6 ngôi chợ kỳ dị trên đất Sài Gòn
Chợ sung sướng, chợ thuốc độc, chợ ve chai ngàn đô, chợ rắn chuột… là những ngôi chợ “độc” làm nên một Sài Gòn độc đáo.
Chợ sâu bọ “độc nhất”
Ngay trung tâm Sài Gòn, bên hông Thuận Kiều Plaza (đường Hồng Bàng, Q.5) có một góc phố nhỏ chuyên bán sâu bọ, cào cào, châu chấu… Chợ tự phát gần 15 năm nay, rộng chưa đến 30m2 nhưng góc phố này tạo nên nét riêng, khá đặc biệt của Sài Gòn hiện đại. Nhiều người hay gọi là chợ cào cào, châu chấu; cũng có người gọi chợ sâu bọ…
Chợ hình thành từ những người chuyên săn bắt cào cào, nuôi dế, sâu… ở H.Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và các tỉnh miền Tây tụ họp về để buôn bán, phục vụ khách hàng – là những người nuôi chim, cá. Một số người phải lấy hàng từ đầu mối, nhưng cũng có người trực tiếp đi bắt ngoài đồng, bỏ vào rọ rồi mang đến đây bán.
Chợ hoạt động từ sáng đến chiều tối, một phần chợ là nơi trao đổi, mua bán chim. Những người bán ở đây, cho biết bán dế, châu chấu chẳng lời lãi được bao nhiêu, nhưng có nhiều khách mua nên cũng đủ sống qua ngày. Phổ biến nhất là dế được bán với giá 5.000 đồng/bọc, châu chấu giá 2.000 đồng/bọc. Các loài sâu được bán theo lon.
Góc phố nhỏ chuyên bán sâu bọ, cào cào, châu chấu… bên hông Thuận Kiều Plaza (đường Hồng Bàng, Q.5.
Chợ “thần chết”
Hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước tại P.13, Q.5, TP.HCM, khu chợ Kim Biên có khoảng trên 40 sạp kinh doanh hóa chất. Đặc biệt ở đây có cả các loại hóa chất công nghiệp vô cùng nguy hiểm. Bất chấp lệnh cấm và hạn chế sử dụng, nhưng người dân vẫn có thể dễ dàng mua được các loại hóa chất độc hại tại khu chợ “thần chết” này.
Mỗi sạp buôn bán sỉ lẻ trên dưới 50 mặt hàng các loại hóa chất thực phẩm, bột chống mốc, hút ẩm, hương liệu các loại… Ở chợ có hàng chục loại hóa chất làm chín trái cây, biến trái cây non các loại thành chín đẹp sau 3-4 giờ.
Từ các loại bột dùng làm chín trái cây, pha trà sữa hay chế nước lèo bún bò, bún riêu… đến những hương liệu tạo màu thực phẩm, các loại hương như hương tẩm vào mứt, café, bánh; thậm chí cả hương thịt heo, thịt bò dùng để tẩm ướp thịt đã hư, thối cũng đều được tìm thấy tại đây một cách dễ dàng.
Tất cả các loại trái cây, rau củ quả, thịt cá… có vấn đề chỉ cần “phù phép” bằng các hóa chất đều trở thành tươi mới, và người tiêu dùng không hề hay biết nên lãnh trọn hậu quả.
Nhiều loại hóa chất công nghiệp như như KClO3 (kali clorat), phốt pho, lưu huỳnh, bột nhôm (vốn được sử dụng để tạo phát sáng cho pháo) cũng được bày bán với giá khá rẻ… Toàn bộ những sạp hay công ty có bán hóa chất công nghiệp đều hoàn hoàn không hỏi, hay yêu cầu người mua chứng minh mục đích sử dụng, mà chỉ cần đơn giản là “hỏi giá – trả tiền – đong hóa chất”.
Những loại sản phẩm dễ gây cháy nổ khác như hộp quẹt gas khủng (to gấp hàng chục lần hộp quẹt thông thường) hay các loại bình gas, bình khò (dùng để thui thịt gia súc, gia cầm)…cũng dễ dàng có thể tìm thấy.
