6 nhóm được cấp thẻ thông hành ở Bình Dương
Bình Dương quy định rõ nhóm được cấp thẻ và nhóm qua chốt không cần thẻ thông hành trong thời gian tỉnh tăng cường giãn cách xã hội.
Ngày 3/9, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh ký công văn 4395, nhằm tăng cường kiểm soát và hạn chế số lượng người lưu thông trên đường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội trên toàn địa bàn tỉnh, bắt đầu từ 0h ngày 5/9.
Theo đó, 6 nhóm được cấp thẻ thông hành. Cụ thể:
Nhóm thứ nhất: Nhân viên giao hàng, phục vụ của hệ thống phân phối; xuất nhập khẩu hàng hóa; cung ứng lương thực, thực phẩm, suất ăn, trang thiết bị, vật tư y tế phòng dịch; nhân viên các cơ sở sản xuất thực phẩm, cung ứng suất ăn công nghiệp; nhân viên phục vụ sản xuất, cửa hàng xăng dầu, gas, nhà thuốc.
Nhóm thứ 2: Lực lượng cung ứng dịch vụ công ích; xây dựng, lắp đặt, bảo trì công trình, trang thiết bị; nhân viên ngân hàng, điện lực, cấp thoát nước; dịch vụ bưu chính, viễn thông; vệ sinh, môi trường; dịch vụ bảo vệ và kiểm dịch động, thực vật.
Nhóm thứ 3: Nhân viên khách sạn, nhà nghỉ phục vụ cách ly y tế và lực lượng phòng chống dịch do cấp huyện, cấp xã được trưng dụng.
Nhóm thứ 4: Lực lượng hỗ trợ, cứu trợ phòng, chống dịch Covid-19.
Nhóm thứ 5: Người đi mua hàng thiết yếu hoặc người đi chợ thay.
Video đang HOT
Nhóm thứ 6: Người đi khám chữa bệnh định kỳ, người dân về quê theo Kế hoạch.
Lực lượng công an kiểm tra thẻ thông hành của người dân khi qua chốt kiểm soát trên địa bàn TP Thuận An. Ảnh: Thanh Quang
Ba nhóm không cần thẻ thông hành, gồm:
Nhóm thứ nhất: Lực lượng công an, quân sự, y tế.
Nhóm thứ 2: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp; lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch Covid-19.
Nhóm thứ 3: Người dân đi tiêm vaccine; các trường hợp đi khám, chữa bệnh; cấp cứu và phụ nữ mang thai đến ngày sinh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương lưu ý ngoài những nhóm trên, các cơ quan chức năng không cấp thẻ thông hành cho bất cứ trường hợp nào khác.
Ngoài ra, các điều kiện khi lưu thông qua các chốt kiểm soát đối với người được cấp thẻ thông hành: phải có thẻ thông hành, giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính (trong vòng 72 giờ) và CMND/CCCD.
Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức cấp thẻ thông hành gồm: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số sở, ngành, đơn vị chức năng theo lĩnh vực dịch vụ thiết yếu; UBND các cấp.
UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu tổ chức, cá nhân được cấp thẻ thông hành phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích được cấp, di chuyển theo lộ trình phù hợp theo vùng mà địa phương quy định. Trường hợp sử dụng sai mục đích, di chuyển sai lộ trình, khu vực quy định, nếu để làm lây lan dịch bệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nhân viên khách sạn 5 sao cảnh báo: Những thứ siêu bẩn bạn nên tránh xa, khách hàng dù ở phòng hạng sang cũng phải lưu tâm
Có những sự thật bên trong phòng khách sạn mà người quản lý sẽ không bao giờ muốn nói cho bạn biết đâu!
Trong thời buổi đại dịch hoành hành khắp nơi, nhiều người trong chúng ta đã trở nên chú tâm hơn đến vấn đề vệ sinh ở những nơi mình đến. Đặc biệt, nếu đang nghĩ đến việc book một phòng khách sạn để nghỉ ngơi, hãy chuẩn bị tâm lý rằng chúng chẳng mấy sạch sẽ như ta tưởng tượng.
Trong một chủ đề được đăng tải trên Reddit gần đây có tên: "Những nhân viên làm việc tại khách sạn 5 sao: Sự thật mà quản lý không muốn ai biết?". Bên dưới bài đăng, hơn 13.800 người đã trả lời câu hỏi và trong đó rất nhiều bí mật gây sốc đã được tiết lộ. Hãy lưu tâm những điều này cho những chuyến đi xa tới đây của mình nhé!
Nghĩ trước khi uống
Hãy rửa ly trước khi uống. Một người bình luận nói: "Đừng bao giờ tin tưởng vào ly cốc trong phòng. Nhân viên dọn vệ sinh làm việc căng đến nỗi họ sẽ dùng giẻ lau phòng tắm để lau cốc, bởi mục tiêu của học chỉ là làm cho căn phòng TRÔNG SẠCH SẼ . Tôi đã làm việc với tư cách là người dọn dẹp ở resort nghỉ dưỡng hạng 5 sao hàng đầu thế giới trong nhiều năm và đã từng có hơn một năm trôi qua mà chúng tôi không nhận được cốc sạch. Chúng tôi không có máy rửa bát trong phòng, vì vậy việc dọn dẹp cũng khá phức tạp."
Nỗi kinh hoàng từ sô cô la
Bạn nên tránh những máy phun sô cô la ra thật xa! Một người bình luận cho biết: "Hãy hình dung thế này: đó là bữa xế Chủ nhật thật đắt tiền tại khách sạn sang. Chà, cậu bé nào đó vừa nhúng dâu tây trực tiếp vào đống sô cô la đó, cắn vào cả hai trái dâu tây rồi lại nhúng ba lần vào sô cô la. Một bà già giàu có nào đó hắt hơi vào nó, và một số người khác lại bỏ đồ ăn nhẹ của họ vào đó.
Khủng khiếp nhất, số sô cô la đó sẽ được để dành cho bữa xế tiếp theo bởi chúng quá đắt để vứt bỏ. Sô cô la thường sẽ phải đổ bỏ khi độ ẩm bị thay đổi từ việc chúng ta nhúng trái cây và nước trái cây vào sô cô la. Chúng sẽ bị cô đặc lại và bạn có muốn biết cách họ khắc phục điều đó không? Họ thêm dầu hạt cải cho đến khi nó mịn trở lại."
Rệp trong phòng khách sạn
Theo một nhân viên khách sạn, phòng khách sạn có nhiều rệp hơn bạn nghĩ. Nếu thận trọng, bạn có thể nhìn ra chúng. Họ nói: "Mẹo về rệp: khi vào phòng, ĐỪNG BAO GIỜ đặt luôn hành lý của bạn lên giường. Thay vào đó, tắt đèn, để hành lý vào phòng tắm, sau đó lột ga trải giường và đệm ra. Rệp có xu hướng tụ tập ở đó, nhưng sẽ phân tán khi có ánh sáng. Nếu bạn tìm thấy rệp, hãy yêu cầu đổi qua một phòng khác."
Vì sao khách sạn đặt chocolate lên gối? Việc này đem lại hiệu ứng tích cực cho khách sạn từ phía du khách mà không tốn quá nhiều công sức. "Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao nhân viên khách sạn lại đặt viên chocolate lên gối cho khách hàng?", Peter Norton của tờ Huffpost đặt vấn đề. Theo cây viết này, đây là cử chỉ nhỏ và nguồn gốc...