6 sự kiện từng đẩy nước Nga tới bên ‘miệng hố chiến tranh’
Kinh nghiệm ngoại giao và sự chuyên nghiệp về quân sự đã cứu nước Nga (và đôi khi là cả thế giới) không chỉ một lần thoát khỏi những hậu quả thảm khốc.
Lịch sử nước Nga được nhiều người biết đến với một số cuộc xung đột quốc tế mà dường như không có giải pháp nào khác ngoài chiến tranh. Tuy nhiên, kinh nghiệm ngoại giao và sự chuyên nghiệp về quân sự đã cứu nước Nga (và đôi khi là cả thế giới) khỏi những hậu quả thảm khốc.
1. Đại sứ quán Nga trong cuộc thảm sát Tehran (1829)
Hình ảnh mô phỏng cuộc tấn công vào Đại sứ quán Nga ở Tehran năm 1829. (Ảnh: Kinopoisk)
Khi một đám đông Ba Tư bất bình sát hại các nhà ngoại giao Nga ở Tehran, mọi người đều chắc chắn rằng, cuộc chiến tranh giữa đế chế Nga và Ba Tư là không thể tránh khỏi. Vấn đề là ở chỗ, đế chế Nga khi đó đã đang chiến tranh với người Ottoman và không thể chiến đấu với 2 kẻ thù cùng một lúc.
Dư luận Ba tư vốn nổi giận với Hiệp ước Turkmenchay 1828, kết thúc cuộc chiến Nga-Ba Tư (1826-1828) và kéo Ba Tư vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị kéo dài. Nước này đã nhượng lại cho Nga các vùng lãnh thổ lớn và phải bồi thường thiệt hại chiến tranh không hề nhỏ.
Cuối cùng sự bất mãn của người dân lên đến cao trào vào ngày 11/2/1829, một đám đông bất bình đã tấn công Đại sứ quán Nga tại Tehran. Kết quả là hơn 30 người của Đại sứ quán đã bị sát hại. Trong số các nạn nhân còn có cả nhà thơ nổi tiếng người Nga Alexander Griboedov.
Tuy nhiên, chiến tranh đã không xảy ra, bởi cả 2 nước đều hoàn toàn không sẵn sàng cho điều đó. Ba Tư đã cử phái viên mang quà tới gặp Sa hoàng để xin lỗi và Sa hoàng Nikolas I chấp nhận điều đó.
2. Sự kiện Panjdeh (1885)
Bức vẽ mô phỏng sự kiện Panjdeh. (Ảnh: Wikipedia)
Cuộc chơi lớn giữa đế chế Nga và đế chế Anh nhằm giành ảnh hưởng địa chính trị ở Trung Á diễn ra mà không có cuộc đụng độ lớn nào giữa 2 siêu cường. Tuy nhiên, sự kiện Panjdeh đã đặt cả 2 ở bên bờ vực chiến tranh.
Năm 1885, quân đội Nga tiến vào khu vực Panjdeh của Afghanistan – khi đó là thuộc địa của Anh. Anh khi đó rất lo ngại về sự tiến quân của Nga vào khu vực lợi ích của mình và đã “thúc” chính quyền Afghanistan “đá” Nga khỏi khu vực. Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng ấn tượng thuộc về Nga. Anh khi đó đã sẵn sàng tiến hành chiến tranh trực tiếp, nhưng lại bị các nhà ngoại giao Nga thuyết phục rằng, Nga sẽ không tiến sâu hơn vào khu vực này.
3. Sự kiện Dogger Bank (1905)
Bức ảnh tư liệu tàu chiến của Nga.
Cuộc chiến định mệnh của Nga chống Nhật có thể tồi tệ hơn, do Anh đã sẵn sàng tham gia cùng phe với Nhật Bản. Đó là bởi khi đội tàu chiến Hải quân Nga rời biển Baltic và tiến về vùng Viễn Đông, thì họ gần như đã bắt đầu một cuộc chiến với Anh.
Video đang HOT
Không xa bờ biển English, các tàu chiến Nga đã khai hỏa vào các tàu cá địa phương, vì tưởng rằng đó là tàu của Nhật Bản trong đêm sương mù dày đặc. Kết quả là một vài ngư dân thiệt mạng và 1 tàu đánh cá bị chìm.
Nước Anh phẫn nộ khi đó đã gọi Nga là “một hạm đội điên cuồng” và bắt đầu chuẩn bị cho chiến tranh. May mắn thay, việc bồi thường của Nga cho các ngư dân sau đó đã giải quyết mọi việc một cách êm thấm.
4. Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962)
Tàu và máy bay Nga. (Ảnh: Getty)
Cuộc khủng hoảng này đã suýt kéo 2 siêu cường vào một cuộc chiến tranh hạt nhân, biến cuộc Chiến tranh Lạnh thành nóng. Nó bắt đầu từ năm 1961 khi Mỹ đặt tên lửa đạn đạo Jupiter ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có khả năng vươn tới Nga, những quả tên lửa này bị Liên Xô coi là mối đe dọa lớn.
Liên Xô đã phản ứng theo cách tương tự, đặt hơn 50.000 binh sỹ và vũ khí hạt nhân ở Cuba, một đồng minh mới. Quốc đảo Caribe này ngay lập tức bị Hải quân Mỹ phong tỏa.
Chỉ có sự hợp tác chặt chẽ giữa Nikita Khrushchev và John Kennedy tháng 10/1962 mới ngăn chặn được cuộc xung đột hạt nhân. Kết quả là, Liên Xô chuyển hết tên lửa hạt nhân khỏi Cuba, đổi lại Mỹ dỡ bỏ phong tỏa Cuba và rút tên lửa Jupiter khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