Các loại hóa chất được bày bán tại chợ Kim Biên.
Chợ “ve chai” ngàn đô
Tại đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, vào sáng chủ nhật, con hẻm nhỏ dưới chân cầu Băng Ky lại trở nên nhộn nhịp bởi phiên chợ ve chai nhóm họp. Những món ve chai tại đây có khi chỉ vài trăm ngàn nhưng có khi giá trị của nhiều món lên tới cả chục ngàn đô. Bên cạnh đó, mỗi món đồ tại đây đều mang giá trị tồn tại một thời trong lịch sử, một câu chuyện, thân phận một con người và có một “lý lịch” riêng. Từ ý tưởng thành lập một khu chợ “ve chai” trên mạng để những ai có đam mê sưu tầm đồ cũ có diễn đàn chia sẻ, sau nhiều năm hoạt động, sàn giao dịch ảo biến thành một chợ thật.
Chợ trưng bày đủ thứ hàng, từ thượng vàng đến hạ cám như đèn dầu, điện thoại, máy may cũ, đồ dùng ăn cơm, nhạc cụ, máy ảnh, máy quạt, loa, ampli cho đến tranh, dây giày, giỏ xách, zippo, đồng hồ, mắt kính cổ, đến cả xe hơi, mô-tô.
Có những món đồ đối với người này là không còn giá trị sử dụng nhưng với người khác thì nó là vô giá. Nhiều người tới đây theo thói quen, giống như một thứ nghiện. Có khi không tha về nhà được món nào nhưng có thể mang về nhiều kiến thức khác nhau về các món hàng “cổ lỗ sĩ” của cái thú chơi ve chai độc đáo. Cũng có những thứ là vô giá vì chủ nhân của nó chỉ mang đến “khoe” chứ không bán dù được trả giá rất cao. Mỗi một món đồ được bán đều được chủ nhân thuyết trình về giá trị lịch sử, nguồn gốc của các chi tiết trên món đồ của mình, đồng thời giải đáp thắc mắc của người xem. Khách quen có, khách mới đến lần đầu cũng có, người trong, ngoài thành phố, Việt kiều và cả người nước ngoài cũng có.
Chợ ve chai “hạng sang” này có nhiều mặt hàng giá vài trăm ngàn, cũng có khi giá trị lên đến vài chục ngàn đô như đồng hồ đeo tay Citizen 100.000 đồng/chiếc nhưng đồng hồ Uply vào thập niên 1950 – 1960 có giá tới 11.500.000 đồng; Omega mạ vàng 300 – 400 USD/chiếc; moto cổ sản xuất trước năm 1900 giá 6.000 USD,…
Video đang HOT
Chợ “ve chai” ngàn đô tại đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh
“Chợ sung sướng”
Ở Sài Gòn, có nhiều con đường chuyên cung cấp các loại “thần dược phòng the” mà giới ăn chơi Sài thành gọi là “chợ sung sướng” hay “chợ thuốc tình yêu”. Trong số đó, nổi tiếng nhất vật là “chợ sung sướng” trên đường Châu Văn Liêm, Q.5 được mệnh danh là thánh địa của các loại thần dược phòng the, muốn gì cũng có, giá cả lại phải chăng.
Rải đều trên đoạn đường chưa đầy 400m này là hàng chục chiếc tủ nhỏ của bà già, phụ nữ và cả những thanh niên trai tráng dùng để bán thuốc lá và… cả thuốc kích dục bán từ sáng sớm cho đến thâu đêm. “Áo mưa”, các loại thuốc kích dục, công cụ hỗ trợ cho chuyện ấy được người bán giấu nhẹm trong các bao thuốc lá. Còn có một số người bán không bày biện tủ mà chỉ ngồi đó với chiếc túi xách, trong đó có đủ các loại thuốc tình yêu. Với những người này, khi được hỏi mua thần dược, không phải người bán nào cũng nói có, trừ khi đã quen biết, mua hàng một, hai lần hoặc có người dắt đến.
