6 phụ nữ quyền lực nhất La Mã cổ đại: Có người thậm chí là cố vấn hoàng đế
Mặc dù bị hạn chế nhiều so với nam giới, một số phụ nữ La Mã đã vươn lên giành lấy những ảnh hưởng chính trị lớn, không cần nhờ đến người chồng.
Giá trị của phụ nữ ở La Mã cổ đại được đo bằng vẻ đẹp, lòng yêu thương, thành công trong viêc làm mẹ, phẩm giá, kỹ năng nói chuyện, coi sóc nhà cửa và khả năng dệt len. Đây là những tiêu chuẩn khắt khe và một số bị coi là cổ hủ ngày nay.
6 người phụ nữ dưới đây đã vượt lên những rào cản nam nữ của xã hội, nắm trong tay quyền lực đáng kể:
Tượng Lucretia tự sát
1. Lucretia (? – 510 TCN)
Là một nhân vật nửa huyền thoại, Lucretia bị Tarquinius, con trai của Vua Etruscan, uy hiếp rồi cưỡng đoạt. Việc Lucretia tự sát sau đó là tia lửa làm bùng lên cuộc cách mạng lật đổ ra đời của Cộng hòa La Mã.
Lucretia vừa là hình tượng lý tưởng cho trinh bạch và đức hạnh của một Matrona (từ dùng để chỉ vợ của một người đức cao vọng trọng thời La Mã), vừa là đại diện cho những người cộng hòa có tư tưởng chống lại hoàng gia. Chồng của bà cũng là một trong hai quan chấp chính đầu tiên của nền cộng hòa.
2. Cornelia Africana (190 – 100 TCN)
Là con gái của Scipio Africanus và mẹ của những nhà cải cách nổi tiếng – anh em nhà Gracchi, Cornelia cũng được coi là hình mẫu Matrona chuẩn mực ở Rome. Bà học cao hiểu rộng, được tôn trọng và thu hút được đông đảo nam giới học thức vào vòng tròn chính trị của mình.
Cornelia từng từ chối lời cầu hôn của Pharaoh Ptolemy VIII Physcon. Thành công của các con trai Cornelia được xem là do thừa hưởng sự giáo dục của bà, sau khi chồng mất, chứ không phải nhờ uy tín và quyền thế tổ tiên để lại.
Video đang HOT
Đồng xu thời La Mã có hình Fulvia
3. Fulvia (83 – 40 TCN)
Là con người đầy tham vọng và rất tích cực hoạt động chính trị, Fulvia từng ba lần kết hôn với tướng lĩnh quân đội, trong đó có Mark Antony. Trong cuộc hôn nhân với Antony và sau vụ ám sát Julius Caesar, bà được sử gia Cassias mô tả là nằm quyền kiểm soát chính trị ở Rome.
Trong suốt thời gian Mark Antony ở Ai Cập và miền Đông, căng thẳng giữa Fulvia và Octavian (sau này là hoàng đế Augustus) làm leo thang chiến tranh ở Ý. Bà thậm chí còn tập hợp các quân đoàn để chiến đấu với Octavian trong Chiến tranh Perusine. Antony đổ lỗi cho Fulvia về cuộc xung đột này và tạm thời đình chiến với Octavian sau khi Fulvia chết khi đi lưu vong.
4. Sempronia (thế kỷ I TCN)
Theo nhà sử học Sallust, Sempronia không được xem như là một Matrona, bởi tính cách táo báo, bốc đồng, ngông cuồng, suy nghĩ độc lập và mưu mô. Sempronia kết hôn với quan chấp chính Decimus Junius Brutus và là mẹ của một trong những kẻ tham gia ám sát Julius Caesar.
Giống như phụ nữ La Mã thuộc tầng lớp thượng lưu khác, Sempronia được giáo dục tốt, biết hát, nhảy và chơi đàn lia giỏi. Nhưng như thế là chưa đủ, bà giấu chồng mình tham gia vào âm mưu của Catiline, hòng lật đổ Cộng hòa La Mã.