5. Xung đột biên giới Trung Quốc – Liên Xô (1969)
Xung đột biên giới Xô-Trung. (Ảnh: Sputnik)
Cuộc xung đột biên giới ở vùng đảo nhỏ Damansky (Trung Quốc gọi là Trân Bảo – Zhenbao) ở trên sông Ussuri có thể đã dẫn tới một cuộc chiến tranh giữa 2 nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất thế giới thời điểm đó. May mắn thay, cuộc xung đột biên giới này không biến thành một cuộc chiến quy mô lớn.
Trong suốt 2 tuần của tháng 3/1969, lực lượng bảo vệ biên giới và các đơn vị quân đội Liên Xô đã có các cuộc xung đột với lực lượng của Quân đội Giải phóng Nhân dân (Trung Quốc). Nga ghi được 1 điểm khi các hệ thống phóng rocket đa nòng BM-21 Grad đã quét được vài trung đội của Trung Quốc.
Phía Liên Xô thiệt hại 58 người. Thiệt hại phía Trung Quốc được giữ kín, nhưng được ước tính là hơn 600 binh sỹ. Trung Quốc không muốn tiếp tục cuộc xung đột. Damansky/Trân Bảo là vùng đất “vô chủ” cho tới năm 1991, hai bên đạt được thỏa thuận hòn đảo này thuộc về Trung Quốc.
6. Cảnh báo hạt nhân nhầm của Liên Xô (1983)
Trung tá Stanislav Pstrov. (Ảnh: Legion Media)
Ngày 26/9/1983, số phận của cả thế giới gần như được giao trọn trong tay của một người. Hệ thống cảnh báo sớm hạt nhân Liên Xô ở căn cứ bí mật Serpukhov-15 gần Mátxcơva đã thông báo về các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ.
Một cuộc tấn công hạt nhân đáp trả của Liên Xô, và sự bắt đầu chiến tranh thế giới thứ 3, phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của một người, Trung tá Stanislav Pstrov, người phụ trách ở căn cứ Serpukhov-15. Ông chỉ có vài phút để phân tích tất cả những thông tin có sẵn để đưa ra quyết định đúng.
Cuối cùng, ông Petrov thông báo với Mátxcơva rằng đó là một cảnh báo nhầm và thế giới tránh được một thảm họa chiến tranh cận kề.
Nguồn: VOV.VN
Chuyện 247 nữ quân nhân Mỹ sẵn sàng ấn nút phóng tên lửa hạt nhân
Erika Weitgenant và 246 đồng đội khác thuộc biên chế không quân Mỹ, ngày đêm túc trực ở căn cứ dưới lòng đất để sẵn sàng nhận lệnh phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Đại úy Amber Moore sẵn sàng bước vào ca trực kéo dài 24 giờ đồng hồ dưới lòng đất.
Tại căn cứ nằm sâu 18 mét dưới lòng đất ở thành phố Minot, bang Bắc Dakota, Mỹ, hai nữ quân nhân ngồi trước một bảng dài những bóng đèn nhấp nháy, nút bấm và bảng giải mã tín hiệu.
Trong vòng 24 tiếng liên tục, họ có thể nghiên cứu để nâng cao kiến thức, uống trà, xem xét các giao thức, nói chuyện phiếm và thay nhau ngủ lấy sức.
Nhưng nếu nhận được lệnh phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, họ phải luôn sẵn sàng.
"Nếu chúng tôi nhận được lệnh, điều đó có nghĩa thế lực nào đó đang muốn phá hủy cuộc sống của chúng tôi ở đây, ngay trên đất Mỹ", đại úy không quân Erika Weitgenant trả lời trên NBC News. "Vì thế, tôi sẽ làm mọi việc trong khả năng, thực hiện mọi mệnh lệnh được giao... để bảo vệ tính mạng người dân Mỹ".
Weitgenan và đồng đội, Đại úy Marian Dinkha là sỹ quan vận hành hạt nhân và tên lửa. Nhưng mọi người thường gọi họ là "người phóng tên lửa". Họ luôn bình tĩnh, nghiêm túc và tận tâm với nhiệm vụ: Chống lại các cuộc tấn công từ kẻ thù của Mỹ bằng cách sẵn sàng phóng 450 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân.
Hàng ngày, bên trong những căn hầm dưới lòng đất, khoảng 90 quân nhân có trách nhiệm giám sát các ICBM nằm rải rác ở các địa điểm khác nhau cách họ hàng km. Chúng thường được bố trí tại những căn cứ không quân ở vùng nông thôn, dân cư thưa thớt phía tây nước Mỹ.
Một vụ phóng thử tên lửa Minuteman III không mang đầu đạn của Mỹ.
ICBM như Minutesman III của Mỹ có thể giáng đòn hạt nhân vào bất kỳ mục tiêu nào cách 13.000km. Moscow, Bình Nhưỡng hay Bắc Kinh đều nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo Mỹ. Mỗi quả tên lửa bay nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh, hủy diệt mục tiêu ở lục địa khác chỉ trong vòng chưa đến một giờ.
