6 mỹ nhân Hoa ngữ phá nát nguyên tác khiến fan nổi giận: Số 2 có tạo hình “đi vào lòng đất”, trùm cuối thua xa Triệu Lệ Dĩnh
Thần thái và diễn xuất của những nữ diễn viên này bị chê khác xa “một trời một vực” so với nhân vật trong nguyên tác đình đám.
1. Văn Vịnh San
Vương Ngữ Yên của Văn Vịnh San trong Thiên Long Bát Bộ 2021 từng khiến nhiều khán giả khó chịu. Cô bị chê không có khí chất thần tiên sắc nước hương trời giống Vương Ngữ Yên mà cố nhà văn Kim Dung đã miêu tả, người khiến Đoàn Dự yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên và gọi là “thần tiên tỷ tỷ”. Thậm chí, khán giả còn so với hai bản Vương Ngữ Yên của Lý Nhược Đồng và Lưu Diệc Phi, khẳng định Văn Vịnh San kém quá xa.
Trần Nghiên Hy diễn vai Tiểu Long Nữ trong phiên bản Thần Điêu Đại Hiệp 2014 từng nhận nhiều chỉ trích của khán giả. Kim Dung từng miêu tả sắc đẹp tuyệt trần của nhân vật này là “trong sáng như gương, dịu dàng như ngọc”. Thế nhưng nhan sắc và tạo hình của Trần Nghiên Hy lại khác “một trời một vực” so với nhân vật này. Cư dân mạng còn dấy lên phong trào chế ảnh hài hước về nhan sắc “mặt bánh bao, tóc đùi gà” của Tiểu Long Nữ.
3. Châu Đông Vũ
Trong Thiên Cổ Quyết Trần , Châu Đông Vũ bị chê diễn xuất nhạt nhòa và gượng gạo khi hóa thân thành nữ thượng thần Thượng Cổ. Thậm chí cách thể hiện của nữ diễn viên còn làm cho nhân vật khác xa nguyên tác truyện, từ một nữ thượng thần có trách nhiệm nặng nề trên vai trở thành một cô gái bồng bột. Trang phục cổ trang khiến cô để lộ ngoại hình nhỏ nhắn, thấp bé và gầy gò quá mức, không toát ra được sự uy nghiêm của thần linh. Dân mạng còn nhận xét Châu Đông Vũ trông giống tì nữ hơn là một vị thượng thần được miêu tả có nhan sắc đẹp nhất tiên giới.
Video đang HOT
Lâm Đại Ngọc của Tưởng Mộng Tiệp ở Hồng Lâu Mộng 2010 bị cho là không mang dáng dấp, khí chất của nhân vật trong nguyên tác. Lâm Đại Ngọc vốn là cô nương liễu yếu đào tơ, hay ốm đau bệnh tật, thế nhưng ngoại hình của Tưởng Mộng Tiệp lại không hề mong manh tí nào. Tạo hình, trang phục, kiểu tóc và lối trang điểm của cô cũng có khác biệt so với những gì mà Tào Tuyết Cần miêu tả trong nguyên tác văn học.
5. Viên San San
Được giao vai nữ chính Nhậm Doanh Doanh trong Tiếu Ngạo Giang Hồ 2013 , Viên San San đã phá nát hình tượng Thánh Cô trong nguyên tác của Kim Dung. Nhan sắc tầm thường và gương mặt đơ như tượng sáp của Viên San San đã khiến cô bị gán mác “Thánh Cô vô dụng”.
6. Mạnh Mỹ Kỳ
Mạnh Mỹ Kỳ từng bị cư dân mạng “ném đá” khá nhiều khi vào vai Bích Dao trong Tru Tiên bản điện ảnh. Tạo hình yêu nữ ma giáo mặc đồ đen xì, tóc búi 3 củ tỏi của người đẹp khiến fan nguyên tác “cạn lời”. Đa số ý kiến cho rằng, Mạnh Mỹ Kỳ không hề thích hợp với vai Bích Dao. Nữ thần tượng còn bị đem ra so sánh với Triệu Lệ Dĩnh – người từng vào vai Bích Dao trong Tru Tiên bản truyền hình.
5 bộ phim phá nát tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung: Bao giờ "huyền thoại" mới được buông tha?
Sau khi Thiên Long Bát Bộ 2021 lên sóng, nhiều khán giả không khỏi thất vọng và đặt ra câu hỏi, liệu các nhà sản xuất có nên tiếp tục remake những "huyền thoại" vang bóng một thời của nhà văn Kim Dung hay không?
