6 quan chức ’sống sót’ qua nhiệm kỳ của Trump
Nhiệm kỳ của Trump chứng kiến số quan chức bị sa thải hoặc từ chức nhiều kỷ lục, nhưng có 6 người vẫn trụ vững suốt 4 năm qua.
Bộ trưởng Tư pháp William Barr trở thành thành viên thứ 12 trong nội các của Tổng thống Donald Trump từ chức hoặc bị sa thải trong 4 năm nhiệm kỳ của ông. Con số này cao hơn rất nhiều so với những chính quyền tiền nhiệm như Barack Obama và George W. Bush.
Chỉ có 6 quan chức duy nhất trong nội các Trump có thể “bám trụ” từ đầu nhiệm kỳ cho tới hiện tại, gồm Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Bộ trưởng Nông nghiệp Sonny Perdue, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Ben Carson, Bộ trưởng Giao thông Elaine Chao và Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos.
6 quan chức “sống sót” qua nhiệm kỳ của Trump có rất ít điểm chung. Một số là quan chức kỳ cựu của chính phủ Mỹ, trong khi một số khác là “người mới” trong chính trường Mỹ khi gia nhập chính quyền Trump.
Tuy nhiên, tất cả họ đều phải cố gắng hoàn thành một nhiệm vụ được xem là khó khăn nhất trong một chính quyền hỗn loạn, đó là tránh sự tức giận của Trump. Họ hầu như đã thoát khỏi các bê bối lớn, sống sót sau các cuộc tranh đấu nội bộ và có lẽ quan trọng nhất là không ngừng trung thành với Trump.
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin (trái) và Tổng thống Donald Trump tại St. Louis, bang Missouri hồi tháng 3/2018. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Tài chính thường là một đồng minh thân cận với tổng thống. Trụ sở của Bộ Tài chính cũng nằm sát cạnh Nhà Trắng. Steven Mnuchin , cựu lãnh đạo của Goldman Sachs, chắc chắn đã làm tròn vai trò đó. Ban đầu là một người ủng hộ Trump, Mnuchin gia nhập chiến dịch tranh cử năm 2016 của ông với tư cách chủ tịch tài chính và sau đó được bổ nhiệm vào vị trí hiện tại.
Đặc biệt trung thành với Trump, Mnuchin đã không thay đổi lập trường khi làm việc tại Bộ Tài chính và tránh trở thành tâm điểm chú ý. Hầu như trong mọi cuộc tranh cãi về phản ứng của Tổng thống, như đối với cuộc biểu tình ở Charlottesville năm 2017, Mnuchin không gây ra bất kỳ rạn nứt nào giữa ông và Tổng thống.
Một trong số thành tựu của Mnuchin là đạo luật thuế năm 2017, trong đó ông góp phần soạn thảo và bảo vệ tại quốc hội. Ông cũng là một người thực thi nghiêm túc các biện pháp thuế quan và lệnh trừng phạt với Trung Quốc, hoàn thành ưu tiên hàng đầu của Trump nhằm gây sức ép với Bắc Kinh.
Mnuchin cũng từng hứng chỉ trích của một số thành viên Cộng hòa khi đàm phán vòng đầu tiên với các nghị sĩ Dân chủ về gói cứu trợ kinh tế liên quan tới đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, những nỗ lực của ông đã giúp đưa các khoản vay hỗ trợ cho doanh nghiệp vào gói cứu trợ ban đầu.
Bộ trưởng Nông nghiệp Sonny Perdue (trái) và Tổng thống Trump tại Nhà Trắng hồi năm 2019. Ảnh: Washington Post.
Sonny Perdue gia nhập nội các của Trump với vai trò Bộ trưởng Nông nghiệp. Perdue từng là thống đốc Cộng hòa đầu tiên ở Georgia kể từ thời kỳ Tái thiết và là thượng nghị sĩ bang. Trước khi dấn thân vào chính trị, Perdue là bác sĩ thú y và chủ doanh nghiệp vận tải.
