6 sai lầm khi pha sữa cho con nhiều cha mẹ hiện đại vẫn mắc phải mà không biết
Sữa bột là thức ăn chính của trẻ trong giai đoạn dưới 1 tuổi, thế nhưng việc pha sữa bột thế nào cho đúng thì không phải cha mẹ nào cũng biết. Những sai lầm trong cách pha sữa có thể khiến cho trẻ không có đủ chất dinh dưỡng, thậm chí là các nguy cơ sức khỏe khác.
Pha sữa cho con tưởng chừng là việc đơn giản, phải làm hàng ngày, thế nhưng vẫn có rất nhiều ông bà, cha mẹ mắc sai lầm. Thiếu kiến thức, pha sữa sai cách sẽ dẫn đến những kết quả không tốt cho sức khỏe của bé.
Dưới đây là những điều mà các bậc làm cha, làm mẹ nên lưu ý:
1. Đổ nước nóng vào nước lạnh để được nước ấm pha sữa
Chúng ta đều biết rằng nước pha sữa phải ở khoảng 40 – 50 độ, nước ấm vừa, không quá nóng, không quá lạnh. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là nước ấm thì không phải ai cũng biết. Rất nhiều bố mẹ đã làm cách đổ nước nóng vào nước lạnh, cảm thấy âm ấm là được.
Cách làm này hoàn toàn không chính xác, bởi việc nước lạnh để bên ngoài sẽ không đảm bảo vệ sinh, có thể chứa nhiều vi khuẩn làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Cách làm đúng nhất là sử dụng nước đun sôi, để nhiệt độ nguội đến 40 – 50 độ C.
Không đổ nước lạnh vào nước nóng mà nên đun nước sôi, sau đó để nguội còn khoảng 40 độ dùng để pha sữa cho bé.
2. Pha sữa bằng nước khoáng
Nhiều mẹ nghĩ rằng nước khoáng, nước tinh khiết là loại nước sạch nhất, tốt nhất nên đã sử dụng để pha sữa cho con. Nhưng bạn cần hiểu rằng, nước tinh khiết là nước lọc đã qua khử trùng công nghiệp. Nước khoáng là nước uống có chứa chất khoáng như natri, kali, canxi, magie…
Không dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ.
Video đang HOT
Đúng như tên gọi của nó, nước tinh khiết chỉ chứa duy nhất chất dinh dưỡng là nước, là loại nước thông thường được khuyên dùng hằng ngày cho tất cả mọi người. Còn nước khoáng được khuyến khích sử dụng cho người tập thể thao hoặc làm việc ngoài trời mất nhiều mồ hôi, cần bù các chất điện giải.
Chính vì vậy, việc dùng nước khoáng pha sữa có thể khiến cơ thể trẻ thừa một số loại khoáng chất, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ.
3. Đong thìa sữa không chuẩn
Nhiều bà mẹ vì muốn con ăn no sâu hơn, tăng cân tốt hơn nên đã cố tình pha thêm từ 1 đến 2 thìa sữa bột so với chuẩn của nhà sản xuất, một số bà mẹ tiếc tiền sữa cho con nên pha loãng ra. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ sữa nên nếu pha quá đặc có khi bé bị thiếu nước, nếu pha quá loãng, bé có thể sẽ không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Tỷ lệ chuẩn giúp bé hấp thụ một cách tốt nhất chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Phải sử dụng đúng thìa chuẩn của sữa để pha chuẩn tỷ lệ.
4. Pha sữa với nước trái cây
Nhiều người có thói quen pha sữa công thức với nước trái cây như một cách để bổ sung nguồn vitamin cho trẻ. Sai lầm này sẽ khiến sữa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng do 1 số loại trái cây có tính axit (ví dụ cam, chanh, quýt, bưởi, xoài…).
Hơn nữa, khi pha sữa theo cách trên, chất casein có trong protein của sữa sẽ kết tủa làm cho protein trong sữa bị biến chất cản trở quá trình hấp thu của trẻ, gây đầy bụng, khó tiêu hóa.
Tuyệt đối không pha sữa chung với nước ép hoa quả.
5. Để sữa nguội sau đó làm nóng lại
Sữa công thức đã pha, để nguội rồi tái đun sôi có thể làm thay đổi cấu trúc của các protein, vitamin, do đó mất đi giá trị dinh dưỡng.
Trong trường hợp sữa pha xong nhưng trẻ chưa ăn, mẹ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ và sau đó nên bỏ đi, thay sữa mới. Đặc biệt, không được hâm nóng sữa cho trẻ bằng lò vi sóng. Nên sử dụng máy hâm sữa để không làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa.
Không được hâm nóng sữa cho trẻ bằng lò vi sóng. Nên sử dụng máy hâm sữa để không làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa.
