6 sai lầm quân sự lớn nhất khiến Hitler thảm bại, phải tự sát
Trùm phát xít Adolf Hitler nắm trong tay toàn quyền lãnh đạo nước Đức trong giai đoạn Thế chiến 2, và đã đưa ra những quyết định quân sự sai lầm khiến hàng triệu người mất mạng.
Đám đông người ủng hộ Hitler năm 1933.
Năng lực chỉ huy quân sự của trùm phát xít Hitler cho đến nay vẫn là chủ đề tranh cãi của giới học giả.
Dưới đây là 6 sai lầm quân sự lớn nhất trong cuộc đời trùm phát xít Hitler, theo War History Online
Xâm lược Liên Xô
Một trong những sai lầm nổi tiếng nhất của Hitler là việc khởi động chiến dịch Barbarossa hay chiến dịch xâm lược Nga.
Ngày 22.6.1941, phát xít Đức xóa bỏ hòa ước với Liên Xô để mở mặt trận phía đông trên phạm vi rộng 3.000km.
Kế hoạch này được cho là đã nằm trong chiến lược của Hitler kể từ khi nắm quyền tối cao ở Đức. Hitler tin rằng Đức cần kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ hơn để người dân có thể xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới.
Để củng cố tham vọng của mình, Hitler đã làm ngơ trước tình hình thực tế trên chiến trường. Ở mặt trận phía tây, Anh kháng cự mạnh mẽ trước đợt tấn công của Đức. Nhiều vùng lãnh thổ châu Âu xuất hiện làn sóng phản kháng chống Đức Quốc xã.
Khu vực Bắc Phi khi đó cũng là một trong những điểm nóng giao tranh. Mở mặt trận thứ hai ở phía đông đồng nghĩa quân Đức bị chia rẽ và phải phân tán lực lượng.
Ngoài ra, việc xâm lược Nga cũng không hề dễ dàng. Quân Đức khi đó là một tập hợp tinh nhuệ và được trang bị hỏa lực mạnh mẽ, nhưng Liên Xô có nguồn lực và sức chiến đấu rất lớn.
Mùa đông lạnh giá ở Nga từng đánh bại hoàng đế Napoleon của Pháp, và Hitler cũng không phải ngoại lệ.
Quân Đức chiến đấu ở mặt trận phía đông năm 1941.
Tướng Đức Heinz Guderian khi đó phản đối mạnh mẽ chiến dịch của trùm phát xít. Ông chỉ ra việc quân Đức không sẵn sàng trang bị cho mùa đông giá lạnh, cũng như khả năng Liên Xô tập hợp lực lượng xe tăng hơn cả phát xít Đức.
Hitler không nghe lời cảnh báo của Guderian, cũng không chấp nhận thay đổi kế hoạch khi gần một triệu quân Đức sa lầy ở Stalingrad.
Dù muốn hay không, Hitler cuối cùng phải hứng chịu thất bại và rút tàn quân bị thiệt hại nặng nề khỏi Liên Xô.
Video đang HOT
Bảo vệ Italia
Năm 1943, trong khi vẫn tuyên chiến với Liên Xô, Hitler lại phải đối mặt với thử thách khác. Quân đồng minh do Mỹ dẫn dầu đã “hất cẳng” Hitler khỏi châu Phi, và tiến tới mục tiêu tiếp theo là Italia.
Người Italia khi đó đã lật đổ nhà độc tài Mussolini và chuyển phe, khiến quân Đức rơi vào thế yếu.
Hitler cũng rơi vào thế khó khi hai tướng Kesselring và Rommel đề xuất những giải pháp khác nhau.
Kesselring muốn đưa thêm quân đến cố thủ ở trung tâm Italia. Trong khi đó, Rommel muốn rút lui sâu hơn, dùng dãy núi Alps làm vành đai phòng thủ, giúp quân Đức có thời gian chiến đấu ở Nga.
Sau khi cân nhắc, Hitler ủng hộ kế hoạch của Kesselring vì không muốn chấp nhận thua cuộc. Hitler sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đưa quân đội đồng thời chiến đấu ở nhiều mặt trận khác nhau.
