6 quy tắc giúp tình yêu ngày một đắm say, nồng nàn qua năm tháng
Tình yêu giống như một trò chơi trong cuộc sống thực. Ngay cả khi bạn biết điểm đến tiếp theo, tình yêu vẫn chẳng thể chạy đúng hướng. Chính vì vậy, nếu bạn không muốn chuyện tình yêu của mình dừng lại, hãy thử làm theo 6 quy tắc sau và tình yêu đẹp sẽ ở lại bên bạn mãi mãi.
Tình yêu thực sự sẽ được chứng minh bởi thời gian mà hai người ở bên nhau. Có những cặp đôi dù đã yêu và cưới trong thời gian dài, tình cảm của họ vẫn rất ngọt ngào, nồng thắm. Dưới đây là một số quy tắc bạn nên tuân theo để có được chuyện tình cảm hạnh phúc.
1. Ngừng theo dõi nhau
Không sai khi bạn quan tâm, hỏi xem người bạn yêu đang ở đâu, làm gì. Nhưng việc theo dõi nhau khiến cả bạn và anh ấy cảm thấy bị bó buộc, mất tự do và cảm thấy ức chế. Theo dõi, bó buộc người yêu chính là cách để bạn giết chết tình yêu của bạn.
2. Tin tưởng người kia
Ghen tuông, hiểu lầm là một trong những lý do chính khiến chuyện tình cảm của các căp đôi tan vỡ. Chỉ vì hiểu lầm chuyện của anh ấy với bạn bè, bạn có thể nói ra những lời nói tiêu cực và đưa ra quyết định lúc nóng giận. Điều quan trọng là hai bạn cần tin tưởng nhau. Tin tưởng nhau chính là điều kiện cần để cặp đôi có được chuyện tình cảm lâu bền qua năm tháng.
3. Không để các vấn đề tích tụ, bùng nổ
Tất nhiên, trong quá trình hẹn hò, chung sống, các bạn sẽ cảm thấy khó chịu, bực dọc bởi một tật xấu hay vấn đề mà người kia gây ra. Hãy góp ý ngay để anh ấy thay đổi thay vì tích tụ những bực dọc, khó chịu trong ngày. Đến khi vấn đề bùng nổ, tình yêu của bạn dành cho anh ấy rất dễ chấm dứt.
4. Đừng nói gì khi tức giận
Khi tức giận, bạn có xu hướng nói những điều, làm những việc thiếu kiểm soát. Điều này sẽ làm tổn thương đến đối phương. Tuy nhiên, khi yêu nhau, việc im lặng, không nói chuyện với nhau cũng dễ dẫn đến hiểu lầm. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là mỗi khi tức giận, bạn nên im lặng hoặc đi ngủ. Sáng hôm sau, khi cơn giận tiêu tan, bạn hãy bình tĩnh và ngồi nói chuyện với anh ấy.
5. Chuyện cũ thì bỏ qua
Video đang HOT
Những sai lầm trong quá khứ là những điều bạn không thể quay lại và sửa chữa. Anh ấy đã rất nuối tiếc, hối hận. Việc bạn cứ mãi dày vò lỗi lầm trong quá khứ của anh ấy sẽ chỉ khiến tình cảm của đôi bên ngày càng nhạt phai.
6. Coi mỗi ngày ở bên nhau đều là những ngày đặc biệt
Nhiều cặp đôi có xu hướng chỉ tập trung bày tỏ, thể hiện tình yêu vào những ngày đặc biệt như ngày lễ, Tết, ngày kỷ niệm. Nhưng trên thực tế, điều này khiến các bạn không trân trọng những thời khắc ở bên nhau. Mặc dù, đó là thời khắc vô cùng quý giá. Muốn làm cho tình yêu ngày một thăng hoa, nồng nàn, bạn hãy coi mỗi ngày ở bên nhau đều là những ngày đặc biệt, quý giá trong cuộc đời của bạn. Hãy nói yêu nhiều nhất có thể, hãy thể hiện tình cảm theo cách lãng mạn và trìu mến nhất. Chắc chắn nửa kia sẽ cảm nhận được tình cảm của bạn.