Các loại thần dược ở chợ thuốc “sung sướng” này thường là thuốc ba không: không có nguồn gốc rõ ràng, không hạn sử dụng và không có nhãn tiếng Việt. Người mua được người bán tư vấn miễn phí cách sử dụng nhưng chính người bán còn mập mờ, thậm chí chẳng biết gì về loại thuốc mà họ đang bán.
Có khá nhiều thành phần tìm đến chợ “sung sướng” Châu Văn Liêm. Ngoài những kẻ đi tìm thuốc, dụng cụ để phục vụ nhu cầu trụy lạc, nhiều người đến đây với hy vọng tìm được loại thuốc thần kỳ chữa căn bệnh “súng cướp cò”. Gái mại dâm cũng thường xuyên tìm đến mua thuốc bôi trơn hoặc “đồ chơi” để khi khách có nhu cầu.
“Chợ sung sướng” trên đường Châu Văn Liêm, Q.5
Chợ rắn, chuột của dân nhậu Sài Gòn
Khi dân nhậu Sài Gòn chán các món trong nhà hàng thì chợ rắn, chuột, ếch… ở huyện Củ Chi càng sôi động hơn. Nằm trên tỉnh lộ 8, đoạn đường qua xã Phước Vĩnh An (huyện Củ Chi, TP.HCM) dài hơn 200m nhưng có đến gần chục “gian hàng” bày các loại động vật hoang dã để đáp ứng nhu cầu “đổi gió” của những người sành nhậu.
Mỗi “gian hàng” có 4 – 5 bao cước đựng các loại rắn như trun, nước, hổ hành, hổ ngựa, bông súng… hàng chục con chuột trưởng thành bị nhốt trong chuồng sắt. Trong khi đó bìm bịp, cu rừng,… người bán chỉ bày 1 – 2 con để chào hàng. Những người bán hàng quảng cáo ở đây toàn là “mồi độc”, động vật hoang dã chính hiệu, “chất” đồng quê thật sự chứ không phải nuôi nhốt. Rắn được dân nhậu khoái nhất nhưng giá hơi đắt. Rắn hổ ngựa có giá 200.000 đồng/kg, còn rắn nước, trun là 160.000 đồng. Khách hàng tới đây có thể thoải mái lựa chọn. Nếu khách yêu cầu, người bán làm thịt ngay tại chỗ.
Các loại rắn bỏ trong bao cước được bày bán bên đường ở Củ Chi
Hàng chục con chuột được nhốt trong chuồng, còn chim bìm bịp hay chim cu chỉ bày 1-2 con để chào hàng, khi có khách yêu cầu nhiều sẽ có cò mang tới.
Chợ mua của người chán bán cho người cần
Hình thành một cách ngẫu nhiên, chẳng có hóa đơn, không quảng cáo rầm rộ nhưng vẫn bán được hàng và tồn tại gần 10 năm nay, đó là chợ “mua của người chán, bán cho người cần” tại đường Phạm Văn Bạch và Tân Sơn (P.15, Q.Tân Bình). Tại hai con đường này, rất nhiều cửa hàng đã chất đầy hàng “second-hand” từ trong nhà cho đến ngoài mặt đường.
Chợ được hình thành bởi khu vực này tập trung nhiều dân lao động và công nhân, những nhà gốc thành phố giàu lên nên thay đổi đồ liên tục nên nhiều người tới mua rẻ hoặc bán như ve chai, thấy đồ còn tốt nên về tích lũy, sửa sang lại chút rồi bán cho người khác. Những người khó khăn về kinh tế khi đến chợ sẽ tùy ý lựa chọn những sản phẩm giá cả rất hợp túi tiền. Hàng hóa ở đây rất da dạng, như tủ lạnh, tủ đông, tivi, bàn ghế, chén đũa, móc treo đồ… đủ đáp ứng nhu cầu mở quán… của những ông bà chủ ít vốn.