Đội ngũ phóng tên lửa đã nhận sứ mệnh giám sát kho vũ khí hạt nhân Mỹ từ những năm 1970. Ngày nay, tỷ lệ nữ giới tham gia vào công việc hệ trọng này ngày càng cao, lên tới 247 người.
Để trở thành quân nhân điều hành tên lửa, các ứng viên phải trải qua nhiều tháng huấn luyện nghiêm ngặt và bắt buộc học thuộc lòng quy trình triển khai hạt nhân. Hầu hết đều sống tại những thị trấn xa xôi ở Bắc Mỹ, nơi mùa đông vô cùng khắc nghiệt.
Những ca trực kéo dài suốt 24 giờ có thể rất căng thẳng. Họ làm việc mỗi ngày dưới lòng đất, sau những cánh cửa chống bom nặng 4,5 tấn và chỉ có 2 người với nhau. Họ không được hít thở không khí trong lành, ánh sáng cũng là nhân tạo và thức ăn cũng không quá tuyệt vời. Họ phải ghi nhớ những quy trình vô cùng phức tạp và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng hành động bất cứ lúc nào.
Đại úy Dinkha, người thành thạo vài ngoại ngữ, từng ước mơ trở thành chuyên gia ngôn ngữ hoặc sỹ quan tình báo không quân Mỹ. Khi được chỉ định gia nhập đơn vị vận hành tên lửa, cô đã bật khóc.
"Đây rõ ràng không phải công việc tôi mơ ước", Dinkha nói và thêm rằng cô phải tự mình thích nghi với công việc bởi cô muốn phục vụ đất nước. "Tôi làm quen với công việc này vì đất nước".
Tỷ lệ nữ quân nhân Mỹ đóng vai trò "người phóng tên lửa" đang ngày càng tăng.
Đại úy Amber Moore là một nữ điều phối viên tên lửa khác ở Minot. Cô tin rằng nhiệm vụ mình đang làm "rất quan trọng". Moore chia sẻ gia đình là lý do khiến cô theo đuổi công việc này.
"Chồng và con tôi là một phần lý do. Khi ở căn hầm sâu 18 mét dưới lòng đất, tôi tin rằng mình đang hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho họ", Moore nói.
Trong thời gian không làm việc, Moore tới câu lạc bộ cưỡi ngựa bên trong căn cứ không quân để thư giãn. "Tôi có thể bị căng thẳng... Tới đây để giải tỏa là điều quan trọng", cô giải thích. Đối với những nữ quân nhân khác, họ chọn cách đi xem phim, mua sắm, học tập hay chăm sóc gia đình.
Các quân nhân như Dinkha, Weitgenant và Moore phải thực hiện nhiệm vụ mà hầu hết người dân Mỹ không bao giờ tưởng tượng ra được. Họ trực tiếp phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nhằm vào các mục tiêu không xác định, dù biết rõ sức tàn phá khủng khiếp chúng tạo ra.
Căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gần đây còn không ngại đấu khẩu với nhau về nút bấm hạt nhân của mình.
Theo NBC News, sỹ quan tình báo Mỹ tin rằng Triều Tiên đã thu nhỏ thành công vũ khí hạt nhân để gắn trên tên lửa tầm xa. Nhưng đối với những người phóng tên lửa như Weitgenant, cô nói mình và đồng đội không quá quan tâm đến diễn biến thời sự hàng ngày.
Bảng điều khiển kích hoạt tên lửa hạt nhân của Mỹ.
"Chúng tôi có xem tin tức. Nhưng tôi biết chúng tôi chỉ cần quan tâm đến chuyện làm tốt công việc mà chúng tôi đã làm suốt 30 năm qua, đó là luyện tập chăm chỉ và phải sẵn sàng hành động", Weitgenant nhấn mạnh.
Quy trình phóng tên lửa của Mỹ khá phức tạp, thậm chí một vài công đoạn vẫn còn là bí ẩn. Nhưng về cơ bản, quy trình này không hề thay đổi trong hàng thập kỷ qua.
Mỗi khi các quân nhân điều khiển tên lửa nhận được mã kích hoạt hạt nhân từ Nhà Trắng, họ sẽ bước vào quy trình mang tên "Kiểm soát hai người". Quy trình này nhằm đảm bảo một cá nhân không thể tự mình phóng hỏa tên lửa.
Hai sĩ quan điều khiển tên lửa sẽ phải cùng mở một két sắt được bảo vệ bởi hai ổ khóa. Người này không được phép biết mã của người kia. Trong két chứa một đoạn mã bí mật mà hai sĩ quan sẽ đối chiếu với mã kích hoạt hạt nhân từ Nhà Trắng.
"Nếu khớp, điều đó có nghĩa mệnh lệnh đúng là từ tổng thống. Khi đó chúng tôi sẽ cùng mở khóa phóng tên lửa", Dinkha nói. "Nếu vì bất kỳ lý do nào mã không khớp, chúng tôi sẽ không hành động".
Theo Danviet
Putin muốn ký thỏa thuận, Trump ngó lơ Theo Sputnik, Nga đã đề nghị Mỹ cùng nhau ký một bản cam kết không can thiệp công việc nội bộ. Tuy nhiên, Mỹ lại không tỏ ra mặn mà với đề xuất này. Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Helsinki (Phần Lan) ngày 16.7.2018. Ảnh: EPA. "Chúng tôi đang đề...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine

