6 nguyên nhân khiến chị em bị chậm kinh, mất kinh
Những phụ nữ bị rối loạn và mất cân bằng homrone trong cơ thể, hội chứng buồng trứng đa nang… có thể có nguy cơ gặp phải tình trạng chậm kinh cao hơn.
Thưa bác sĩ, em năm nay 22 tuổi, có kinh nguyệt nhiều năm. Những năm trước, kinh nguyệt của em rất đều đặn, bình thường. Nhưng 2 năm trở lại đây, em có dấu hiệu kinh nguyệt bị lộn xộn, không đều. Tình trạng chậm kinh thường xuyên xảy ra, thậm chí có tháng em chậm tới 10 ngày, dùng que thử thai thì thấy 1 vạch.
Em nghe nói, tình trạng chậm kinh nếu liên tục xảy ra có thể dẫn đến mất kinh và không thể có con. Em rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn giúp em để em biết hướng điều trị. Em xin cảm ơn! (Thúy Hòa)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thúy Hòa thân mến,
Theo như mô tả của bạn thì bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể có những trường hợp như chậm kinh, chu kì kinh quá ngắn so với bình thường, máu kinh thay đổi bất thường cả về lượng lẫn màu sắc… Những phụ nữ bị rối loạn và mất cân bằng homrone trong cơ thể, hội chứng buồng trứng đa nang… có thể có nguy cơ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt cao hơn so với những phụ nữ khác.
Video đang HOT
Những phụ nữ bị rối loạn và mất cân bằng homrone trong cơ thể, hội chứng buồng trứng đa nang… có thể có nguy cơ gặp phải tình trạng chậm kinh cao hơn. Ảnh minh họa
Tình trạng chậm kinh liên tục diễn ra sẽ ảnh hưởng đến cân bằng hormone trong cơ thể, từ đó, cơ thể không thể điều tiết được các chức năng sinh sản như phát triển và rụng trứng, kết quả là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. Tình trạng rối loạn hormone nếu kéo dài cũng có thể gây ảnh hưởng đến các chức năng khác trong cơ thể và thậm chí còn có khả năng gây mất kinh. Hậu quả này càng làm cho việc thụ thai, có con của chị em gặp cản trở. Vì vậy, nếu bạn liên tục bị chậm kinh như vậy thì cần đi khám sớm. Bạn nên tới các bệnh viện chuyên sản phụ khoa để được khám cẩn thận, chính xác nguyên nhân do đâu thì bác sĩ mới có thể có phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn
Một số nguyên nhân gây chậm kinh, ảnh hưởng chu kì kinh nguyệt có thể bao gồm:
- Mất cân bằng hormone: Bất cứ tình trạng mất cân bằng nào ở các hormone chi phối chu kì kinh nguyệt đều có thể dẫn tới những bất thường về vòng kinh hoặc mất kinh.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh như thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc điều trị hen…
- Mất cân bằng hormone tuyến giáp: Tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp có thể là nguyên nhân gây ra những kỳ kinh với lượng máu kinh nhiều hoặc ít bất thường. Mất cân bằng ở tuyến giáp cũng có thể dẫn tới trễ kinh hoặc mất kinh. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ vấn đề nằm ở tuyến giáp.
- Tập luyện quá mức: Phụ nữ tham gia các hoạt động thể thao gắng sức có thể gặp phải các rối loạn kinh nguyệt. Bạn có thể bị mất kinh do tập luyện quá mức, do mất quá nhiều năng lượng hoặc cơ thể bị căng thẳng.
- Lạm dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai thông thường hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra những bất thường về chu kì kinh, ví dụ như mất kinh trong nhiều tháng hoặc kỳ kinh kéo dài bất thường.
- Căng thẳng và stress: Stress gây ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng stress tác động đến lượng hormone dẫn tới chậm kinh hoặc mất kinh.
Bạn nên xem xét lại hoạt động và thói quen sống của mình, nếu thấy mình gặp phải những nguyên nhân như trên thì nên thay đổi sớm để tránh ảnh hưởng đến chuyện kinh nguyệt.
Chúc bạn vui, khỏe!