Để có được những mặt hàng phong phú “hút khách”, các chủ mua bán đồ cũ cần có “mạng lưới” thông tin dày đặc. Hễ nơi đâu có nhà chuyển đi, đến, các hàng quán buôn bán ế ẩm muốn bán tháo đồ là phải có mặt ngay để “nhập hàng”. Lực lượng cung cấp thông tin chủ yếu là những người mua bán ve chai. Buôn bán nhỏ nhưng chợ này cũng thăng trầm theo nền kinh tế đất nước.
Khi kinh tế đi xuống, quán xá đóng cửa nhiều, nhà ít xây nên hàng bán chậm dần. Giờ thì khách chỉ lèo tèo, tuy vậy họ vẫn phải bám nghề vì đã lỡ “ôm” hàng trong kho quá nhiều. Nhiều chủ tiệm cầm cự không nổi, một thời gian sau buộc phải giải phóng hàng tồn bằng cách bán phế liệu. Gian nan là thế nhưng khi được hỏi có muốn bỏ nghề vì buôn bán ế ẩm không thì người nào cũng lắc đầu. “Trót chọn rồi thì phải theo. Nghề này cũng thú vị vì giúp khách tiết kiệm được chi phí. Bán chậm một chút nhưng vẫn có thể đắp đổi qua ngày. Hy vọng kinh tế đất nước hồi phục dần, hàng hóa rồi sẽ bán chạy hơn. “Khó khăn rồi cũng sẽ qua. Hàng mình phong phú, đồ cũ giá rẻ hơn hàng mới 35-40%, chất lượng lại tương đương nên chắc chắn vẫn thu hút khách. Chừng nào còn sinh viên, công nhân và dân nhập cư lao động nghèo thì chợ đồ cũ ở P15Q.Tân Bình vẫn có cơ hội tồn tại”.
Những người lao động nghèo, công nhân tới chợ đồ cũ Phạm Văn Bạch, Tân Sơn có thể lựa chọn được những món đồ ưng ý, chất lượng và giá hợp lý.
Theo Tri thức
Những khu chợ kỳ dị trên đất Sài Gòn
Chợ chợ sung sướng, chợ thuốc độc, chợ ve chai ngàn đô, chợ rắn chuột... là những ngôi chợ "độc" làm nên một Sài Gòn độc đáo.
Chợ sâu bọ "độc nhất"
Ngay trung tâm Sài Gòn, bên hông Thuận Kiều Plaza (đường Hồng Bàng, Q.5) có một góc phố nhỏ chuyên bán sâu bọ, cào cào, châu chấu... Chợ tự phát gần 15 năm nay, rộng chưa đến 30m2 nhưng góc phố này tạo nên nét riêng, khá đặc biệt của Sài Gòn hiện đại. Nhiều người hay gọi là chợ cào cào, châu chấu; cũng có người gọi chợ sâu bọ...
Chợ hình thành từ những người chuyên săn bắt cào cào, nuôi dế, sâu... ở các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và các tỉnh miền Tây tụ họp về để buôn bán, phục vụ khách hàng - là những người nuôi chim, cá. Một số người phải lấy hàng từ đầu mối, nhưng cũng có người trực tiếp đi bắt ngoài đồng, bỏ vào rọ rồi mang đến đây bán.
Chợ hoạt động từ sáng đến chiều tối, một phần chợ là nơi trao đổi, mua bán chim. Những người bán ở đây, cho biết bán dế, châu chấu chẳng lời lãi được bao nhiêu, nhưng có nhiều khách mua nên cũng đủ sống qua ngày. Phổ biến nhất là dế được bán với giá 5.000 đồng/bọc, châu chấu giá 2.000 đồng/bọc. Các loài sâu được bán theo lon.
Góc phố nhỏ chuyên bán sâu bọ, cào cào, châu chấu... bên hông Thuận Kiều Plaza (đường Hồng Bàng, Q.5.
Chợ "thần chết"
Hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước tại P.13, Q.5, TP.HCM, khu chợ Kim Biên có khoảng trên 40 sạp kinh doanh hóa chất. Đặc biệt ở đây có cả các loại hóa chất công nghiệp vô cùng nguy hiểm. Bất chấp lệnh cấm và hạn chế sử dụng, nhưng người dân vẫn có thể dễ dàng mua được các loại hóa chất độc hại tại khu chợ "thần chết" này.
