6 người Việt bị bắt vì trồng cần sa ở Nhật
Trưa ngày 14/4, cảnh sát nước này đã bắt 6 người Việt Nam đang cư trú ở thành phố Himeji, tỉnh Hyogo vì vi phạm Luật Kiểm soát Cần sa.
Bài viết trên nhật báo Asahi về 6 người Việt trồng Cần Sa
Tổng số cần sa bị thu giữ lên đến 1.300 cây, đây là con số lớn nhất so với những đợt truy quét cần sa ở Nhật từ trước đến nay.
Theo nhân viên điều tra, các nhà chức trách bắt đầu thấy nghi ngờ từ cuối tháng 3 vừa qua. Đối tượng bị nhắm tới là 6 người trồng cần sa để bán ở Kasai, thành phố Himeji, tỉnh Hyogo.
Cuộc điều tra sau đó đã thu hồi 1.300 gốc cần sa từ nhiều nơi, trong đó có một nhà máy bỏ hoang ở Himeji.
Người Việt đã từng bị phát giác trồng cần sa tại Anh
Các thiết bị chiếu sáng để kích thích cây cần sa phát triển nhanh cũng bị thu hồi. Cuộc điều tra sâu hơn cho thấy có cả một tổ chức mua bán cần sa lớn đứng sau những người này.
Trưa ngày 14/4/2014, cảnh sát tỉnh Hyogo cho biết 6 người tình nghi này đã bị bắt vì phạm tội trồng, chế biến và mua bán cần sa trái phép tại Nhật.
Asahi Shimbun () là tờ nhật báo lớn thứ hai của Nhật Bản cùng với bốn tờ báo quốc gia khác là Yomiuri Shimbun, Mainichi Shimbun, Nihon Keizai Shimbun và Sankei Shimbun. Tính đến tháng 4 năm 2004, mỗi ngày nhật báo này xuất bản 8,27 triệu tờ cho bản buổi sáng và 3,85 triệu tờ cho bản buổi chiều, chỉ đứng sau Yomiuri Shimbun.
Video đang HOT
Nhật báo này là đối tác của International Herald Tribune, một phụ bản của New York Times. Ngoài ra Asahi cũng liên kết với tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc, tờ báo đại diện của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Năm 1994, sau một cuộc thăm dò, tờ Le Monde đã chọn Asahi Shimbun là một trong 8 nhật báo tốt nhất thế giới, cùng với The New York Times (Hoa Kỳ), Financial Times (Anh), Izvestia (Nga), Nhân Dân Nhật Báo (Trung Quốc), Al Ahram (Ai Cập), El Espectador (Colombia) và Times of India (Ấn Độ).
Theo Xahoi
Báo Nhật: Thế giới đang chú ý Syria mà quên Biển Đông
Việc Mỹ tiến hành điều động hàng trăm binh sĩ tới đảo Mindanao, miền Nam Philippines cho thấy Washington rõ ràng không nói chơi với Bắc Kinh.
Việc Mỹ tiến hành điều động hàng trăm binh sĩ tới đảo Mindanao, miền NaPhilippines cho thấy Washington rõ ràng không nói chơi với Bắc Kinh và việc tích cực kiềm tỏa con rồng Châu Á sẽ vẫn được Mỹ duy trì cũng như mở rộng hoạt động theo dõi thăm dò của mình.
Mỹ sẽ không để Trung Quốc dễ thở
Theo lời giải thích chính thức, Mỹ mở rộng sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực Đông Nam Á để huấn luyện lực lượng vũ trang Philippines đấu tranh chống khủng bố. Nhưng, trên thực tế, đây là bước đi đầu tiên tới việc thành lập liên minh quân sự Mỹ - Philippines.
Đây chính là điểm khiến Trung Quốc cảm thấy khó chịu nhất, tờ Chinamil khẳng định, cho dù mỗi quốc gia trong liên minh Mỹ - Philippines đều có những lợi ích riêng của mình khi tham gia mối quan hệ quân sự này, nhưng rõ ràng không ít những điểm chung là đang hướng tới Bắc Kinh.
Trong khi, Washington đang nỗ lực thực thi chiến lược "trở lại châu Á", xây dựng các căn cứ hải quân xung quanh Trung Quốc thì Philippines đang phải gồng mình chống lại sử mở rộng vùng chủ quyền lãnh hải trên biển Đông của Bắc Kinh.
Cũng bởi những lý do này mà Manila đương nhiên chắn chắn sẽ bắt tay với Washington.
Hiện tại ở Philippines chưa có căn cứ quân sự của Mỹ. Và Lầu Năm Góc muốn để Manila đồng ý để Mỹ sử dụng cơ sở hạ tầng của các căn cứ quân sự địa phương trong thời gian 20 năm.
Nếu điều này thành hiện thực thì rõ ràng Bắc Kinh có cơ sở để lo ngại khi Mỹ đang ngày càng khép chặt vòng vây đối với Trung Quốc.
Liệu Mỹ có mở thêm căn cứ quân sự tại Philippines vào thời điểm này đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Việc Manila đang xao động trước lời đề nghị hết sức nghiêm túc này của Mỹ khiến Bắc Kinh lo ngại. Tờ japanmil nhận định, lẽ tất nhiền Manila sẽ không muốn có sự đồn trú của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ nước này, thế nhưng trong bối cảnh hiện tại khi bị o ép đồng thời sức mạnh quân sự chưa đủ lớn thì Manila sẽ phải cân nhắc phương án này một cách hiệu quả nhất.