6. Lắc sữa quá mạnh
Nhiều cha mẹ có thói quen lắc bình sữa thật mạnh khi pha với suy nghĩ làm vậy sữa sẽ tan hết nhanh và kỹ. Tuy nhiên, hành động này sẽ tạo ra rất nhiều bong bóng trong sữa. Khi trẻ uống phải sữa có nhiều bong bóng sẽ dẫn đến đầy hơi, nấc, trớ.
Cách pha sữa tốt nhất là sau khi thêm nước, sữa bột theo đúng tỷ lệ, mẹ dùng thìa khuấy thật nhẹ nhàng theo một chiều nhất định.
Minh Khuê (Tổng hợp)
Xông hơi sao cho an toàn hiệu quả
Xông hơi cũng cần phải đúng cách, số lần trong tuần phù hợp mới đảm bảo hiệu quả. Bởi nếu xông hơi không đúng cũng có thể làm cho cơ thể càng mệt mỏi, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe.
Sau khi xông uống một tách trà gừng nóng có pha ít đường sẽ cảm thấy sảng khoái - Ảnh: Internet
Nên xông hơi với cường độ hợp lý
Việc xông hơi khiến cơ thể của các bạn mất rất nhiều nước nên việc xông hơi một cách hợp lý là vấn đề cần thiết. Trong 1 tuần, chúng ta chỉ nên xông hơi từ 1 đến 2 lần và mỗi lần chỉ từ 15 đến 20 phút là đủ. Đồng thời, sau khi xông hơi cần phải bổ sung nước cho cơ thể, bù đắp lại lượng đã hao hụt.
Nên uống nhiều nước trong phòng xông
Xông hơi làm mất nước. Điều này có thể dẫn đến đột quỵ nhiệt nếu người ở trong phòng xông không bổ sung nước kịp thời. Vì vậy, hãy nhắc nhở khách hàng uống nước hoặc sử dụng sản phẩm thay thế nước. Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với khách hàng về việc tránh uống rượu trước hoặc trong quá trình sử dụng phòng xông. Trong trường hợp, người trong phòng xông thấy nôn nao, buồn ói hãy đưa họ ra ngoài ra cho uống khoảng hai đến bốn ly nước.
Sau khi xông
Khi xông xong, nhất là người lớn tuổi, phải có thời gian nghỉ ngơi phù hợp. Ra khỏi phòng xông để cơ thể mát lại nhằm tránh xảy ra hiện tượng choáng đầu. Hãy nghỉ ngơi, uống nước khoáng, nước trái cây hoặc nước muối để bổ sung nước và muối cho cơ thể.
Không nên tắm ngay sau khi xông hơi
Nhiều người lầm tưởng sau khi xông hơi xong là chạy vào nhà tắm để tắm. Cho dù tắm nước nóng hay nước lạnh điều không tốt vì sau khi xông hơi các lỗ chân lông giãn nở ra, việc tắm ngay sẽ khiến các lỗ chân lông co thắt lại, và giữ nước gây ứ trệ, giảm lưu thông máu, khiến cơ thể đau nhức và có thể bị cảm nhiễm, đặc biệt là tạng phổi, và tiêu hóa kém. Sau khi xông uống một tách trà gừng nóng có pha ít đường sẽ cảm thấy sảng khoái...
Chỉ sử dụng phòng xông hơi khi có sức khỏe tốt
Phòng xông hơi nói chung là an toàn cho hầu hết người dùng nhưng trong một số trường hợp cũng cần hạn chế hoặc thậm chí ngưng sử dụng. Vì vậy, hãy hỏi tình trạng sức khỏe của khách hàng và khuyên những đối tượng sau không nên sử dụng phòng xông:
- Người có cơn đau thắt ngực không ổn định, khó kiểm soát huyết áp, nhịp tim bất thường, suy tim cao cấp, nhồi máu cơ tim gần đây, và hẹp động mạch chủ nặng.
- Người đang mang thai (phụ nữ có thai có nguy cơ tăng nhiệt độ quá mức dẫn đến ngất xỉu , đau bụng, bị kiệt sức hoặc đột quỵ nhiệt).
- Trẻ nhỏ: Bạn chỉ nên để em ở một độ tuổi nhất định được sử dụng phòng tắm hơi.
Thu Thủy
Theo motthegioi
Tác dụng bớt ngờ của tắm nước nóng và nước lạnh đối với sức khỏe Dù có nhiều lợi ích riêng của nước nóng và nước lạnh nhưng chọn phương pháp nào là tốt nhất cho sức khỏe còn phụ thuộc vào cơ thể của bạn. Người có nhiệt độ cơ thể quá nóng nên tắm nước có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể và ngược lại. Ảnh minh họa: Internet Tắm mang lại...