Mỗi sạp buôn bán sỉ lẻ trên dưới 50 mặt hàng các loại hóa chất thực phẩm, bột chống mốc, hút ẩm, hương liệu các loại... Ở chợ có hàng chục loại hóa chất làm chín trái cây, biến trái cây non các loại thành chín đẹp sau 3-4 giờ.
Từ các loại bột dùng làm chín trái cây, pha trà sữa hay chế nước lèo bún bò, bún riêu... đến những hương liệu tạo màu thực phẩm, các loại hương như hương tẩm vào mứt, café, bánh; thậm chí cả hương thịt heo, thịt bò dùng để tẩm ướp thịt đã hư, thối cũng đều được tìm thấy tại đây một cách dễ dàng.
Tất cả các loại trái cây, rau củ quả, thịt cá... có vấn đề chỉ cần "phù phép" bằng các hóa chất đều trở thành tươi mới, và người tiêu dùng không hề hay biết nên lãnh trọn hậu quả.
Nhiều loại hóa chất công nghiệp như như KClO3 (kali clorat), phốt pho, lưu huỳnh, bột nhôm (vốn được sử dụng để tạo phát sáng cho pháo) cũng được bày bán với giá khá rẻ... Toàn bộ những sạp hay công ty có bán hóa chất công nghiệp đều hoàn hoàn không hỏi, hay yêu cầu người mua chứng minh mục đích sử dụng, mà chỉ cần đơn giản là "hỏi giá - trả tiền - đong hóa chất".
Những loại sản phẩm dễ gây cháy nổ khác như hộp quẹt gas khủng (to gấp hàng chục lần hộp quẹt thông thường) hay các loại bình gas, bình khò (dùng để thui thịt gia súc, gia cầm)...cũng dễ dàng có thể tìm thấy.
Các loại hóa chất được bày bán tại chợ Kim Biên.
Chợ "ve chai" ngàn đô
Tại đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, vào sáng Chủ nhật, con hẻm nhỏ dưới chân cầu Băng Ky lại trở nên nhộn nhịp bởi phiên chợ ve chai nhóm họp. Những món ve chai tại đây có khi chỉ vài trăm ngàn nhưng có khi giá trị của nhiều món lên tới cả chục ngàn đô. Bên cạnh đó, mỗi món đồ tại đây đều mang giá trị tồn tại một thời trong lịch sử, một câu chuyện, thân phận một con người và có một "lý lịch" riêng. Từ ý tưởng thành lập một khu chợ "ve chai" trên mạng để những ai có đam mê sưu tầm đồ cũ có diễn đàn chia sẻ, sau nhiều năm hoạt động, sàn giao dịch ảo biến thành một chợ thật.
Chợ trưng bày đủ thứ hàng, từ thượng vàng đến hạ cám như đèn dầu, điện thoại, máy may cũ, đồ dùng ăn cơm, nhạc cụ, máy ảnh, máy quạt, loa, ampli cho đến tranh, dây giày, giỏ xách, zippo, đồng hồ, mắt kính cổ, đến cả xe hơi, mô-tô.
Có những món đồ đối với người này là không còn giá trị sử dụng nhưng với người khác thì nó là vô giá. Nhiều người tới đây theo thói quen, giống như một thứ nghiện. Có khi không tha về nhà được món nào nhưng có thể mang về nhiều kiến thức khác nhau về các món hàng "cổ lỗ sĩ" của cái thú chơi ve chai độc đáo. Cũng có những thứ là vô giá vì chủ nhân của nó chỉ mang đến "khoe" chứ không bán dù được trả giá rất cao. Mỗi một món đồ được bán đều được chủ nhân thuyết trình về giá trị lịch sử, nguồn gốc của các chi tiết trên món đồ của mình, đồng thời giải đáp thắc mắc của người xem. Khách quen có, khách mới đến lần đầu cũng có, người trong, ngoài thành phố, Việt kiều và cả người nước ngoài cũng có.