Video đang HOT
Tại Bộ Nông nghiệp, công việc của Perdue thường không được quan tâm nhiều, nhưng ông là một “thế lực âm thầm” trong chính quyền Trump. Một ngày sau khi nhậm chức vào tháng 4/2017, Perdue đã tới Nhà Trắng để thúc giục Trump rút lại tuyên bố rút khỏi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Tổng thống Mỹ tiết lộ với Washington Post vào thời điểm đó. Perdue đã cảnh báo rằng làm như vậy sẽ gây tổn hại tới các cử tri vùng nông thôn ở khu vực ủng hộ Trump.
Perdue cũng thường xuyên công khai thừa nhận những tổn hại mà nông dân Mỹ phải gánh do các đòn thuế quan trừng phạt Trung Quốc. Ông cũng bảo vệ quyết định của Tổng thống, cho rằng nó sẽ tốt cho nông nghiệp Mỹ trong tương lai.
Perdue được xem như “cầu nối” cho mối quan hệ giữa Trump và nông dân Mỹ, góp phần làm tăng tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Mỹ ở hầu hết các vùng nông thôn trong cuộc bầu cử 2020.
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross (giữa) tại Nhà Trắng hồi tháng 2/2017. Ảnh: AP.
Hơn bất kỳ bộ trưởng nào khác trong nội các, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross là người ủng hộ đáng tin cậy nhất cho các chính sách bảo hộ thương mại của Trump.
Tại Bộ Thương mại, Ross luôn thực hiện các biện pháp thuế quan và hoạt động bảo hộ khác, điều này đã góp phần xoa dịu phẫn nộ của Trump với những màn thể hiện không tốt trên truyền hình của ông.
Ross cũng chính là người đã khuyến nghị Trump sử dụng thẩm quyền về an ninh quốc gia của ông để áp các loại thuế nhôm và thép đối với Trung Quốc và sau đó là với các đồng minh ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Trump thường xuyên nói rằng ông từng muốn sa thải Ross vào mùa thu năm 2019, nhưng quyết định giữ chân Bộ trưởng Thương mại vì cả hai người quen biết đã lâu và có nhiều điểm chung, đồng thời ông không thể sa thải người bạn cũ của mình.
Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Ben Carson (phải) tại Nhà Trắng hồi tháng 3/2020. Ảnh: AP.
Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị (HUD) Ben Carson gia nhập nội các Trump và chính trường Mỹ với tư cách là một “người mới”, bởi trước đó ông làm bác sĩ giải phẫu thần kinh.
Dưới sự lãnh đạo của Carson, cơ quan này phải đối mặt với một loạt bê bối nhỏ và việc bị điều tra. Bản thân Carson cũng bị điều tra vì dự định mua bộ bàn ăn trị giá 31.000 USD cho văn phòng ở trụ sở HUD và những vai trò bất thường mà các thành viên của gia đình và bạn bè ông đảm nhận ở cơ quan này. Sáng kiến nổi bật của Carson về hệ thống trung tâm dịch vụ xã hội tập trung cho người thu nhập thấp có tên Trung tâm EnVision cũng gặp khó khăn trong triển khai, theo NBC News.
Trong thời gian đương nhiệm, mối quan hệ giữa Carson và Trump tương đối bình lặng bởi Trump không quá quan tâm tới các vấn đề của bộ này. Tuy nhiên, hồi mùa thu, Carson vô tình để lộ mẩu ghi chú cho thấy định phàn nàn với Trump về vấn đề Văn phòng Nhân sự Tổng thống can thiệp vào công việc bổ nhiệm nhân sự của HUD.
Carson hồi mùa thu cũng bị nhiễm nCoV và cho biết ông đã “ốm rất nặng” trước khi hồi phục. Theo Carson, Tổng thống Trump đã đảm bảo rằng Bộ trưởng HUD được tiếp cận phương pháp điều trị giống như ông hồi tháng 10.
Bộ trưởng Giao thông Elaine Chao (trái) và Tổng thống Trump tại một sự kiện hồi tháng 8/2017. Ảnh: AP.