5. Livia (58 TCN – 29)
Trên cương vị vợ và cố vấn của hoàng đế Augustus, Livia Drusilla là một Matrona hoàn hảo, bà thậm chí còn giữ được chồng, mà những người vợ trước của Augustus không làm được. Livia còn được Augustus trao quyền kiểm soát tài chính của chính mình, điều chưa từng thấy đối với một hoàng đế vào thời điểm đó.
Con trai bà sau này trở thành hoàng đế Tiberius. Livia còn là thủ lĩnh không chính thức của một nhóm các bà vợ của chính trị gia, gọi là Ordo Matronarum. Về cơ bản đây là nhóm phụ nữ có tầm ảnh hưởng chính trị nhất định.
6. Helena Augusta (khoảng 250 – 330)
Helena được ghi nhận là người có ảnh hưởng lớn đến sự tạo lập và phát triển Kitô giáo trong thế giới phương Tây. Bà là phối ngẫu của hoàng đế Constantius Chlorus và mẹ của Constantine Đại đế.
Nguồn gốc từ vùng Tiểu Á, Thánh Helena (theo Chính thống, Công giáo và Anh giáo truyền thống) có lẽ xuất thân từ một nền tảng rât khiêm tốn trước khi trở thành hoàng hậu La Mã. Bà được ca tụng vì có công tìm kiếm lại những mảnh còn sót lại của cây Thấp giá Đích thực dùng để đóng đinh Chúa Jesus.
Theo Helino
Đội quân bí mật của Nga đổ bộ vào quốc gia Trung Phi như thế nào?
Không có gì bí mật về sự hiện diện của Nga ở Cộng hòa Trung Phi (CAR). Trên đường phố tràn ngập khẩu hiệu tuyên truyền của Nga trong khi đài phát thanh phát ca khúc tiếng Nga.
Nga không hề che dấu sự hiện diện ở quốc gia Trung Phi.
Nhóm phóng viên của CNN mới đây đã trở về từ CAR với phóng sự về sự hiện diện quân sự của Nga ở quốc gia Trung Phi này. Các tân binh của quân đội Cộng hòa Trung Phi được quân nhân Nga huấn luyện, dùng vũ khí Nga.
Theo CNN, cuộc điều tra dẫn đến những bằng chứng về việc Yevgeny Prigozhin - nhà tài phiệt Nga đứng sau việc đưa binh sĩ đến CAR. Đáng chú ý, Prigozhin là một đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhân vật này hiện nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Ước tính có 250 lính đánh thuê Nga được Prigozhin đưa đến CAR để huấn luyện tân binh cho quân đội nước Cộng hòa Trung Phi. Prigozhin cũng sở hữu quỹ đầu tư Lobaye, rót tiền vào trạm phát thanh phủ sóng toàn quốc ở CAR.
Theo CNN, ngoài việc gia tăng tầm ảnh hưởng của Nga ở Trung Phi và huấn luyện binh sĩ bản địa, Prigozhin còn nhắm đến kim cương và nguồn tài nguyên dồi dào ở quốc gia này.
Prigozhin được cho là người đứng sau công ty Wagner, chuyên cung cấp lính đánh thuê Nga chiến đấu ở Syria và miền đông Ukraine.
Lính đánh thuê Nga của công ty Wagner, chiến đấu ở Syria.
Nhóm phóng viên của CNN may mắn phỏng vấn được một lính đánh thuê Nga giấu mặt ở CAR. Người này nói mình từng chiến đấu ở Chechnya chống phe nổi dậy, rồi sau đó là ở Syria.
Lính đánh thuê nói được Wagner trả tiền. "Chỉ là một đơn vị chiến đấu sẵn sàng thực hiện mọi mệnh lệnh từ Putin", người này nói thêm.