Chợ ve chai "hạng sang" này có nhiều mặt hàng giá vài trăm ngàn, cũng có khi giá trị lên đến vài chục ngàn đô như đồng hồ đeo tay Citizen 100.000 đồng/chiếc nhưng đồng hồ Uply vào thập niên 1950 - 1960 có giá tới 11.500.000 đồng; Omega mạ vàng 300 - 400 USD/chiếc; moto cổ sản xuất trước năm 1900 giá 6.000 USD,...
Chợ "ve chai" ngàn đô tại đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh
Chợ "sung sướng"
Ở Sài Gòn, có nhiều con đường chuyên cung cấp các loại "thần dược phòng the" mà giới ăn chơi Sài thành gọi là "chợ sung sướng" hay "chợ thuốc tình yêu". Trong số đó, nổi tiếng nhất vật là "chợ sung sướng" trên đường Châu Văn Liêm, Q.5 được mệnh danh là thánh địa của các loại thần dược phòng the, muốn gì cũng có, giá cả lại phải chăng.
Rải đều trên đoạn đường chưa đầy 400m này là hàng chục chiếc tủ nhỏ của bà già, phụ nữ và cả những thanh niên trai tráng dùng để bán thuốc lá và... cả thuốc kích dục bán từ sáng sớm cho đến thâu đêm. "Áo mưa", các loại thuốc kích dục, công cụ hỗ trợ cho chuyện ấy được người bán giấu nhẹm trong các bao thuốc lá. Còn có một số người bán không bày biện tủ mà chỉ ngồi đó với chiếc túi xách, trong đó có đủ các loại thuốc tình yêu. Với những người này, khi được hỏi mua thần dược, không phải người bán nào cũng nói có, trừ khi đã quen biết, mua hàng một, hai lần hoặc có người dắt đến.
Các loại thần dược ở chợ thuốc "sung sướng" này thường là thuốc ba không: không có nguồn gốc rõ ràng, không hạn sử dụng và không có nhãn tiếng Việt. Người mua được người bán tư vấn miễn phí cách sử dụng nhưng chính người bán còn mập mờ, thậm chí chẳng biết gì về loại thuốc mà họ đang bán.
Có khá nhiều thành phần tìm đến chợ "sung sướng" Châu Văn Liêm. Ngoài những kẻ đi tìm thuốc, dụng cụ để phục vụ nhu cầu trụy lạc, nhiều người đến đây với hy vọng tìm được loại thuốc thần kỳ chữa căn bệnh "súng cướp cò". Gái mại dâm cũng thường xuyên tìm đến mua thuốc bôi trơn hoặc "đồ chơi" để khi khách có nhu cầu.
"Chợ sung sướng" trên đường Châu Văn Liêm, Q.5
Chợ rắn, chuột của dân nhậu Sài Gòn
Khi dân nhậu Sài Gòn chán các món trong nhà hàng thì chợ rắn, chuột, ếch... ở huyện Củ Chi càng sôi động hơn. Nằm trên tỉnh lộ 8, đoạn đường qua xã Phước Vĩnh An (huyện Củ Chi, TP.HCM) dài hơn 200m nhưng có đến gần chục "gian hàng" bày các loại động vật hoang dã để đáp ứng nhu cầu "đổi gió" của những người sành nhậu.
Mỗi "gian hàng" có 4 - 5 bao cước đựng các loại rắn như trun, nước, hổ hành, hổ ngựa, bông súng... hàng chục con chuột trưởng thành bị nhốt trong chuồng sắt. Trong khi đó bìm bịp, cu rừng,... người bán chỉ bày 1 - 2 con để chào hàng. Những người bán hàng quảng cáo ở đây toàn là "mồi độc", động vật hoang dã chính hiệu, "chất" đồng quê thật sự chứ không phải nuôi nhốt. Rắn được dân nhậu khoái nhất nhưng giá hơi đắt. Rắn hổ ngựa có giá 200.000 đồng/kg, còn rắn nước, trun là 160.000 đồng. Khách hàng tới đây có thể thoải mái lựa chọn. Nếu khách yêu cầu, người bán làm thịt ngay tại chỗ.
