6 phát bắn tỉa tiêu diệt địch thần sầu nhất lịch sử
Những phát bắn tỉa đáng kinh ngạc này đều vượt xa so với tầm bắn hiệu quả của súng, trong hoàn cảnh các binh sĩ chiến đấu khốc liệt trên chiến trường.
Xạ thủ bắn tỉa của quân đội Anh.
Theo trang mạng We Are The Mighty, các xạ thủ trên chiến trường hiện đại được trang bị súng bắn tỉa có tầm bắn xa, độ chính xác cao. Nhờ vào kỹ năng được rèn luyện mà các xạ thủ có thể thành công với những phát bắn vượt xa tầm bắn hiệu quả mà nhà sản xuất vũ khí đặt ra.
Xạ thủ Anh Craig Harrison
Trung sĩ Craig Harrison thuộc lực lượng bắn tỉa, làm nhiệm vụ yểm trợ cho quân đội Anh chống tay súng cực đoan Taliban ở Afghanistan.
Tháng 11.2009, Harrison phát hiện hai phiến quân Taliban với khẩu súng máy đang xả đạn vào đồng đội ở phía trước. Trung sĩ Anh ước tính khoảng cách đến mục tiêu lên tới 2.475 mét, xa hơn 900 mét so với tầm bắn hiệu quả của súng bắn tỉa L115A3 tiêu chuẩn.
Harrison bắn 5 phát đạn, mỗi viên đạn cần 6 giây để đến vị trí mục tiêu. Hai phát đạn bắn trượt nhưng một viên xuyên qua bụng phiến quân Taliban, viên đạn khác hạ gục tay súng hỗ trợ và viên đạn cuối cùng phá hủy khẩu súng máy.
Nhờ chiến công này mà Craig Harrison lập kỷ lục bắn tỉa xa nhất thế giới, do Sách Kỷ lục Guinness công nhận.
Xạ thủ Canada Rob Furlong
Lính bắn tỉa Canada.
Trong Chiến dịch Anaconda, lính bắn tỉa Rob Furlong, thuộc tiểu đoàn số 3, quân đoàn Patricia, Canada đã đi vào lịch sử với phát đạn “cực khó”, tiêu diệt tay súng khủng bố.
Tháng 3.2002, Furlong sử dụng khẩu súng trường Tac-50R2 ngắm bắn một tay súng al-Qaeda từ khoảng cách 2.430 m tại miền nam Afghanistan. Hai phát đạn đầu tiên trượt nhưng đến phát thứ ba thì trúng vào kẻ khủng bố.
Phát đạn từ khoảng cách “không tưởng” của Furlong được ca ngợi không chỉ vì cự ly mà còn bởi nó được thực hiện trong một hoàn cảnh vô cùng bất lợi. Mục tiêu khi đó cũng đang trèo lên một sườn núi.
Xạ thủ Canada Arron Perry
Video đang HOT
Perry đồng đội của Furlong, thuộc nhóm trinh sát bắn tỉa của Quân đoàn Patricia (PPCLI). Đây là lực lượng Canada tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở nước ngoài.
Phát đạn của Perry cũng được thực hiện năm 2002 ở Afghanistan. Arron Perry đã bắn hạ tay súng bắn tỉa Taliban ở khoảng cách 2.310 mét, bằng súng trường McMillan Tac-50.
Tay súng bắn tỉa sẵn sàng tiêu diệt mục tiêu.
Theo lời kể của các nhân chứng, tay súng bắn tỉa Taliban chưa xác định được Perry ở vị trí nào thì đã bị trúng đạn. Perry nắm giữ kỷ lục phát bắn tỉa xa nhất thế giới trong vài ngày trước khi bị đồng đội Furlong đánh bại.
Xạ thủ Mỹ Brian Kremer
Xạ thủ Mỹ Brian Kremer được điều đến Iraq cùng Tiểu đoàn biệt kích Mỹ Ranger số 2. Tháng 3.2004, Kremer dùng khẩu Barrett M82A1 bắn hạ phiến quân ở cự ly 2.300 mét.
Thông tin về cuộc chiến và phát đạn đi vào lịch sử của Kremer được giữ bí mật trong suốt nhiều năm. Đây được coi là phát bắn tỉa xa nhất của một binh sĩ Mỹ.
Lính bắn tỉa Mỹ với khẩu súng trường Barrett.
Các đồng đội của Kremer cho biết, trong hai năm chiến đấu ở Iraq, tay súng thiện xạ đã có hai phát bắn thành công ở cự ly hơn 2.100 mét.
Lính bắn tỉa Nam Phi
Một tiểu đoàn binh sĩ Nam Phi thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đã tham gia cuộc chiến chống phiên quân Congo năm 2013.
Trong trận đánh tại Kibati, người lính bắn tỉa Nam Phi không rõ danh tính đã tiêu diệt 6 phiến quân Congo, bao gồm một phát đạn ở khoảng cách tới 2.125 mét.
Xạ thủ Mỹ Nicholas Ranstad
Lính bắn tỉa Mỹ và đồng đội hỗ trợ.
Tháng 1.2008, Nicholas Ranstad đang làm nhiệm vụ trinh sát, thu thập thông tin trên chiến trường thì phát hiện 4 tay súng Taliban, Những mục tiêu này ở cách xa Ranstad 2.059 mét nhưng đứng đúng ở khu vực mà Ranstad có kinh nghiệm bắn tỉa nhất.
Phát đạn đầu tiên trượt mục tiêu nhưng phát thứ hai tiêu diệt một tay súng Taliban ngay tại chỗ. 3 tên còn lại lợi dụng tình hình tìm kiếm nơi trú ẩn và trốn thoát.
Theo Danviet
Bắn tỉa của lực lượng quân sự và cảnh sát: Ai hơn ai?
