6 phim chiếu Netflix mà bạn tha hồ rủ rê phụ huynh cùng thưởng thức
Ngoài những bộ phim mang nội dung người lớn hay bạo lực thì Netflix cũng có nhiều tác phẩm nhẹ nhàng giúp các bạn trẻ ngồi xem cùng phụ huynh mà không bị nhìn bằng con mắt “kì cục kẹo”.
Khi càng lớn, những đứa trẻ càng thích tách rời khỏi thế giới được bao bọc của cha mẹ và tự mình khám phá mọi thứ theo cách riêng. Với sự ra đời của Netflix, những cô cậu thiếu niên thường say xưa thưởng thức những bộ phim hành động bạo lực, kinh dị đổ máu hay đậm chất 18 mà các bậc phụ huynh đều cấm xem. Tuy nhiên, hãng vẫn có những sự lựa chọn cho những ai thích sự nhẹ nhàng hay gia đình ấm cúng.
The Good Place thực sự mang đến tiếng cười vui nhộn mà không hề thô và nhàm chán khi nói về những khám phá thú vị xung quanh các khái niệm triết học thuộc phạm trù sự sống, cái chết và đạo đức. Bộ phim đã nhận được sự ca ngợi về tính độc đáo khi xây dựng kịch bản “trên trời” về cô gái Eleanor Shellstrop (Kristen Bell) trong một lần thức dậy ở The Good Place (Thiên đường). Thông qua những hành động hài hước để che dấu hành vi xấu và sai trái của mình trước đó, Eleanor đã mang đến tiếng cười cùng với việc truyền tải thông điệp ý nghĩa về cuộc sống đến khán giả.
2. Glee
Glee được ca ngợi là chương trình mang đến tình thần lạc quan và tích cực cho khán giả. Không chỉ những thanh thiếu niên tuổi teen đều yêu thích loạt phim ca nhạc đình đám này mà những bậc phụ huynh cũng không thể rời mắt. Truyền tải nhiều thông điệp lớn lao về nạn phân biệt chủng tộc, ngoại hình, giàu nghèo và quan hệ tuổi mới lớn nhưng trong suốt 6 năm phát sóng, Glee luôn lồng ghép và pha trộn yếu tố âm nhạc cùng hài kịch để biến những vấn đề vốn nặng nề, u ám trở nên tươi sáng và nhẹ nhàng.
3. The 100
Video đang HOT
Nếu những đứa trẻ của bạn yêu thích khoa học viễn tưởng và những câu chuyện về thế giới hậu tận thế The 100 là lựa chọn tuyệt vời để cùng xem với chúng và chia sẻ một chủ đề thú vị cùng nhau. Bộ phim sẽ kể về trái đất sau thảm họa tận thế, hàng ngàn người sống trong một trạm vũ trụ trong suốt 97 năm sau. Để khắc phục vấn đề dân số quá cao, 100 tội phạm vị thành niên đã được gửi xuống trái đất để kiểm tra xem con người còn cách nào quay về quê hương và gây dựng lại cuộc sống từ đầu hay không.
4. The Fosters
Nhiều bộ phim tuổi teen tập trung vào cuộc sống trường học nhưng The Fosters thì lại xoáy vào cuộc sống gia đình nhiều hơn. Bộ phim kể về những rắc rối trong đại gia đình của một cặp đồng tính nữ với một cậu con trai riêng và… 6 đứa con nuôi. Tác phẩm đã kể câu chuyện thực tế nhất sau cánh cửa mỗi gia đình để nói về những rắc rối trong việc giáo dục, nuôi dưỡng con cái đặc biệt là với một cặp đôi đồng tính. Lựa chọn xem một bộ phim đầy tính chân thực như The Fosters, nhiều bậc phụ huynh sẽ nhìn thấy chính mình trong đó và tìm ra cách giải quyết với những rắc rối mình gặp phải.