Các loại rắn bỏ trong bao cước được bày bán bên đường ở Củ Chi
Hàng chục con chuột được nhốt trong chuồng, còn chim bìm bịp hay chim cu chỉ bày 1-2 con để chào hàng, khi có khách yêu cầu nhiều sẽ có cò mang tới.
Chợ mua của người chán bán cho người cần
Hình thành một cách ngẫu nhiên, chẳng có hóa đơn, không quảng cáo rầm rộ nhưng vẫn bán được hàng và tồn tại gần 10 năm nay, đó là chợ "mua của người chán, bán cho người cần" tại đường Phạm Văn Bạch và Tân Sơn (P.15, Q.Tân Bình). Tại hai con đường này, rất nhiều cửa hàng đã chất đầy hàng "second-hand" từ trong nhà cho đến ngoài mặt đường.
Chợ được hình thành bởi khu vực này tập trung nhiều dân lao động và công nhân, những nhà gốc thành phố giàu lên nên thay đổi đồ liên tục nên nhiều người tới mua rẻ hoặc bán như ve chai, thấy đồ còn tốt nên về tích lũy, sửa sang lại chút rồi bán cho người khác. Những người khó khăn về kinh tế khi đến chợ sẽ tùy ý lựa chọn những sản phẩm giá cả rất hợp túi tiền. Hàng hóa ở đây rất da dạng, như tủ lạnh, tủ đông, tivi, bàn ghế, chén đũa, móc treo đồ... đủ đáp ứng nhu cầu mở quán... của những ông bà chủ ít vốn.
Để có được những mặt hàng phong phú "hút khách", các chủ mua bán đồ cũ cần có "mạng lưới" thông tin dày đặc. Hễ nơi đâu có nhà chuyển đi, đến, các hàng quán buôn bán ế ẩm muốn bán tháo đồ là phải có mặt ngay để "nhập hàng". Lực lượng cung cấp thông tin chủ yếu là những người mua bán ve chai. Buôn bán nhỏ nhưng chợ này cũng thăng trầm theo nền kinh tế đất nước.
Những người lao động nghèo, công nhân tới chợ đồ cũ Phạm Văn Bạch, Tân Sơn có thể lựa chọn được những món đồ ưng ý, chất lượng và giá hợp lý.
Khi kinh tế đi xuống, quán xá đóng cửa nhiều, nhà ít xây nên hàng bán chậm dần. Giờ thì khách chỉ lèo tèo, tuy vậy họ vẫn phải bám nghề vì đã lỡ "ôm" hàng trong kho quá nhiều. Nhiều chủ tiệm cầm cự không nổi, một thời gian sau buộc phải giải phóng hàng tồn bằng cách bán phế liệu. Gian nan là thế nhưng khi được hỏi có muốn bỏ nghề vì buôn bán ế ẩm không thì người nào cũng lắc đầu. "Trót chọn rồi thì phải theo. Nghề này cũng thú vị vì giúp khách tiết kiệm được chi phí. Bán chậm một chút nhưng vẫn có thể đắp đổi qua ngày. Hy vọng kinh tế đất nước hồi phục dần, hàng hóa rồi sẽ bán chạy hơn. "Khó khăn rồi cũng sẽ qua. Hàng mình phong phú, đồ cũ giá rẻ hơn hàng mới 35-40%, chất lượng lại tương đương nên chắc chắn vẫn thu hút khách. Chừng nào còn sinh viên, công nhân và dân nhập cư lao động nghèo thì chợ đồ cũ ở P15Q.Tân Bình vẫn có cơ hội tồn tại".
Theo Lê Quân
Cận cảnh những món ve chai ngàn đô giữa SG Chợ bán đủ thứ, kể cả những món đồ mà ở ngoài tìm đỏ mắt không thấy, từ bộ sưu tầm dao nĩa, muỗng, dây đeo thắt lưng, kiếm, tẩu hút thuốc, chén uống rượu, máy chiếu phim đến xe gắn máy, ô tô, bật lửa... Tất cả đều là "ve chai" nhưng là hàng "độc". Như đã thông tin trên bài viết...