Xạ thủ bắn tỉa quân đội thường biết trước thời gian và địa điểm mà nạn nhân sẽ xuất hiện,trong khi đó, lực lượng cảnh sát bắn tỉa lại bị động hơn rất nhiều.
Bắn tỉa quân sự và cảnh sát: Ai hơn ai?
Những tay súng độ chính xác cao chuyên nghiệp chia bắn tỉa thành hai loại: bắn tỉa thể thao và bắn tỉa thực tế. Với bắn tỉa thể thao thì mọi việc rất đơn giản: các xạ thủ chỉ cần cố gắng bắn trúng bia càng nhiều càng tốt để đạt kết quả cao nhất, giành các giải thưởng, huy chương và danh hiệu.
Trong khi đó bắn tỉa thực tế lại hoàn toàn khác. Đây là ngành đặc thù của các tổ chức quân sự và an ninh vì mục đích của nó là tiêu diệt sinh lực đối phương, phá hủy các công trình, khí tài như phương tiện vận chuyển, xe bọc thép hạng nhẹ, hầm trú...
Và bắn tỉa thực tế độ chính xác cao lại được phân chia thành bắn tỉa cảnh sát và bắn tỉa quân đội. Vậy hai tiểu nhánh này có điểm gì giống và khác nhau?
Những xạ thủ bắn tỉa cảnh sát thường tác chiến trong khu vực đô thị với khoảng cách tới đối tượng mang đặc thù riêng của địa hình thành phố, trung bình từ 50 đến 300 m.
Đối với bắn tỉa cảnh sát thì độ chính xác của phát bắn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Lấy ví dụ, có những tình huống khi cảnh sát phải triệt hạ những tên tội phạm đang lấy con tin làm lá chắn sống.
Cảnh sát Denver (Mỹ) bắn tỉa hạ gục tên tội phạm để giải cứu con tin
Trong tình huống này, chỉ cần viên đạn đi chệch dù chỉ một vài cm cũng có thể là sai lầm chết người. Ngoài ra, cảnh sát bắn tỉa phải luôn cố gắng hạ gục tội phạm ngay từ phát đạn đầu tiên, có nghĩa là viên đạn phải găm chính xác tuyệt đối vào những bộ phận quan trọng trên cơ thể mục tiêu.
Cảnh sát bắn tỉa hầu như không bao giờ có cơ hội bắn điều chỉnh - tức là bắn một vài phát súng để thử thông số. Họ luôn phải hành động một cách chắc chắn và ngay lập tức.
Bắn tỉa quân đội có nhiều khía cạnh khác với bắn tỉa cảnh sát. Trước hết, chúng ta đang nói về khoảng cách: xạ thủ bắn tỉa quân đội thường phải thực hiện phát bắn từ khoảng cách 500-1500 m ở địa hình rừng núi. Nhiệm vụ chính của xạ thủ bắn tỉa quân đội thường không phải là tiêu diệt kẻ thù.
Làm cho kẻ địch bị thương sẽ khiến chúng chịu nhiều thiệt hại hơn: kẻ bị trúng đạn cần phải được đưa ra khỏi chiến trường, và đồng đội của người này sẽ tới đưa anh ta đi, đồng nghĩa với việc tự kéo nhau đến trước họng súng của tay bắn tỉa.
Vì vậy xạ thủ bắn tỉa quân đội không nhất thiết phải bắn trúng các bộ phận quan trọng trên cơ thể đối phương mà chỉ cần ngắm chân, bụng hoặc lưng là những mục tiêu lớn, dễ trúng.
Nếu phát súng đầu chưa trúng thì xạ thủ quân đội có thể bắn tiếp một vài phát đạn nữa vào mục tiêu - vốn đã bị mất lợi thế ẩn nấp tại các địa hình trống trải.
Những phát bắn "thử" này là cần thiết để hiệu chỉnh được đường ngắm chuẩn vì trên chiến trường, xạ thủ ở rất xa kẻ thù, và kẻ địch khó phát hiện ra nơi xạ thủ bắn tỉa thực hiện phát súng.
Và trong một số trường hợp thậm chí mục tiêu còn không nghe thấy được gì bởi tốc độ đạn bay nhanh gấp 2-3 lần tốc độ âm thanh, và tiếng nổ đến sau khi đạn đã găm vào mục tiêu. Quả thật như "sét đánh không kịp bưng tai".
Xạ thủ bắn tỉa quân đội thường biết trước thời gian và địa điểm mà nạn nhân sẽ xuất hiện, và do đó có thời gian chuẩn bị từ trước. Anh ta có thể ngụy trang nơi trú ẩn của mình bằng những vật liệu sẵn có tự nhiên, lợi dụng đặc điểm địa hình và thảm thực vật trên mặt đất.
Trong khi đó, lực lượng cảnh sát bắn tỉa thường gặp hạn chế trong việc lựa chọn phương tiện ngụy trang. Họ phải sử dụng sự khác biệt giữa những vật thể chiếu sáng, phát sáng để tạo lợi thế.
Một sự thật là xạ thủ bắn tỉa tác chiến trong thành phố không bao giờ đặt súng thò ra ngay từ cửa sổ mà luôn cố gắng làm nhiệm vụ từ không gian sâu phía trong nhà để tận dụng bóng râm.
Theo Soha News
Giáo sư dự đoán thế giới chìm sâu trong bất ổn năm 2020 Sự phát triển và sụp đổ của một nền văn minh có thể được dự đoán bởi thuật toán đơn giản và nền văn minh loài người cũng có thể nằm trong dự đoán này, theo Giáo sư Peter Turchin. Ảnh minh họa. Theo Daily Mail, Giáo sư Peter Turchin đến từ trường Đại học Connecticut, Mỹ nói toán học có thể giải...