6 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc tránh thai
Nếu bạn tin rằng những viên thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì bạn đã hoàn toàn sai lầm.
Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên uống không quá hai lần trong tháng. Nếu dùng liên tục trong thời gian ngắn thì hệ thống sinh sản của người phụ nữ có thể kháng thuốc, tức là uống thuốc cũng không có tác dụng và mang thai ngoài ý muốn hoàn toàn có thể xảy ra.
Dưới đây là một vài hiểu lầm khác mà chị em nên tham khảo để tránh.
1. Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể dùng mà không cần kê đơn của bác sĩ
Sự thật: 20% bệnh nhân là phụ nữ dùng thuốc này mà không nhận thức được tác hại của nó và không cần lời khuyên của một bác sĩ. Bởi vì chị em không biết rằng, thuốc có thể tạo ra sự mất cân bằng giữa cơ thể và chu kỳ kinh nguyệt. Tốt nhất chỉ nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp một lần một tháng, dùng nhiều lần sẽ dẫn đến những bất lợi.
2. Thuốc tránh thai khẩn cấp giúp tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Sự thật: Thuốc tránh thai khẩn cấp không bảo vệ bạn khỏi bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào, kể cả bệnh AIDS. Ngoại trừ bao cao su, bất kỳ biện pháp tránh thai nào cũng không có tác dụng tránh bệnh tình dục.
Video đang HOT
3. Tôi có thể uống thuốc tránh thai khẩn cấp ngay sau khi giao hợp cho dù đã sử dụng bao cao su để an toàn hơn.
Sự thật: Không nên lần nào sau quan hệ cũng uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Bạn chỉ nên uống khi không sử dụng bất kỳ phương pháp ngừa thai nào trong quan hệ hoặc nếu bao cao su bị rách hay tuột ra khi “hành động”. Vì vậy, tình dục an toàn vẫn là lưu ý hàng đầu cho chị em nếu có quan hệ tình dục.
4. Thuốc ngừa thai khẩn cấp tương tự như thuốc phá thai
Sự thật: Thuốc ngừa thai khẩn cấp không giống thuốc phá thai. Thuốc phá thai được uống khi các dấu hiệu thai kì đã chắc chắn. Thuốc phá thai cũng không dễ dàng dàng mua ở hiệu thuốc như các loại thuốc tránh thai khẩn cấp. Tuy nhiên, một điểm chung giữa hai loại thuốc này là khi uống cần tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa.
5. Thuốc tránh thai khẩn cấp không có tác dụng phụ
Sự thật: Điều này là hoàn toàn không đúng. Khi kê đơn cho bệnh nhân, bác sĩ luôn thông báo tác dụng phụ có thể xảy ra, chủ yếu trong trường hợp uống thuốc quá liều. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp là: buồn nôn, nôn, nhức đầu, chuột rút và chảy máu bất thường trong kì kinh nguyệt…
6. Các hormone trong thuốc tránh thai khẩn cấp không ảnh hưởng đến sức khỏe
Sự thật: Tùy thuộc vào cơ thể mỗi người mà kích thích tố trong thuốc tránh thai khẩn cấp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe theo cách nào. Đó là lý do tại sao chị em luôn được khuyến khích tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Theo VNE
Cảnh báo tác dụng phụ của thuốc tăng theo độ tuổi
Theo các chuyên gia y tế thì nhiều loại thuốc có thể dùng bình thường lúc 30-50 tuổi nhưng lại gây ra những tác dụng phụ khi ở tuổi 60. Tác dụng phụ của thuốc tăng theo độ tuổi, đặc biệt là các loại thuốc an thần và chống trầm cảm.
Do hệ miễn dịch suy yếu nên khả năng gặp tác dụng phụ của người cao tuổi khi dùng thuốc thường cao hơn và mức độ trầm trọng hơn. Những tác dụng không mong muốn đó nhiều khi có biểu hiện lâm sàng dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn do bệnh gây ra.
Có nhiều nguyên nhân làm tăng tỷ lệ tai biến do thuốc ở người cao tuổi. Trước hết, người già hay đau ốm nên thường dùng nhiều thuốc hơn so với người trẻ. Sự lo lắng về sức khỏe khiến họ dễ tự ý dùng thêm thuốc, ngay cả khi chưa có bệnh với mục đích "dự phòng". Người cao tuổi cũng hay nhầm lẫn trong sử dụng thuốc, đặc biệt về liều lượng và số lần.
Các bệnh mạn tính ở họ đòi hỏi sử dụng thuốc có tác dụng mạnh, khoảng cách an toàn hẹp. Mặt khác, ở tuổi già, quá trình dược động học của thuốc cũng thay đổi (tức ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, bài tiết để tạo nên tác dụng). Vì thế, họ dễ gặp những phản ứng bất ngờ và không có lợi của thuốc. Càng già thì cơ thể càng dung nạp thuốc kém và làm giảm hiệu quả của thuốc, cũng như gây ra các tác dụng phụ.
Các chuyên gia y tế lưu ý những người già cần đặc biệt thận trọng khi dùng những loại thuốc sau đây: Alprazolam (Xanax), Chlordiazepoxide (Librium), Clonazepam (Klonopin), Diazepam (Valium), Estazolam (ProSom), Flurazepam (Dalmane), Lorazepam (Ativan), Midazolam Oxazepam (Serax), Temazepam (Restoril), Triazolam (Halcion), Quazepam (Doral).
Đây là những loại thuốc thường được chỉ định chữa rối loạn giấc ngủ, co thắt cơ, lo lắng và kích động.
Những người già trên 65 tuổi rất nhạy cảm với benzodiazepines nhưng lại giảm chuyển hóa với các tác nhân thuốc có tác dụng lâu dài làm tăng nguy cơ xảy ra những trục trặc về nhận thức, sa vào trạng thái ảo giác, ngã, gãy xương và bị tai nạn giao thông.
Nói chung khi có tuổi, cơ thể mất dần khả năng xử lý bình thường đối với mọi loại thuốc. Đặc biệt là khi người già thường hay uống nhiều loại thuốc cùng lúc với nhau, nên những nguy cơ trên là hoàn toàn thực tế.
Vì thế, trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải lưu ý đến tình trạng thuốc bị quá liều do cơ thể chậm đào thải chúng ra ngoài.
Theo PNO
Giảm đau lưng không cần thuốc Đau lưng có thể khiến chúng ta đứng khó, ngồi khó và thậm chí đi lại cũng khó. Dưới đây là những phương pháp trị đau lưng không cần thuốc của các chuyên gia đến từ Ấn Độ. Massage nhẹ Cách đầu tiên khi bị đau lưng là nên massage nhẹ, bởi massage giúp giảm lo lắng, buồn chán do cơn đau gây...