Không giống Tổng thống và nhiều thành viên nội các khác, Bộ trưởng Giao thông Elaine Chao không phải “người ngoại đạo” ở Washington. Bà là người duy nhất trong nội các Trump từng phục vụ trong các chính quyền tiền nhiệm. Bà từng là Bộ trưởng Lao động dưới thời tổng thống George W. Bush và cũng từng giữ nhiều vị trí trong các chính quyền của đảng Cộng hòa trước đây.
Bà Chao là vợ của Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Mitch McConnell. Giống như nhiều quan chức khác trụ vững qua nhiệm kỳ của Trump, bà Chao đã vượt qua bài kiểm tra lòng trung thành.
Năm 2017, sau khi McConnell cùng nhiều lãnh đạo Cộng hòa khác chỉ trích phản ứng vụ biểu tình Charlottesville của Trump, Tổng thống đã công khai chỉ trích ông. Khi đó, nhiều phóng viên đã hỏi bà Chao nghĩ gì về Trump sau sự việc trên. “Tôi đứng về phía cả hai người đàn ông của mình”, Chao nói.
Lòng trung thành này cộng với việc Trump ít “hứng thú” với các chính sách giao thông liên bang đã giúp bà Chao có nhiệm kỳ tương đối dễ chịu.
Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos (phải) và Tổng thống Trump tại Bedminster, bang New Jersey hồi năm 2016. Ảnh: Washington Post.
Xuất thân trong một gia đình giàu có ở Michigan, Betsy DeVos từ một nhà tài trợ lớn của đảng Cộng hòa trở thành Bộ trưởng Giáo dục Mỹ. Dù DeVos thường xuyên là đối tượng bị chỉ trích gay gắt từ cộng đồng giáo dục trong suốt nhiệm kỳ ở Washington, việc tích cực thực hiện các ưu tiên của phe bảo thủ đã khiến bà rất được lòng các đồng minh của Trump. Bản thân Trump cũng rất hài lòng với Bộ trưởng Giáo dục mà ông lựa chọn.
Tuy DeVos cũng có nhiều lần không ủng hộ Trump và vấp phải chỉ trích gay gắt từ ông chủ Nhà Trắng, bà cho đến giờ vẫn bảo toàn vị trí trong nội các của Tổng thống.
Mỹ tranh cãi về báo cáo 'Trung Quốc can thiệp bầu cử'
Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ không đáp ứng thời hạn trình báo cáo mật lên quốc hội do tranh cãi về Trung Quốc can thiệp bầu cử.
Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ hôm 16/12 thông báo không đáp ứng hạn chót trình báo cáo nỗ lực phá hoại bầu cử Mỹ của thế lực nước ngoài lên quốc hội, bởi tranh cãi về vai trò của Trung Quốc.
Theo các nguồn tạo tin, Ratcliffe hôm 15/12 từ chối ký tên vào báo cáo trừ phi nó phản ánh đầy đủ hơn nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia do Trung Quốc gây ra. Báo cáo không đề cập tới những nỗ lực phá hoại bầu cử trong nước.
Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe trong phiên điều trần tại quốc hội tháng 12/2019. Ảnh: Reuters
Ratcliffe và những người khác do Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm, bao gồm cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien, Ngoại trưởng Michael Pompeo và Bộ trưởng Tư pháp William Barr, hồi mùa hè đã cho rằng Trung Quốc tiềm ẩn nguy cơ đe dọa bầu cử lớn hơn Nga, dù các đánh giá tình báo thời điểm đó không ủng hộ quan điểm này.
Trong những tháng gần đây, họ nhiều lần cảnh báo Trung Quốc đang âm thầm gây ảnh hưởng lên chính trị và văn hóa Mỹ, từ các cơ quan lập pháp tiểu bang, phim ảnh Hollywood, các trường đại học tới công viên giải trí Disney.