5. 13 Reasons Why Mùa 1
Sự xuất hiện của 13 Reasons Why mùa 1 đã gây chấn động lớn trên toàn cầu bởi nội dung chân thực, trần trụi về nạn bạo hành học đường cùng những vấn đề xung quanh bệnh tâm lý. Nhiều bậc phụ huynh đã lo lắng bởi những ảnh hưởng mà bộ phim mang lại cho con cái của mình. Tuy nhiên, tác ph ẩm thực sự đã đưa ra những vấn đề nóng hổi trong trường học mà nhiều thanh thiếu niên ngại ngùng chia sẻ với cha mẹ mình như bị bắt nạt, cưỡng bức. Mặc dù bộ phim có thể khiến nhiều người bị ám ảnh, việc lựa chọn 13 Reason Why mùa 1 để xem cùng con mình có thể sẽ giúp nhiều bậc phụ huynh giải đáp vướng mắc về những gì con mình đang trải qua và giúp cho nhiều đứa trẻ mở lòng hơn để chia sẻ với cha mẹ về những vấn đề mình đang gặp phải.
6. Gilmore Girls và Gilmore Girls: A Year In The Life
Gilmore Girls và Gilmore Girls: A Year In The Life là câu chuyện cảm động về người mẹ đơn thân Emily Gilmore (Kelly Bishop) đang cùng con gái trị liệu tâm lý để vượt qua cú sốc từ cái chết của chồng và cô gái trẻ Rory Gilmore (Alexis Bledel) lo bận rộn với công việc để rồi bỏ bê đi những mối quan hệ thân thuộc xung quanh. Bộ phim là lựa chọn tuyệt vời để bậc cha mẹ ngồi lại để xem cùng với con cái của mình và cùng học những rắc rối thường xảy ra ở mối quan hệ giữa hai thế hệ trong một gia đình. Bên cạnh đó, tác phẩm còn giúp người xem khám phá những vấn đề về cách giáo dục con cái, tình bạn giữa những thế hệ và phản ánh thực trạng xã hội về chênh lệch xã hội cùng tham vọng của con người trong sự nghiệp.
Theo trí thức trẻ
Review 'SEX Education': Series tuổi teen mới của Netflix hoàn toàn đối lập với '13 Reasons Why'
Có thể nói, một câu chuyện lột tả chân thật về bản chất con người vẫn luôn là một làn gió tươi mới đối với khán giả, đặc biệt là khi đề cập đến một khía cạnh tương đối nhạy cảm như bản năng ham muốn quan hệ. Đây cũng chính là công thức mà Netflix đã áp dụng cho series mới nhất mang tựa đề "Sex Education".
Bộ phim Sex Education theo chân Otis (Asa Butterfield), một cậu học sinh 16 tuổi sống ở vùng quê nước Anh. Otis sống chung với mẹ mình là Jean (Gillian Anderson) - một bác sĩ tâm lý "chuyên trị" về quan hệ và chính điều này đã khiến cho cuộc sống của cậu trở nên dở khóc dở cười hơn bao giờ hết. Otis luôn cảm thấy không hứng thú với những vấn đề quan hệ và điều đó khiến mẹ lẫn bạn bè cậu khá quan ngại.
Vì thường xuyên nghe ngóng được những điều mẹ nói với khách hàng, Otis tuy không có kinh nghiệm thực tế nhưng cũng "lượm nhặt" được không ít kiến thức người lớn. Thế là cô bạn nổi loạn Maeve ( Emma Mackey) liền đề nghị cậu nên kinh doanh bằng cách mở dịch vụ tư vấn tâm sinh lý cho các học sinh khác trong trường. Không chỉ muốn giúp cải thiện đời sống chăn gối cho các bạn bè mình, mục đích của việc đồng ý thực hiện ý tưởng táo bạo này chính là để Otis cưa đổ Maeve - "đối tác" của buổi trị liệu, và mọi chuyện càng trở nên phức tạp kể từ đây.
Bộ phim có phần kịch bản do Laurie Nunn chấp bút, được đạo diễn bởi Ben Taylor ( Catastrophe) và Kate Herron ( Five by Five). Dàn diễn viên quy tụ nhiều tên tuổi tài năng, trong số đó, nổi bật nhất là nữ diễn viên gạo cội Gillian Anderson. Thực ra mà nói, những người trưởng thành trong phim cũng chẳng khá khẩm hơn lứa tuổi thanh thiếu niên là bao. Điển hình là Jean luôn tìm cách né tránh những mối quan hệ thực sự và thay vào đó là lối sống phóng túng với những cuộc tình qua đường. Gillian Anderson được biết đến chủ yếu qua vai diễn Dana Scully trong series khoa học viễn tưởng đình đám The X-Files và vốn là một gương mặt quen thuộc của thể loại chính kịch/hình sự nghiêm túc. Vì vậy mà khán giả chẳng mấy khi được chiêm ngưỡng một Gillian Anderson tếu táo và "lầy lội" như trong Sex Education.