Theo VNE
Thường xuyên đau bụng kinh dữ dội, mất kinh
Em 19 tuôi, co kinh tư hôi lơp 6, kinh nguyêt ra đêu nhưng môi lân co kinh lai đau bung dư dôi. Lớp 10 me quyêt đinh mua thuôc đông y cho em uông, hêt đau bung nhưng kinh nguyêt 2-3 thang mơi co.
Năm lơp 12 thi 6 thang mơi thây. Em nghi co thê do ngu it hoăc ap lưc thi cư. Nhưng he tơi ăn uông ngu nghi điêu đô ma kinh nguyêt vân thât thương, em lai uông thuôc đông y. Bac si bao uông khi nao thây kinh thi dưng. Em uông đươc 2 thang thi co, nhưng đa 4 thang kê tư lân đây vân chưa thây kinh. Em không đi kham phu khoa uông thuôc Tây vi nhiêu ngươi noi uông thuôc Tây dễ beo phi. Giờ em hoc đai hoc hay thưc khuya ngu it. Bác si co thê tư vân giup em la tai sao đươc không a. Thưc sư thi em rât lo vô sinh. (Thủy)
Trả lời:
Chào em!
Đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt những người bắt đầu có chu kỳ. Ngưỡng đau phụ thuộc vào từng cơ địa và theo bệnh lý nếu có. Đau bụng thời kỳ kinh nguyệt này thường có 2 loại là đau bụng kinh nguyên phát có liên quan đến phóng noãn, do cơ tử cung co bóp mạnh, do nội mạc tử cung sản sinh ra nhiều prostaglandin. Loại thứ 2 là đau bụng kinh thứ phát thì có liên quan đến hàng loạt bệnh lý.
Có đến 20-25% em gái lứa tuổi dậy thì bị đau bụng kinh nguyên phát ở các mức độ khác nhau trong những năm đầu hành kinh. Nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát là do prostaglandin gây nên. Prostaglandin thuộc nhóm đặc biệt các acid béo không bão hòa có hoạt tính sinh học cao kiểu hormon kích thích co cơ trơn tử cung và ruột non... Prostaglandin được sản sinh ra nhiều ở màng lót bên trong buồng tử cung (nội mạc tử cung). Người ta nhận thấy tại màng tử cung của những thiếu nữ đau bụng kinh chất này tăng cao hơn rất nhiều, so với người không bị đau bụng kinh. Đau bụng kinh thứ phát thì thường do mắc các bệnh khác như u nang buồng trứng, tắc nghẽn vòi trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc các bệnh cơ quan sinh dục...
Em đã đi khám đông y và được kê thuốc đông y về uống nhưng trong thư không thấy em chia sẻ là được bác sĩ chẩn đoán bệnh gì nên chúng tôi cũng không biết rõ phương hướng điều trị ra sao. Có thể em đã hết đau nhưng thời gian dài em đã bị rối loạn kinh nguyệt. Với hiện tượng chậm kinh gây rối loạn kinh nguyệt này thì có thể do bệnh lý phụ khoa như bệnh lý u nang, viêm nhiễm, hoặc do rối loạn nội tiết tố, cũng có thể tác dụng phụ của thuốc đông y. Nhưng để khẳng định rõ được điều này tôi thấy em cần thiết đến một cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa để được khám rõ hơn, như siêu âm, hay xét nghiệm nội tiết tố và các yếu tố viêm nhiễm từ đấy để chẩn đoán chính xác và điều trị cụ thể hơn.
Việc uống thuốc thì sẽ theo kết quả chẩn đoán, và em yên tâm là không có thông tin nào nói đến việc uống thuốc sẽ làm em béo lên. Em không nên tự ý điều trị ở nhà một cách mày mò như vậy. Hơn nữa, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của em. Mong em có lựa chọn đúng và sắp xếp thời gian để đi khám sớm. Còn hiện tại ngoài việc đi khám thì em cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý, có chế độ nghỉ ngơi học tập phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.
Bác sĩ Trương Gia Bảo
Theo VNE
Hoang mang vì bỗng dưng mất kinh Tôi 27 tuổi, đã lập gia đình và có một bé gái 5 tuổi. Tôi mất kinh nguyệt 11 tháng nay không thấy có lại. Tôi đi khám và cũng siêu âm nhưng bác sĩ nói tất cả đều bình thường và không cần uống thuốc gì cả. Tôi rất lo lắng vì bây giờ tình trạng đó cứ kéo dài mà tôi...