6 người chết vì rượu: Độc vượt gần 3000 lần cho phép
Bà Mai Thị Hồng Hạnh, Phó chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, loại rượu nghi làm chết 6 người ở Quảng Ninh vượt gần 3000 lần mức Methanol cho phép.
Loại rượu các nạn nhân uống gây ngộ độc
Đó là thông tin được bà Mai Thị Hồng Hạnh, Phó chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cung cấp tới báo chí tại cuộc họp giao ban do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 10/12.
Bà Hạnh cho biết, sau vụ ngộ độc rượu khiến nhiều người tử vong, ngày 6/12 Hà Nội thành lập đoàn kiểm tra liên ngành đến kiểm tra tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội.
Tuy nhiên, ngày 6/12 Công ty này đóng cửa, Giám đốc đi vắng, đoàn kiểm tra liên ngành yêu cầu đơn vị cho thuê mặt bằng nhà xưởng bổ sung khóa để tránh tẩu tán hàng hóa có dấu hiệu vi phạm.
Ngày 7/12, Giám đốc công ty này có mặt, đoàn kiểm tra liên ngành quay lại làm việ, lấy mẫu kiểm nghiệm. Kết quả có 6/8 mẫu rượu của công ty 29 Hà Nội chứa hàm lượng Methanol vượt giới hạn cho phép nhiều lần.
Bà Hạnh cho biết, riêng mẫu “ rượu nếp 29 Hà Nội” sản xuất ngày 12/10/2013 – được cho là nguyên nhân khiến 6 người tử vong , có hàm lượng Methanol vượt 2.950 lần mức cho phép.
Tại cuộc giao ban, ông Đoàn Hữu Châu, Trưởng phòng Cảnh sát Môi trường Công an Hà Nội nói: “Về logic tự nhiên, chúng ta nghĩ ngay đến tác nhân rượu nếp 29 là nguyên nhân gây ra chết người.
Tuy nhiên, về mặt pháp lý, chỉ khi nào Tòa tuyên án thì mới thành tội. Hiện tất cả đều chỉ là nghi vấn, đang trong quá trình điều tra. Cơ quan CSĐT CA tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố vụ án để phục vụ quá trình điều tra chứ chưa khởi tố bất cứ cá nhân nào. Kết luận nguyên nhân cái chết của 6 nạn nhân xấu số còn phải chờ quá trình điều tra của CA tỉnh Quảng Ninh sẽ sớm làm rõ”.
Tại cuộc họp báo, PV đặt câu hỏi với bà Phó chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội về việc “cấp giấy chứng nhận sớm” cho sản phẩm rượu của công ty 29 Hà Nội. Cụ thể, Sở Công thương cấp giấy phép cho công ty này sản xuất ngày 10/1/2010 nhưng trước đó nửa năm, Sở Y tế đã cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm? Như vậy, Sở Y tế chứng nhận tiêu chuẩn cho loại sản phẩm chưa được cấp phép, đang sản xuất lậu?
Video đang HOT
Tuy nhiên, câu hỏi của PV được bà Hạnh hiểu nhầm thành “Tại sao Sở Y tế cấp giấy chứng nhận tiêu sản phẩm trước khi có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm”.
Bà Hạnh nói rằng, trước khi luật an toàn thực phẩm có hiệu lực ngày 1/7/2011, trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm cho các sản phẩm được sản xuất và lưu thông trên thị trường.
“Trước khi có luật, không có yêu cầu việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm sau đó mới cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm”.
Không thỏa mãn với câu trả lời, PV tiếp tục đặt lại câu hỏi. Bà Phó chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội mời một đại diện của Chi cục An toàn Thực phẩm Hà Nội trả lời.
Ông này cho biết, trước năm 2011, việc cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm quy định cấp giấy chứng nhận không có yêu cầu như PV nói.