S.e.x Education là câu chuyện không còn quá mới mẻ về đối tượng thanh thiếu niên với những trăn trở về tình bạn, tình yêu tuổi mới lớn, song bộ phim vẫn nhận được đánh giá tốt trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong việc xây dựng nên một thế giới học đường đa chiều, dựa trên nền tảng bám sát thực tại nhưng vẫn đi kèm một chút mộng mơ ngọt ngào, hoài niệm của phong cách phim học đường thập niên 80, 90 (đương nhiên không thể không kể đến một phần công lớn đến từ phần nhạc phim).
Các thành tố quá quen thuộc của thể loại học đường như hot girl, mọt sách, kẻ nổi loạn hay những thiếu niên nhút nhát, lạc loài đều xuất hiện trong phim; và càng về sau, tính cách của các nhân vật này càng được triển khai theo hướng tốt đẹp hơn, tích cực hơn, khiến người xem khó lòng mà ghét bỏ nhân vật nào. Kịch bản cũng không lắt léo, phức tạp hay có cú "twist" nào quá bất ngờ nhưng rõ ràng đây hoàn toàn không phải mục tiêu của các nhà làm phim ngay từ đầu. S.e.x Education làm nhiều người nhớ đến 13 Reasons Why bởi bối cảnh trường học ở thị trấn nhỏ được vẽ nên rất chân thật, sống động, chỉ khác ở chỗ mọi người không phải lúc nào cũng u ám, đau khổ như trong 13 Reasons Why.
Những cảnh quay núi rừng ngút ngàn, hoành tráng và dàn diễn viên tài năng của S.e.x Education có lẽ là hai yếu tố nổi bật nhất để lôi kéo khán giả. Trước nay, sự nghiệp điện ảnh của các diễn viên nhí khi trưởng thành thường gặp phải không ít khó khăn. Tuy vậy, Asa Butterfield vẫn luôn cố gắng không ngừng để chứng tỏ năng lực của bản thân từ sau những tác phẩm khiến công chúng chú ý như The Boy in the Striped Pyjamas và Hugo. Bên cạnh đó, "bản sao của Margot Robbie"- Emma Mackey đã thể hiện rất tốt một cô nàng tuy bề ngoài mạnh mẽ nhưng sâu bên trong vẫn là những tổn thương khó hàn gắn; đặc biệt, sức hút tự nhiên của Mackey cũng dễ khơi gợi "lòng trắc ẩn" nơi khán giả đối với cô.
Sex Education có cách khắc họa thẳng thắn, thậm chí là suồng sã đối với vấn đề quan hệ của giới trẻ. Vì vậy, cũng không có gì ngạc nhiên khi bộ phim ngay lập tức được dán nhãn R. Dựa vào cái kết còn nhiều khúc mắc chưa được giải quyết thì nhiều khả năng Netflix sẽ tiếp tục ra mắt phần tiếp theo trong một tương lai không xa.
Tóm lại, Sex Education là một bộ phim mang tính giáo dục giới tính cao, đặc biệt tập trung khai thác tâm sinh lý "ẩm ương" tuổi mới lớn và cái cách mà các cô cậu học sinh cấp ba đối mặt với những vấn đề mà ai cũng đều phải trải qua ở lứa tuổi này. Đây không phải là một series hoàn hảo nhưng lại có cái khéo riêng của nó và chắc chắn sẽ là một lựa chọn tuyệt vời để phục vụ nhu cầu giải trí cho khán giả trong thời gian này.
Theo saostar
Xem gì trên Netflix tháng 12: Những tựa phim mới không thể bỏ qua Vào những ngày cuối năm, khi không khí giáng sinh và năm mới đang đến gần, còn gì tuyệt hơn là cùng gia đình, bạn bè hay người ấy ngồi lại bên nhau, nhâm nhi bỏng ngô và xem các bộ phim trên Netflix. Với đủ các thể loại từ tình cảm hài đến kinh dị rùng rợn, bạn sẽ chọn phim gì...