Mỹ có động thái mới ngay trước thềm ông Trump áp đợt thuế lớn nhất

"Lá bài" trừng phạt của ông Trump có đủ gây sức ép với Nga?

Số người chết do động đất ở Myanmar vượt 2.700

Thăm dò: Nhiều người Mỹ không ủng hộ chính sách thuế quan của ông Trump

ISW: Khó nhất trí về lệnh ngừng bắn hoàn toàn ở Ukraine trong 3 tuần tới

Người dân đánh trống, livestream phản đối khai thác cát trên sông Lam

Phát hiện bất thường tại tòa nhà 30 tầng ở Bangkok trước khi sập

Bỏ 8,4 tỷ đồng nâng ngực bằng DNA gia súc, cô gái bị biến dạng nghiêm trọng

Vệ tinh và AI đã giúp nhân viên cứu trợ động đất ở Myanmar như thế nào?

Người đầu tiên được cấy chip vào não cách đây một năm hiện ra sao?

Đôi vợ chồng bán nhà, nghỉ việc đưa 3 con du lịch vòng quanh thế giới
Có thể bạn quan tâm

'Bạch Tuyết' thua thảm trước phim mới của Jason Statham
Hậu trường phim
23:13:45 01/04/2025
Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát
Nhạc việt
22:59:02 01/04/2025
Hoa hậu Lê Nguyễn Bảo Ngọc làm giám đốc: "Tôi không bận tâm về định kiến"
Sao việt
22:50:25 01/04/2025
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'
Phim âu mỹ
22:27:09 01/04/2025
Chồng cũ tới tham dự đám cưới, tôi bất ngờ khi thấy anh bật khóc lúc đôi bên trao nhẫn: Phản ứng của chú rể khiến tôi mãn nguyện
Góc tâm tình
22:22:43 01/04/2025
Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương
Pháp luật
22:01:54 01/04/2025
Công ty của Kim Soo Hyun khánh kiệt tới mức ngưng cả dịch vụ vệ sinh?
Sao châu á
21:58:51 01/04/2025
Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng
Tin nổi bật
21:32:51 01/04/2025
Xôn xao nữ đại gia 52 tuổi tái hôn với nhân viên bảo vệ kém 9 tuổi, tặng biệt thự, xe BMW làm quà cưới
Netizen
21:27:47 01/04/2025
Quyền Linh tiếc nuối khi chủ cửa hàng bị nữ quản lý xinh đẹp từ chối
Tv show
21:02:17 01/04/2025