Đây là một lựa chọn sai lầm khiến sức chiến đấu của quân Đức bị tổn hại nặng nề.
Giữ vai trò tổng chỉ huy
Hilter không tin tưởng bất kỳ ai ngoại trừ chính bản thân.
Mặc dù là cựu binh trong Thế chiến 1, Hitler không có kinh nghiệm với tư cách là chỉ huy chiến trường. Nhưng trùm phát xít vẫn luôn tin rằng mình là người giỏi nhất.
Các tướng lĩnh Đức từng cố gắng khuyên nhủ Hitler nhưng không có kết quả. Đầu năm 1944, tướng Guderian thay lời các sỹ quan, cố gắng thuyết phục Hitler giao quyền chỉ huy quân đội cho một người khác có kinh nghiệm.
Nhưng trùm phát xít luôn bác bỏ khả năng này vì không tin tưởng bất cứ ai ngoài chính bản thân.
Cuộc đổ bộ Normandy
Chiến dịch Overlord, mở đường cho cuộc đổ bộ vào Pháp của quân Đồng minh vào tháng 6.1944, bắt đầu bằng một chuỗi kế hoạch phao tin đồn thất thiệt.
Sử dụng sóng radio, điệp viên và cả một đội quân giả, quân Đồng minh khiến Hitler tưởng rằng cuộc đổ bộ ấn định ở Pas de Calais.
Ngay cả khi quân Đồng minh đổ bộ ở Normandy, Hitler vẫn duy trì một lượng lớn binh sĩ ở Pas de Calais, với niềm tin rằng đội quân tinh nhuệ của Mỹ sớm muộn sẽ xuất hiện.
Khi Hitler cảm thấy mình phải đưa ra những lựa chọn khác thì tất cả đã quá muộn.
Chiến dịch phản công cuối cùng
Binh sĩ Liên xô đứng cạnh nơi được cho là chôn cất trùm phát xít Hitler.
Ngày 16.12.1944, Hitler mở chiến dịch quy mô lớn cuối cùng nhằm chặn bước tiến quân Đồng minh. 1.400 xe tăng Đức tràn qua phòng tuyến của quân Đồng minh, trong khi một nhóm quân Đức cải trang với hy vọng gây hỗn loạn trên chiến trường.
Nhưng mọi chuyện sớm kết thúc so với những gì Hitler dự tính. Đợt tấn công chỉ gây bất ngờ được trong 3 ngày, đến khi hàng ngàn xe tăng phải dừng bước vì cạn nhiên liệu.
Nhóm quân Đức cải trang cũng dễ dàng bị phát hiện và thanh lọc. Có thể nói, quân Đức đã dồn toàn lực cho chiến dịch cuối cùng mà không thu về được bất kỳ một kết quả nào.
Những ngày cuối đời
Những ngày cuối cùng cho thấy Hitler ẩn mình trong hầm trú ẩn với những ảo tưởng. Mọi nhân lực đều được huy động để bảo vệ Berlin trong vô vọng.
Khi quân Đồng minh siết chặt gọng kìm ở cả phía đông và tây, Hitler vẫn không chịu đầu hàng
Trùm phát xít khước từ lời khuyên của các tướng lĩnh cho đến khi từng người một bỏ đi. Khi nhận ra mọi chuyện đã kết thúc, Hitler chọn cách tự sát thay vì đối mặt với những gì mình gây ra.
Theo Danviet
Cận vệ kể giây phút cùng quẫn và cái chết của Hitler
Cận vệ thân cận của Hitler mới đây đã kể lại chi tiết thời khắc cuối cùng của trùm phát xít Đức Adolf Hitler và vợ Eva Braun, trong một cuốn sách mới ra mắt.
Hình ảnh trùm phát xít Adolf Hitler ngồi trên tàu hỏa.
Theo The Sun (Anh), Rochus Misch, cận vệ thân cận nhất của Hitler là người đầu tiên phát hiện ra xác chết của trùm phát xít và người vợ Eva Braun. Misch là nhân chứng còn sống cuối cùng trong cái chết của trùm phát xít cho tới khi qua đời vào năm 2013 ở tuổi 96.