Trên thực tế việc Mỹ có được đồn trú quân đội tại Philippines hay không sẽ quyết định quan trọng tới việc giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển Đông, động thái Mỹ đang điều chuyển hàng trăm binh lính xuất hiện tại vùng đảo của Philippines cho thấy, "chiều hướng này đã dần trở thành sự thật", tờ CNJ của Trung Quốc nhận định.
Có chăng chuyện Trung Quốc đang đẩy Philippines nhất tâm theo Mỹ
Về phần mình, Manila không giấu diếm rằng, sự hiện diện quân sự của Mỹ đáp ứng lợi ích quốc gia của họ. Lính Mỹ sẽ là một yếu tố kiềm chế Trung Quốc, vì nếu không thì Bắc Kinh có thể sử dụng ưu thế quân sự và Philippines không có bất kỳ cơ hội giành phần thắng trong tranh chấp xung quanh các đảo ở Biển Đông.
Tờ VOA của Mỹ đã bày tở sự tin tưởng vào việc Mỹ sẽ có thêm căn cứ quân sự mới và hết sức quan trọng trên Thái Bình Dương. Thậm chí Mỹ sẽ có được điều này lại chính là nhờ Trung Quốc dâng tặng.
Tờ Defencetalk phân tích, rõ ràng Bắc Kinh hiểu rõ ý đồ của Washington nhưng vẫn nỗ lực thực hiện chiến lược của mình một cách thiếu linh hoạt, chính vì thế Trung Quốc đang để cho Mỹ có điều kiện trục lợi lấn dần sự ảnh hưởng ngay tại phần "sân sau" của Trung Quốc.
Khu vực Biển Đông vẫn luôn được đánh giá cao về tài nguyên tự nhiên cũng như vị trí chiến lược của nó, 1/3 lưu lượng hàng hóa trên thế giới đi qua khu vực này. Ở vùng này có dự trữ lớn dầu khí, và Trung Quốc không giấu ý định bắt đầu khai thác nguồn tài nguyên này.
Rõ ràng rằng, Hoa Kỳ sẵn sàng đóng vai trò "người anh" đối với Philippines. Chuyên gia Dmitry Mosyakov thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) cho biết:
"Tất cả mọi điều dẫn đến thực tế là Biển Đông có tiềm năng trở thành điểm nóng mới. Trên thực tế sắp có Mỹ đứng sau lưng Philippines và Mỹ đang hiện diện ở đó. Để đối phó với sức mạnh của Trung Quốc, Philippines sẽ cần một đồng minh quan trọng để chống lại sức mạnh của Trung Quốc".
Dự đoán này là rất thực tế khi những lời tuyên bố của Philippines về việc, họ sẵn sàng cầm vũ khí để bảo vệ lợi ích quốc gia ở vùng biển Đông được đưa ra. Về phần mình, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ không nhân nhượng một tấc đất nào cả. "Điều này thêm một lần nữa Bắc Kinh đang đẩy những thuận lợi về phía Mỹ", ông Dmitry Mosyakov nhận định.
Mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines dường như chưa bao giờ lắng dịu trong nhiều năm qua. Trong ảnh là cảnh người dân Philippines biểu tình chống Trung Quốc vào năm 2012
Tờ japanmil nhận định, thời gian qua tình hình tại Syria đang trở thành điểm nóng của dự luận quốc tế, vì thế mà nhiều người đã "quên" đi tính thời sự trong tranh chấp trên Biển Đông.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã cáo buộc Trung Quốc đã gửi đội tàu thăm dò tới khu vực xung đột với quốc gia này. Theo lời ông Voltaire thì hành động này cho thấy rằng, Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng căn cứ trên một đảo san hô và thiết lập sự kiểm soát tại một vùng biển nữa mà Philippines cho là của họ .
Ngay lập tức phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phủ nhận cáo buộc này. Ông nói, Philippines có thể tung "tin đồn" này như một màn "hỏa mù" trong khi tiểu đoàn Mỹ đổ bộ ở Mindanao .
Dù thế nào thì cũng có thể thấy rõ sự gia tăng của yếu tố Mỹ trong cuộc tranh cãi giữa Trung Quốc và Philippines.
Không phải ngẫu nhiên, trước khi điều động binh lính Mỹ tới Philippines, gần đây nhất Tổng thống Beningno Aquino đã hủy bỏ chuyến thăm Trung Quốc để tham dự Hội chợ triển lãm "Trung Quốc - ASEAN ". Và hành động ngoại giao này một lần nữa cho thấy vực thẳm ngày càng sâu giữa Manila - Bắc Kinh và Mỹ lại đang rất hoan nghênh điều này.
Theo Báo Đất Việt
Báo Nhật: Trung Quốc sẽ thảm bại trong hải chiến ở Senkaku Tạp chí SAPIO của Nhật số ra tháng 7 đã có bài viết đánh giá thực lực hải quân Trung - Nhật và rút ra kết luận, nếu tấn công Senkaku, Trung Quốc sẽ thất bại. Theo tin của trang mạng Japan News Network ngày 11/07, tạp chí SAPIO cho biết, lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản phụ trách việc...