Trước bầu cử, các cơ quan tình báo Mỹ kết luận Nga đang tìm cách can thiệp vào cuộc bỏ phiếu năm nay, lặp lại cáo buộc năm 2016 rằng Nga tìm cách làm suy yếu hình ảnh của Hillary Clinton và giúp Trump đắc cử. Các quan chức thời điểm đó cũng cho rằng Iran và Trung Quốc đang cố can thiệp, còn người ủng hộ Trump cho rằng các quốc gia này muốn hại ông hơn là giúp ông.
Hồi tháng 9, Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray tập trung vào Nga trong phiên điều trần trước ủy ban Hạ viện, cho hay Nga đang tìm cách làm tổn hại chiến dịch tranh cử của Joe Biden thông qua các hoạt động truyền thông xã hội và tuyên truyền. Dù Wray khẳng định Trung Quốc cũng cố can thiệp, chủ yếu bằng cách truyền bá thông tin sai, Trump đã chỉ trích Wray rằng "Trung Quốc còn lâu mới là mối đe dọa lớn hơn Nga".
Những lo ngại của Ratcliffe được thúc đẩy bởi các thông tin tình báo mới cung cấp bức tranh đầy đủ hơn về những gì Trung Quốc đã hoặc định làm để ngăn Trump tái đắc cử, theo các nguồn tin.
Những thông tin này, một số bằng tiếng Hán phổ thông, được thu thập nhiều tuần trước và sau bầu cử, vẫn đang được đánh giá. Nó bao gồm các chiến dịch truyền thông xã hội như nỗ lực khuyếch trương thông điệp rằng Trump là người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng.
Trung Quốc từng bác bỏ cáo buộc của chính quyền Trump. Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington không trả lời yêu cầu bình luận trước thông tin trên. Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia cũng từ chối bình luận.
Tranh cãi về vai trò của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh chính phủ Mỹ đang cố đánh giá thiệt hại từ cuộc tấn công nhằm vào các cơ quan chính phủ được cáo buộc do Nga gây ra. Một số nhà phân tích cho rằng thông tin tình báo mới sẽ chứng tỏ nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng lên bầu cử Mỹ của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với báo cáo của các cơ quan tình báo năm ngoái.
Tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng Trung Quốc không hề lên kế hoạch hay cố ý can thiệp bầu cử Mỹ.
Báo cáo đánh giá nỗ lực can thiệp bầu cử của nước ngoài sẽ được gửi tới quốc hội 45 ngày sau Ngày bầu cử, và một báo cáo khác không phải tài liệu mật sẽ được công bố vài tuần sau đó. Báo cáo này sẽ tóm tắt thông tin mà các cơ quan tình báo thu thập được, bao gồm thông tin của FBI và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Trước khi nhậm chức Giám đốc Tình báo Quốc gia hồi tháng 5, Ratcliffe là nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Texas, nổi lên trong vai trò là một trong những người bảo vệ Trump quyết liệt nhất trong cuộc điều tra luận tội tổng thống năm ngoái.
Là một cựu công tố viên liên bang, chưa từng có kinh nghiệm tình báo, Ratcliffee ban đầu được lựa chọn để thay thế cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats năm ngoái. Nhưng ông đã rút lui sau khi bị nhiều người phản đối vì thiếu kinh nghiệm.
Căng thẳng về báo cáo tình báo trong tuần này đã phản ánh cuộc chiến diễn ra trước bầu cử về việc bên nào phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước những nỗ lực can thiệp vào các thể chế dân chủ của Mỹ. Hồi tháng 9, O'Brien khẳng định Trung Quốc, không phải Nga, "có kế hoạch lớn nhất nhằm gây ảnh hưởng tới chính trị Mỹ".
Trump muốn sa thải Bộ trưởng Tư pháp Trump đề cập khả năng sa thải Bộ trưởng Tư pháp Barr vì thất vọng sau khi nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử liên tục thất bại. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cập khả năng sa thải Bộ trưởng Tư pháp William Barr, nhưng hiện chưa rõ ông chủ Nhà Trắng có thực hiện quyết định này trước khi...