Cụ thể, hồ sơ yêu cầu: Đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp; có xét nghiệm tiêu chí phù hợp với tiêu chuẩn sản phẩm; bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp với quy định; thu phí và lệ phí. Trên cơ sở đó, Sở Y tế cấp bản chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.
Trước đó, theo tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, từ ngày 2 đến 7/12, tại tỉnh này xảy ra nhiều vụ ngộ độc rượu làm 15 người phải nhập viện, trong đó 6 người tử vong.
Tất cả các nạn nhân đều sử dụng cùng một loại rượu đóng trong chai nhựa 2 lít màu trắng: Rượu nếp 29 Hà Nội lô sản xuất ngày 12/10/2013 của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội.
Loại rượu này đã được lấy mẫu xét nghiệm có chứa hàm lượng Methanol cao gấp gần 2.000 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Đây là một loại cồn công nghiệp có độc tính cao, cấm sử dụng trong ăn uống.
Theo Xahoi
Vụ 6 người uống rượu chết: Đình chỉ công ty rượu độc
UBND TP Hà Nội giao cơ quan công an khẩn trương làm rõ vụ Công ty CP Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội sản xuất rượu gây chết người và xử lý nghiêm theo quy định.
Môt nan nhân ngô đôc rươu ơ Quang Ninh đang đươc điêu tri
Trong số 12 trường hợp nhập viện ở Quảng Ninh (từ ngày 2 đến 7/12) do ngộ độc rượu của Công ty CP Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội, 6 người đã tử vong, số còn lại sau khi được cấp cứu tạm qua cơn nguy kịch.
Cấm mua bán, sử dụng
Ngày 9/12, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo giải quyết vụ ngộ độc do sản phẩm rượu của Công ty CP Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội. Theo đó, thành phố yêu cầu tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty CP Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội; niêm phong sản phẩm hàng hóa, dây chuyền sản xuất, kho hàng để tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm định đánh giá chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý theo quy định.
UBND TP Hà Nội yêu cầu tịch thu, tiêu hủy, không cho phép mua bán, sử dụng các sản phẩm rượu của Công ty CP Xuất nhập khẩu 29 Ha Nôi có hàm lượng methanol vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Giám đốc Công an TP Hà Nội được giao khẩn trương chỉ đạo làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm theo quy định.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, cùng ngày, Công ty CP Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội đã ngừng hoạt động, phòng kế toán cũng đóng cửa. Một phó giám đốc của công ty (không muốn nêu tên) cho rằng chỉ còn biết chờ kết luận của các cơ quan chức năng về nguyên nhân vụ việc.
Theo bảo vệ công ty, cách đây 2 ngày, doanh nghiệp này đã đóng cửa dây chuyền sản xuất, cho nhân viên nghỉ việc. Sáng 9/12, giám đốc công ty là ông Nguyễn Duy Vường có đến làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ quy trình sản xuất lô hàng xuất xưởng ngày 12/10/2013 có chất độc gây chết người.
Vài ngày qua, một số đại lý tiêu thụ rượu của Công ty CP Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội cũng đã đến doanh nghiệp này trả lại sản phẩm.
Chưa thể thu hồi hết
Sau hơn 1 ngày, tại Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Dương, cơ quan chức năng đã thu giữ hơn 21.000 bình (chai) rượu do Công ty CP Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội sản xuất.
Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết ngày 8/12, cơ quan chức năng TP Hà Nội đã buộc dừng sản xuất và niêm phong kho của Công ty CP Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội (trụ sở tại phường Bồ Đề, quận Long Biên) với 11 danh mục sản phẩm, gồm 371 thùng và 12.716 đơn vị sản phẩm. Trong đó, các sản phẩm thuộc diện thu hồi gồm: 5 thùng rượu nếp 29 Hà Nội loại bình nhựa 2 lít, 26 thùng rượu nếp 29 Hà Nội chai thuy tinh 750 ml, 20 thùng vang nổ đỏ chai thuy tinh 750 ml, 5 thùng Vodka rượu nếp chai thuy tinh 700 ml. Tất cả sản phẩm này sản xuất ngày 12/10/2013 - lô sản phẩm làm nhiều người thiệt mạng ở Quảng Ninh.