Tình yêu giống như một trò chơi trong cuộc sống thực. Ngay cả khi bạn biết điểm đến tiếp theo, tình yêu vẫn chẳng thể chạy đúng hướng. Chính vì vậy, nếu bạn không muốn chuyện tình yêu của mình dừng lại, hãy thử làm theo 6 quy tắc sau và tình yêu đẹp sẽ ở lại bên bạn mãi mãi.
Giới trẻ Ấn Độ ngày càng không mặn mà với việc sinh con
Nhiều người trẻ ở quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới không mặn mà với việc sinh con để theo đuổi sự nghiệp hoặc không muốn bị bó buộc bởi tư tưởng gia trưởng.
Là một người yêu động vật, Aishwariya Kathiravan (27 tuổi, Chennai, Ấn Độ), cảm thấy đau lòng trước những tác động của con người dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loại động vật trên thế giới.
Kathiravan chia sẻ tình yêu mà cô dành cho động vật đã khiến cô trở thành một người theo xu hướng chống lại chủ nghĩa tự nhiên - điều khiến cô tin rằng loài người nên ngừng sinh sản để đảm bảo sự tồn tại của các loài vật khác.
Cô gái 27 tuổi cho biết cô đã đưa ra quyết định này từ 7 năm về trước. Kathiravan là một trong số ít người ủng hộ việc không sinh con, bất chấp những định kiến tại Ấn Độ.
Nhiều phụ nữ thấy việc sinh con không phải mục tiêu cốt yếu của cuộc sống.
Xu hướng từ chối sinh con phát triển
Lý do của việc người trẻ không muốn sinh con rất đa dạng. Nhiều người nói rằng họ muốn theo đuổi sự nghiệp và không muốn bị bó buộc bởi các tư tưởng gia trưởng ở Ấn Độ.
Một số khác thì không muốn con của mình được sinh ra trong một thế giới ngày càng nguy hiểm khi đại dịch Covid-19 lan rộng và vấn đề biến đổi khí hậu tăng cao.
Vì muốn kết nối với những người cùng quan điểm của mình, Kathiravan đã gia nhập Child Free India (CFI), một tổ chức ủng hộ những người không muốn sinh con tại Ấn Độ.
Aishwariya Kathiravan ủng hộ phong trào không sinh con ở Ấn Độ.
CFI được thành lập 2 năm trước bởi Pratima Naik (30 tuổi), một kỹ sư và nhà hoạt động xã hội đến từ Bangalore. Cô xây dựng tổ chức này sau khi không tìm thấy nhóm hỗ trợ nào cho những người như mình.
Naik kể lúc mới thành lập, tổ chức của cô không được xem trọng. Tại cuộc họp đầu tiên, những thành viên của CFI đã bị nhiều người chỉ trích, chế nhạo, kỳ thị vì quan điểm không sinh con.
Ở Ấn Độ, kết hôn và xây dựng gia đình là điều tất yếu của cuộc sống. Chỉ có 2% các cuộc hôn nhân đổ vỡ vì ly dị hoặc ly thân - đây là một điều cấm kỵ trong văn hóa nước này.
Nhiều người trẻ từ chối việc sinh đẻ để theo đuổi những mục tiêu cá nhân.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Population and Development Review năm 2016 cho thấy tỷ lệ các cuộc hôn nhân chấm dứt do không sinh con hoặc không sinh được con trai cao gấp 10 lần so với các lý do khác.
Sourav Dixit (38 tuổi), một nhà trị liệu tâm lý ở Kolkata, đã chứng kiến cha mẹ của mình thường xuyên cãi nhau về trách nhiệm và tiền bạc trong suốt thời thơ ấu. Điều này khiến anh nhận ra rằng hôn nhân và con cái không phải là nhu cầu cần thiết của cuộc sống.