Đối với những mọi phim, đặc biệt là fan của dòng phim võ hiệp, những cái tên như Tiếu Ngạo Giang Hồ, Thiên Long Bát Bộ ... ắt hẳn đã không còn quá xa lạ. Thậm chí nó gắn liền với tuổi thơ của hàng triệu khán giả. Chính vì vậy, chủ đề này thường là "mỏ vàng" để các nhà làm phim xào đi nấu lại. Tuy nhiên, xem nhiều quá thì lại nhàm, ăn nhiều quá thì lại ngán. Để thu hút người xem, không ít biên kịch đã làm mới kịch bản, "thêm mắm dặm muối". Và hệ quả là những nồi "lẩu thập cẩm" ngán đến tận óc khiến khán giả phải rùng mình mỗi khi nhắc đến.
Tiếu Ngạo Giang Hồ 2013 - phát súng đầu tiên cho chuỗi phim võ hiệp remake "khó nuốt"
Là một trong những gương mặt quen thuộc của làng phim cổ trang, võ hiệp Trung Quốc, không lạ gì khi "biên kịch vàng" Vu Chính là cái tên đầu tiên xuất hiện trong blacklist đáng quên này. Còn nhớ năm 2013, khi Tiếu Ngạo Giang Hồ (phiên bản Vu Chính) lần đầu tiên được công chiếu, bộ phim đã khiến không ít khán giả bức xúc, mắng chửi vì cải biên quá lố, xa rời nguyên tác. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung, Đông Phương Bất Bại vốn được biết đến là một nhân vật đồng tính nam, thì sang đến tay Vu Chính, bang chủ Nhật Nguyệt thần giáo bỗng hoá thành nữ giới, đã vậy còn cướp ngôi nữ chính của Nhậm Doanh Doanh. Chính mối tình "éo le" này đã khiến cho khán giả phải mắt chữ o, mồm chữ a mỗi khi nhắc đến.
Đâu là nữ chính, đâu là nữ phụ Vu Chính ơi?
Chưa hết, Tiếu Ngạo Giang Hồ còn để cho Lệnh Hồ Xung cùng "dâm tặc" Điền Bá Quang kết giao huynh đệ và có một "anh em sinh đôi" ái nam ái nữ là Dương Liên Đình. Việc cải biên quá lố đã khiến cho Vu Chính nhận phải không ít gạch đá từ khán giả. Dù vậy, anh vẫn cho rằng: "Dù việc cải biên không có báo với Kim Dung nhưng tôi cảm thấy rằng 'Tân Tiếu Ngạo Giang Hồ' cải biên cũng chưa có gì là quá đáng, bản 'Tiếu Ngạo Giang Hồ' của Trương Kỷ Trung thậm chí còn chỉnh sửa nhiều hơn".
Thần Điêu Đại Hiệp 2014 - Tiểu Long Nữ tóc "đùi gà" có 1-0-2
Ngay sau phiên bản thảm hoạ của Tiếu Ngạo Giang Hồ 2013 , Vu Chính một lần nữa dấy lên cuộc tranh cãi nảy lửa khi bộ phim Thần Điêu Đại Hiệp được trình làng. Người ta thường nói "không ai tắm 2 lần trên cùng một dòng sông", ấy thế mà Vu Chính lại một lần nữa huỷ hoại tác phẩm kinh điển của cố nhà văn Kim Dung khi biến tiểu thuyết võ hiệp thành phiên bản tình cảm ướt át.
Nhưng đó vẫn chưa là tất cả, lượng "gạch đá" mà "biên kịch vàng" phải nhận đa số bắt nguồn từ hình tượng tóc "đùi gà", mặt "bánh bao" của chưởng môn phái Cổ Mộ. Trong khi bản Thần Điêu Đại Hiệp 1995 và 2006 đã khắc hoạ vô cùng thành công khí chất của Cô Long, thì đến với Vu Chính, tất cả đã bị phá nát.
Còn đâu Cô Long thần thái ngút trời
Tiếu Ngạo Giang Hồ 2018 - phim võ hiệp hay thanh xuân vườn trường
5 năm sau "siêu phẩm" Tiếu Ngạo Giang Hồ của Vu Chính, khán giả tiếp tục ngỡ ngàng, ngơ ngác đến bật ngửa với phiên bản Tiếu Ngạo Giang Hồ 2018 của đạo diễn Kim Sâm và biên kịch Mạnh Hoan. Đây là bản remake thứ 12 của tác phẩm kinh điển này, và cũng là bản "tệ nhất lịch sử phim truyền hình Trung Quốc" khi mức độ thảm hại được nâng lên một tầm cao mới. "Đi quá xa so với nguyên tác của Kim Dung" chính là nguyên nhân khiến tác phẩm phải chịu sự quay lưng của phần đông khán giả.