Mới đây, nhà xuất bản Anh lần đầu tiên cho ra mắt cuốn sách "Hitler's Last Witness" (Nhân chứng cuối cùng của Hilter), tiết lộ những thông tin ít biết về đời tư của trùm phát xít Đức và những người thân cận, dựa trên lời kể của Misch.
Hitler trao đổi với các tướng lĩnh vào tháng 3.1945.
Đáng chú ý nhất trong cuốn sách là chi tiết thời khắc Hitler cùng vợ Eva Braun tự sát. Ngoài ra, Misch cũng cung cấp bức ảnh riêng, hé lộ cuộc sống của trùm phát xít. Misch được Hitler được lựa chọn làm cân vệ và phụ tá cho tướng lĩnh sau khi bị thương trong trận đánh ở Ba Lan năm 1940.
Misch thuật lại với Martin Mace, biên tập viên cuốn sách rằng, vào ngày 30.4.1945, trong khi trực tổng đài điện thoại tại boong-ke của Hitler thì ông nhận được thông tin từ Tướng Keitel.
Người vợ Eva Braun tự sát cùng Hitler chỉ 40 phút sau khi hai người thành hôn.
Tướng Keitel thừa nhận thất bại trong việc phá vỡ đợt tiến công của Hồng quân Liên Xô vào Berlin và ngày kết thúc Thế chiến 2 đã đến rất gần. Sau khi thông báo với Hitler, Misch nghe thấy trùm phát xít nói nhỏ với thư ký Martin Bormann và những người khác. Hitler sau đó đi vào trong phòng và Eva, người mới cưới cũng đi theo.
Misch nhìn thấy trợ lý Otto Gnsche đóng cửa. Gsche nói với Misch rằng, Hitler không muốn bị làm phiền.
"Hitler bắt tay Gnsche và nói tất cả các binh sĩ được giải thoát khỏi lời thề trung thành", biên tập viên Mace viết. "Hitler không muốn thi thể của bị lạm dụng công khai như Mussolini và rằng muốn thi thể mình được hỏa táng".
Misch được HItler lựa chọn làm cận vệ sau khi bị thương trong trận đánh ở Ba Lan năm 1940.
"Gnsche và một sĩ quan phát xít, người hỗ trợ Misch ở tổng đài đã làm công việc này theo đúng di nguyện của Hitler".
Mọi người trong boong-ke chờ đợi đầy lo lắng. Sau đó không lâu, tiếng súng vang lên. Cánh cửa phòng mở ra và Misch nhìn vào bên trong.
"Tôi chú ý tới Eva trước tiên. Bà ấy ngồi với hai chân co lên, đầu nghiêng về phía Hitler. Giày của bà ấy dưới ghế sofa. Gần bà ấy là Hitler... đã chết. Mắt ông ta vẫn mở trừng trừng, đầu hơi gục xuống về phía trước", Mace dẫn lời Misch.
Misch trong bức ảnh cưới chụp cùng vợ Gerda năm 1942.
Misch và các sĩ quan Đức khác rời hầm trú ẩn nhưng đều bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ, đưa đi đến trại tập trung trong 9 năm. Sau này, Misch trở về Đức và sống một cuộc đời thầm lặng, mở cửa hàng tạp hóa cho đến năm 1985.
Năm 2013, trước khi qua đời, Misch nói ông vẫn không thể nào quên những ngày tháng lịch sử đó, và rằng đối với ông, Hitler "giống như một người bình thường".
Theo Danviet
Vì sao Hitler không tàn sát ngay 400.000 quân đồng minh ở Dunkirk? Kết cục chiến tranh nhiều khi chỉ quyết định trong vài giờ đồng hồ, nhưng trùm phát xít Hitler mắc sai lầm và chần chừ tới 2 ngày để hơn 300.000 quân Anh có cơ hội vượt biển chạy về nước. 338.000 quân Đức và Pháp rút khỏi Dunkirk chỉ sau vài ngày (ảnh từ phim Cuộc di tản Dunkirk) Theo Daily Beast,...