"Việc nuôi nấng con cái đòi hỏi nhiều kỹ năng, thời gian và sức lực. Tôi thấy nhiều bậc phụ huynh đang thiếu những điều kiện trên và chính sự thiếu thốn này gây ra các vấn đề về tâm lý cho trẻ em. Tốt hơn là không sinh con nếu bạn đủ khả năng làm cha mẹ", Dixit chia sẻ.
Darshana - vợ của Dixit - cho biết chồng cô đã chia sẻ về quyết định không sinh con với cô khi cả hai hẹn hò. "Mọi người nói rằng cuộc sống của một người phụ nữ sẽ không trọn vẹn nếu không có con, nhưng tôi không cảm thấy như vậy. Tôi dành thời gian với các cháu của mình và như vậy là đủ", Darshana nói.
Tư tưởng phải sinh con nối dõi là gánh nặng với nhiều người trẻ tại nước này.
Một trong những nguyên nhân cốt lõi đối với người Ấn Độ về việc sinh con là để nối dõi tông đường và tốt nhất phải là con trai.
Đó là lý do khiến cha mẹ của Dipak Parashar (34 tuổi, Bihar), một quan chức chính phủ, muốn anh có con.
Parashar xuất thân từ một gia đình truyền thống theo đạo Hindu. Anh cho biết cha mẹ anh không chấp nhận lập trường không có con của mình. Họ nỗ lực làm mọi cách để khiến con trai thay đổi ý định, từ việc đưa anh đến các đền thờ đến yêu cầu anh khám bác sĩ tâm thần, nhưng tất cả đều không có kết quả.
"Điều quan tâm của họ chỉ là dòng dõi gia đình sẽ bị chấm dứt. Mặc dù chị tôi cũng có con nhưng giống như những gia đình gia trưởng khác ở Ấn Độ. Con gái được coi là người ngoài và những đứa trẻ của cô ấy được cho là không mang gen của tổ tiên", Parashar nói.
Bùng nổ dân số ở Ấn Độ
Ấn Độ là nước có dân số tăng nhanh. Đây là quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới và được dự đoán sẽ vượt qua Trung Quốc vào năm 2027, theo báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới của Liên Hợp Quốc được công bố vào tháng 6/2019.
Cùng với sự bùng nổ dân số, người dân Ấn Độ đang phải đối mặt với những thách thức như đói nghèo, mất an ninh lương thực, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên, chi phí sinh hoạt và nhà ở đắt đỏ, các tệ nạn xã hội trở nên tồi tệ hơn.
Ấn Độ có nguy cơ bùng nổ dân số không kiểm soát.
Đối với Naik, phong trào không sinh con không khác gì so với nỗ lực của chính phủ Ấn Độ trong việc kiểm soát sự gia tăng dân số thông qua các biện pháp như khuyến khích gia đình quy mô nhỏ hoặc tăng cường các cơ sở y tế để triệt sản. Cả hai biện pháp này đều hạn chế mức sinh hàng năm.
Ngoài những lời phản đối gay gắt, CFI cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ những người đã có con.
"Tôi luôn có cảm giác rằng mình chưa sẵn sàng để trở thành mẹ. Nhưng tôi chưa bao giờ đủ can đảm để chống lại xã hội và bây giờ tôi khá hối hận", bà Darshana Muzumdar (đến từ Pune), người ủng hộ phong trào khuyến khích các cô gái đấu tranh với quyết định không sinh con, nói với SCMP.
Chồng đòi về quê sống dù công việc ở thành phố tốt Chồng muốn chúng tôi về quê sống để tiện chăm sóc bố mẹ già, dù công việc ở thành phố đang rất tốt... Hai vợ chồng tôi cưới nhau được 10 năm, cuộc sống và công việc đều đang rất thuận lợi. Chồng tôi làm trưởng phòng cho một tập đoàn lớn của Mỹ, thu nhập mỗi tháng hơn 2 ngàn USD. Còn...