu cam. Khi bị máu cam, hãy bóp mũi trong khoảng 5-10 phút. Nếu vẫn chưa khỏi thì hãy xịt nước xịt mũi.
Theo Amy Sutton Peak, Giám đốc thuốc Dịch vụ Thông tin tại Đại học Butler, Ấn Độ, những người bị chảy máu cam có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc xịt mũi có chứa oxymetazoline.
Nếu biện pháp này không có tác dụng, bạn hãy đi khám bác sĩ.
4. Loại bỏ vết loét miệng với cây lô hội
Bôi gel lô hội có thể giúp bạn làm dịu vết bỏng. Nhưng dùng cây lô hội còn loại bỏ được vết loét miệng.
"Cây lô hội có chứa vitamin cũng như các axit amin giúp tái tạo lại các mô bị thiệt hại", Irwin Smigel, chủ tịch của Hiệp hội cho thẩm mỹ nha khoa Mỹ nói. Một số hợp chất được tìm thấy trong lô hội sẽ kết hợp với nhau để giảm hoặc ngăn ngừa viêm, đồng thời làm giảm đau . Nhiều nghiên cứu còn công nhận cây lô hội có khả năng giúp vết thương mau liền hơn tới 50% so với các cách chữa trị khác, đặc biệt là đối với các vết loét miệng.
Bạn chỉ cần bôi trực tiếp gel của cây lô hội vào vết thương.
Ảnh minh họa
5. Trị gàu bằng dầu cây trà
Dầu cây trà được dùng để điều trị nhiễm trùng da. Tuy nhiên, với tính chất kháng khuẩn và chống nấm, dầu cây trà còn được dùng để trị mụn trứng cá, loại bỏ gàu ở tóc.
Nếu sử dụng một loại dầu gội có thành phần dầu cây trà thì sẽ giảm 41% tình trạng gàu ở tóc và cải thiện đáng kể sự ngứa đầu và da dầu. Đây là kết quả từ một nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Viện Da liễu Mỹ. "Bạn có thể thêm một lượng nhỏ dầu cây trà vào dầu gội đầu của mình để đạt được hiệu quả tương tự", Tiến sĩ Sobel nói.
6. Ăn sữa chua sẽ giúp ngăn ngừa bệnh nha chu
Ai cũng biết sữa chua rất có lợi cho sức khỏe tiêu hóa. Các vi khuẩn probiotic trong sữa chua giúp tiêu hóa và làn da bạn khỏe mạnh.
Nhưng không phải ai cũng biết rằng sữa chua còn có thể ngăn ngừa bệnh viêm nướu.
Người lớn tiêu thụ 55 gram sữa chua mỗi ngày có thể giảm đáng kể bệnh nha chu, nhất là viêm nướu so với những người không ăn thực phẩm này, theo các nhà khoa học tại Đại học Kyushu ở Nhật Bản . Đó là bởi vì các axit lactic trong sữa chua giúp bảo vệ nướu răng của bạn khỏi các vi khuẩn có hại, gây ra tình trạng mãn tính này. Bạn có thể bổ sung các loại axit này bằng cách ăn sữa chua trực tiếp hàng ngày.
Theo VNE
7 điều con trai nên biết về bạn gái mình Ghét sự so sánh, thích được quan tâm chiều chuộng hay nghiện ăn đồ ngọt... là những điều mà các chàng trai nên biết về bạn gái. Theo VNE