Theo ông Trung, tất cả sản phẩm của Công ty CP Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội đều có công bố chất lượng và hiện mới xác định lô sản phẩm nói trên vi phạm về hàm lượng methanol. Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đang truy tìm cơ sở cung cấp nguyên liệu sản xuất rượu nếp 29 Hà Nội.
Ông Trung cho biết đến thời điểm này, các sản phẩm rượu trong lô sản xuất ngày 12/10/2013 đã bị đình chỉ lưu hành và thu hồi khẩn cấp. Tuy nhiên, nhiều khả năng những sản phẩm độc này vẫn còn tồn tại trong các hộ tiêu dùng.
Ông Lâm Quốc Hùng, Trưởng Phòng Ngộ độc Cục An toàn thực phẩm, đánh giá đây là vụ rượu có hàm lượng methanol cao nhất từ trước đến nay được phát hiện tại phía Bắc. "Trước đó, tháng 5/2013, tại thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, đã xảy ra vụ ngộ độc rượu khiến 9 người tử vong và 4 người phải nhập viện điều trị. Xét nghiệm 5 mẫu rượu lấy từ 4 tiệm tạp hóa mà gia đình các nạn nhân mua về uống, cơ quan chức năng phát hiện 3/5 mẫu có hàm lượng methanol vượt 1.200-1.700 lần so với quy định. Các mẫu rượu này do một gia đình sản xuất" - ông Hùng nói.
Khó kiểm soát thị trường rượu!
Theo ông Lâm Quốc Hùng, trách nhiệm để xảy ra ngộ độc rượu thuộc về nhà sản xuất. Với cơ quan chịu trách nhiệm hậu kiểm, ông Hùng cho rằng việc phòng chống ngộ độc gặp nhiều khó khăn do thị trường rượu phức tạp, khó quản lý. Dù cơ quan chức năng thường xuyên hậu kiểm nhưng không thể phát hiện hết các sản phẩm rượu giả, kém chất lượng.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, cả nước có gần 330 cơ sở sản xuất rượu, sản lượng 360 triệu lít/năm; 320 cơ sở sản xuất nhỏ, sản lượng dưới 1 triệu lít/năm/cơ sở và rất nhiều hộ gia đình sản xuất khoảng 250 triệu lít/năm.
Bác sĩ Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội - cho biết trung tâm thường xuyên tiếp nhận các trường hợp ngộ độc rượu, nhất là dịp lễ, Tết. Có tháng, người ngộ độc rượu lên đến hàng chục. Trong đó, nhiều ca ngộ độc do rượu làm từ cồn công nghiệp.
Theo bác sĩ Duệ, không chuyển hóa và đào thải như bình thường, khi vào máu, methanol thành chất độc, tàn phá cơ thể. Ngộ độc methanol là một dạng ngộ độc rất nguy hiểm, dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Trong khi đó, ngộ độc rượu do methanol lại có biểu hiện khá giống say rượu. "Có những trường hợp về nhà trong tình trạng say xỉn, người thân cứ nghĩ say rượu bình thường, đến hôm sau mới phát hiện đã tử vong" - bác sĩ Duệ lo ngại.
Theo Xahoi
5 lần kiểm tra không phát hiện độc tố trong rượu nếp 29 Hà Nội Được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất rượu và đã trải qua 5 lần kiểm tra của cơ quan chức năng, nhưng những sản phẩm rượu của Cty CPXNK 29 Hà Nội vẫn đảm bảo về hàm lượng Metanol và Etanol. Trao đổi với phóng viên Dân trí, chiều ngày 9/12, một cán bộ của Phòng Quản lí Công...