Theo như nguyên tác, Lệnh Hồ Xung là một nam tử hán hào kiệt, không sợ trời không sợ đất. Thế nhưng sang đến phiên bản "thanh xuân vườn trường", chưởng môn phái Hằng Sơn - gã trai mê rượu hơn cả mạng sống lại bỗng chốc biến thành một kẻ yếu đuối, mặt mũi non choẹt. Chưa dừng lại ở đó, Đông Phương Bất Bại vốn được Nhậm Doanh Doanh gọi là thúc thúc, nay lại biến thành bạn thanh mai trúc mã. Theo đạo diễn Kim Sâm, ông muốn làm mới tác phẩm của Kim Dung để phù hợp hơn với thị hiếu của giới trẻ. Chính vì thế ông đã chọn lựa những diễn viên trẻ đẹp để phù hợp với dụng ý của mình. Nhưng có lẽ bản thân Kim Sâm cũng không lường trước được, chính diễn xuất thiếu chiều sâu của dàn diễn viên non trẻ đã "giúp" Tiếu Ngạo Giang Hồ trở thành phim võ hiệp nhận về nhiều gạch đá nhất nhì năm đó.
Muốn biết cách chuyển thể từ võ hiệp sang thanh xuân vườn trường, hãy hỏi Kim Sâm và Mạnh Hoan
Thiên Long Bát Bộ 2013 - Chung Hán Lương "gánh team" còng lưng nhưng vẫn không cứu được diễn xuất dở tệ của bạn diễn
Nhằm đưa tác phẩm đến gần hơn với khán giả đại chúng, đặc biệt là giới trẻ, đạo diễn Lại Thanh Thủy đã cố gắng cải biên nội dung. Tuy nhiên, vẫn là vết xe đổ mà nhiều biên kịch đã mắc phải, Thiên Long Bát Bộ 2013 tiếp tục trở thành món ăn "nửa nạc nửa mỡ" không hấp dẫn người xem.
Dù cho quy tụ dàn sao đình đám như Chung Hán Lương, Kim Ki Bum, Trương Mông, Giả Thanh, bộ phim vẫn bị "ném đá" dữ dội. Điểm sáng duy nhất chỉ có thể kể đến chính là diễn xuất của Chung Hán Lương, thế nhưng bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ để giúp khán giả đủ kiên nhẫn để xem hết tác phẩm này.
Anh diễn rất tốt nhưng khán giả thì rất tiếc
Thiên Long Bát Bộ 2021 - kỹ xảo 3 xu thua cả Tây Du Ký
Poster sang xịn mịn
Poster Thiên Long Bát Bộ 2021 thì đẹp như tranh ấy vậy mà lên phim lại khiến khán giả phải xanh mặt vì shock dù chỉ mới công chiếu ít lâu. Trong phân đoạn Đoàn Dự bị bắt đứng ra bảo vệ Mộc Uyển Thanh khi Nam Hải Ngạc Thần truy đuổi, phần kỹ xảo lỗi thời của phim nhận về "cơn mưa" gạch đá từ khán giả. Ngoài ra, bộ phim cũng bị chê không khác Cô Dâu 8 Tuổi là mấy vì quá lạm dụng kỹ thuật slow-motion.
Chiếc background này giống trong phim Tây Du Ký quá chừng nè!
Có thể nói, việc làm phim remake chưa bao giờ là điều dễ dàng bởi sự so sánh là không thể tránh khỏi. Nhất là khi những tác phẩm gốc đã quá thành công và gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ khán giả. Từ kỹ năng diễn xuất, tạo hình, từng câu thoại, cử chỉ đều sẽ được đưa lên bàn cân. Thế nên, làm phim remake luôn đòi hỏi sự dũng cảm và tâm huyết cực lớn từ các nhà làm phim. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn một số nhà sản xuất với mục đích thương mại hoá mà vô tình hủy hoại hết những giá trị tốt đẹp của tác phẩm gốc. Thế nên việc khán giả quay lưng hẳn là việc tất yếu.
Nhan sắc thất thường của dàn nữ Thiên Long Bát Bộ 2021: Mỹ nữ lẳng lơ gây chú ý, thần tiên tỷ tỷ chưa phải "thảm bại" nhất Dàn nhân vật nữ của Thiên Long Bát Bộ 2021 khiến dân tình vô cùng hoang mang. Vậy là gần như tất cả các nhân vật nữ quen thuộc của Thiên Long Bát Bộ đã lộ diện ở phiên bản 2021. Dự án remake lần này đang nhận về không ít quan điểm trái chiều cũng vì các nàng đây. Có người tạm...