Điện Kremlin từ lâu đã phủ nhận mối liên hệ với lính đánh thuê Nga ở nước ngoài. Hồi tháng 6, ông Putin từng phát biểu về lính đánh thuê Nga ở Syria: "Những người này đánh cược mạng sống để chiến đấu chống khủng bố... nhưng họ không đại diện cho nước Nga, hay quân đội Nga".
Nhưng các nhà phân tích nói rằng, Wagner không thể tồn tại nếu không được ông Putin cho phép. Căn cứ huấn luyện của Wagner ở miền nam nước Nga nằm trực thuộc căn cứ của lực lượng đặc nhiệm Nga, do binh sĩ Nga canh gác và không ai lạ mặt được phép xâm nhập, theo CNN.
CNN cho biết, Prigozhin giờ đây đã chuyển hướng sang châu Phi, với các quốc gia tiềm năng khác ngoài CH Trung Phi, như Libya hay Sudan. Ở CAR, trung tâm chỉ huy của nhóm lính đánh thuê Nga là một lâu đài bỏ hoang, cách thủ đô Bangui khoảng 2 giờ lái xe. Dĩ nhiên lính đánh thuê Nga luôn che mặt và không hé răng nếu gặp người lạ, theo CNN.
Người may mắn CNN phỏng vấn được tên Valery Zakharov. "Nga đang trở lại châu Phi", Zakharov nói ngắn gọn. "Chúng tôi từng hiện diện ở khắp nơi thời Liên Xô, và quá khứ đó đang trở lại. Chúng tôi vẫn còn đầu mối ở đây, chỉ cần khôi phục lại".
Zakharov nói mình là cố vấn quân sự cho chính quyền của Tổng thống CAR, Faustin-Archange Touadéra.
Lính đánh thuê Nga huấn luyện tân binh ở CH Trung Phi.
Theo tài liệu mà CNN thu thập được, Zakharov được công ty của Prigozhin trả lương trực tiếp. Nhờ mối liên hệ quân sự mà quỹ đầu tư Lobaye của nhà tài phiệt Nga trúng thầu nhiều dự án khai thác mỏ kim cương và vàng.
Tại một khu mỏ ở Yawa, người dân địa phương nói người Nga đến đây từ 18 tháng trước. Bất cứ thứ gì tìm thấy, họ đều đưa cho người Nga.
Ngược lại, nhà tài phiệt Prizoghin đăng tải đoạn video dài 15 phút, cáo buộc nhóm phóng viên CNN đã hối lộ người địa phương để họ nói xấu về người Nga.
Cả Mỹ và Pháp, hai quốc gia từng chi phối CH Trung Phi, đã bày tỏ lo ngại về hoạt động của Nga ở khu vực. Tư lệnh Mỹ ở châu Phi, tướng Stephen Townsend, mô tả lính đánh thuê Nga ở CAR đóng vai trò như lực lượng bán quân sự, có liên hệ gần gũi với Điện Kremlin.
"Những người này có mặt ở đó để huấn luyện lực lượng địa phương", Townsend nói trong phiên điều trần hồi tháng 4. "Đó có thể chưa phải là tín hiệu đáng lo ngại, nhưng cũng có thể sẽ tồi tệ hơn".
Trên thực tế, Mỹ vẫn đang có xu hướng cắt giảm binh sĩ hiện diện ở châu Phi, trong khi Nga lại có chiều hướng ngược lại. Moscow đạt 20 thỏa thuận quân sự với các nước châu Phi và sự hiện diện không chính thức của lính đánh thuê Nga ở CAR cho thấy những tham vọng lớn hơn của Moscow đối với lục địa này, CNN kết luận.
Theo Danviet
Ra mắt đã được 10 năm, tại sao mọi người vẫn thích Minecraft đến vậy? Dù đã có tuổi đời ngót một thập kỷ, thế nhưng, Minecraft vẫn là một trong những thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành giải trí "tỷ đô" này. Điều gì đã làm nên thành công và sức hút của trò chơi này, hãy cùng Game4V tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay. Ra mắt người chơi lần đầu...