6 sai lầm khi nấu ăn có thể gây hại trầm trọng cho sức khỏe
Khi nấu ăn, ngoài bí quyết nấu cho ngon miệng, bạn cần hết sức chú ý trong cách chế biến thức ăn để vừa đảm bảo an toàn vệ sinh lại tránh những nguy hại cho sức khỏe.
Dưới đây là 6 sai lầm khi nấu ăn có thể gây hại trầm trọng cho sức khỏe mà bạn nên tránh.
1. Chiên ngập dầu
Nhiều người cho rằng chiên ngập dầu thì thức ăn mới giòn, vàng đều và ngon. Nhưng bạn có biết rằng, cách thức này sẽ làm tăng lượng chất béo bão hòa của thực phẩm. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây tăng cân và tăng cholesterol, góp phần tăng nguy cơ phát triển bệnh huyết áp và tim mạch.
Nếu muốn ăn món rán, bạn nên bỏ ra ngoài cho ráo bớt dầu mỡ trước khi ăn.
Ảnh minh họa
2. Xào thực phẩm với nhiều dầu mỡ
Cũng giống như món rán, tiêu thụ món chiên xào với nhiều dầu mỡ cũng có thể là nguyên nhân làm tăng chất béo bão hòa và cholesterol trong cơ thể bạn. Mặc dù với lượng dầu mỡ hấp thụ không nhiều như món chiên dầu nhưng nếu tiêu thụ lâu dài cũng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Bạn chỉ nên xào với một lượng dầu mỡ vừa phải.
Video đang HOT
3. Làm tan thức ăn đông lạnh ở nhiệt độ phòng
Thông thường, nhiều người có thói quen bỏ thức ăn đông lạnh ra ngoài ở nhiệt độ phòng để tan đông trước khi chế biến. Nhưng bạn có biết rằng nhiệt độ phòng (20-22 độ C) là môi trường rất thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển vì vi khuẩn có thể sinh sôi trong khoảng nhiệt độ 5-60 độ C. Thời gian bạn để ở nhiệt độ phòng càng lâu thì lượng vi khuẩn sinh sôi càng nhiều.
Cách tốt nhất giúp bạn làm tan thức ăn đông lạnh là bạn sử dụng lò vi sóng ở chế độ rã đông hoặc cho xuống ngăn mát tủ lạnh, dùng nước lạnh dội vào thịt để nhanh chóng làm tan đông.
Ảnh minh họa
4. Không làm sạch vỉ nướng trước khi dùng
Đôi khi bạn không chú ý đến vỉ nướng vì cho rằng những lần vệ sinh trước đó đã làm sạch nó. Tuy nhiên, thức ăn có thể vẫn bám lại vỉ nướng và đây chính là những ổ vi khuẩn mà bạn không hề biết. Chính vì vậy, nếu bạn không làm sạch vỉ nướng trước khi dùng có thể sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn bám vào thức ăn và xâm nhập vào cơ thể bạn.
Tốt nhất, bạn nên làm sạch vỉ nướng trước và sau mỗi lần sử dụng để hạn chế lượng vi khuẩn sinh sôi.
5. Cho quá nhiều mì chính vào món ăn
Mặc dù mì chính cũng là một loại gia vị cần thiết cho món ăn nhưng cho quá nhiều mì chính vào món ăn lại là điều không tốt cho sức khỏe. Việc lạm dụng loại gia vị này có thể làm rối loạn hoạt động của não, mất trí nhớ, gây tổn thương cho gan, thận và cản trở sự tăng trưởng của trẻ em. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều mì chính còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhức đầu, khô cổ, nhiều đờm, khó chịu…
Tổ chức Y tế Thế giới khuyên rằng, nên hạn chế mì chính chừng nào hay chừng ấy; không nên dùng mì chính cho trẻ dưới 6 tuổi.
Ảnh minh họa
6. Sử dụng chảo chông dính ơ nhiệt độ cao
Nếu bạn chế biến thức ăn với chảo chống dính và luôn để nhiệt độ cao thì sẽ sinh ra hợp chất có tên là PFCs (perfluorocarbons) dưới dạng khói. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng chất PFCs có liên quan đến tổn thương gan và các vấn đề về chậm phát triển. Vi vây, trươc khi đun, hay kiêm tra xem chao nên được dung ơ nhiêt đô bao nhiêu là tốt nhất.
Theo màn ảnh sân khấu
Sẽ có thanh tra chuyên ngành về an toàn vệ sinh lao động
Chiều 7/7, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức Tọa đàm chuyên gia về những vấn đề lớn thi hành pháp luật an toàn vệ sinh lao động và những vấn đề đặt ra trong xây dựng Luật an toàn vệ sinh lao động.
Ảnh minh họa
Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng An toàn lao động cho biết cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp cũng như kỹ thuật công nghệ mới, những yêu cầu về phúc lợi và đảm bảo an toàn vệ sinh lao động đặt ra thách thức mới và bộc lộ những hạn chế, bất cập trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Nội dung an toàn vệ sinh lao động được quy định trong Bộ luật Lao động nhưng đồng thời cũng được quy định phân tán tại nhiều văn bản pháp luật khác đã gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện, đặc biệt là ở cơ sở. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động cần được rà soát, ban hành mới để kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, phù hợp với công nghệ và vật liệu mới.
Chính sách của Nhà nước hiện chưa thu hút và huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho công tác an toàn vệ sinh lao động, phát triển các dịch vụ trong lĩnh vực này... Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và đẩy mạnh các biện pháp tổ chức thực hiện là đòi hỏi cấp thiết.
Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động trình Chính phủ. Dự án luật có 7 Chương, 91 điều.
Dự án luật đã quy định cụ thể, chi tiết hơn về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tượng người lao động không có quan hệ lao động đối với công tác an toàn vệ sinh lao động; bổ sung các nội dung chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc từ Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Dự án luật có quy định đối với thanh tra chuyên ngành về an toàn vệ sinh lao động "thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động được tổ chức thành lập ở cấp Bộ, cấp tỉnh và cấp huyện, Chính phủ quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh thanh tra viên, việc tổ chức và hoạt động của lực lượng này".
Để tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, Cục An toàn lao động đề xuất tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập trung vào các ngành, nghề có nguy cơ cao về mất an toàn vệ sinh lao động; huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn vệ sinh lao động, người lao động theo đúng quy định.
Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc trách nhiệm quản lý, đặc biệt là các ngành, nghề có nguy cơ cao về mất an toàn vệ sinh lao động, phải xây dựng các quy trình, biện pháp làm việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động và xử lý sự cố theo quy định...
Dự kiến, Dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động sẽ được trình Chính phủ xem xét tại phiên họp tháng 7/2014.
Theo Tiền Phong
Sai lầm khi chế biến thức ăn khiến nguy cơ ung thư rình rập Ngoài các tác nhân vật lý, hóa chất, môi trường, vi sinh vật, căng thẳng cảm xúc... thì việc chế biến thức ăn sai lầm cũng là một trong những thủ phạm hàng đầu dẫn tới căn bệnh ung thư chết người. Cho quá nhiều dầu mỡ khi nấu thức ăn Người dùng quá nhiều chất béo dễ bị ung thư vú, ruột...