6 món ăn lạ miệng ở Hội An
Phố cổ Hội An tuy nhỏ nhưng văn hóa ẩm thực lại vô cùng phong phú. Bánh đập hến xào, canh bột báng hay mạc nạm,… là những món ăn hấp dẫn mà bất cứ du khách nào có cơ hội được thưởng thức sẽ không bao giờ quên.
1. Bánh đập hến xào
Bánh đập là món đặc sản phổ biến mà bất kỳ ai đến Hội An cũng khó có thể bỏ qua. Tuy cách chế biến khá đơn giản, nhưng bánh đập hến xào vẫn nổi bật bởi mang đậm hương sắc Hội An.
Món bánh đập hến xào hấp dẫn, đậm vị
Giống như món bánh đập quen thuộc ở các tỉnh miền Trung, bánh đập hến xào vẫn có một miếng bánh tráng và bánh ướt, nhưng điểm nhấn ở đây chính là hến. Hến thường được xào rất đơn giản để giữ độ ngọt. Trộn lẫn các loại gia vị, thêm vào đó đậu phộng, hành phi, sa tế, vừng và một chút rau răm… đảo sơ qua lại một hồi là được.
Nước chấm cũng là một yếu tố quan trọng làm nên hương vị cho món ăn này của Hội An. Nước chấm được pha từ nước mắm cá cơm, thêm ớt tỏi, thịt quả thơm băm nhuyễn, đậu phộng và hành phi.
Khi ăn, bạn chỉ cần rải đều hến lên miếng bánh đập. Vị thơm ngọt nhẹ nhàng, vừa giòn vừa dai của bánh đập kết hợp với vị mặn, ngọt của hến xào, tuy bình dị nhưng vô cùng ngon miệng. Hơn nữa, giá thành của món ăn này khá rẻ, chỉ từ 15.000 đến 20.000 đồng cho một đĩa bánh đập đặc biệt.
2. Mì sứa
Mì sứa đặc biệt do nó là món ăn theo thời vụ, không phải lúc nào bạn cũng có thể bắt gặp. Mùa sứa thường bắt đầu khoảng từ tháng 3 âm lịch đến mùa hè, thời gian này bạn cũng có thể ghé các gánh mì rong bên lề đường để ăn mì sứa và hiểu thêm về ẩm thực phố Hội.
Mì sứa là đặc sản chỉ có thể thưởng thức vào một thời điểm nhất định trong năm
Những miếng sứa trong veo, dai giòn được xắt thành miếng nhỏ vừa, ăn cùng những sợi mì to dày, đặc biệt nhất là phải thưởng thức trên ghe mới đúng điệu. Văn hóa mì ghe ở Hội An khiến nhiều người thích thú, bởi cảm giác vừa xì xụp tô mì vừa lắc lư theo nhịp sóng nước là một trải nghiệm khó quên.
Video đang HOT
3. Canh bột báng
Bột báng thường được dùng để chế biến chè hoặc các món ngọt. Tuy nhiên, ở xứ Quảng, bột báng lại được “biến tấu” theo một lối riêng, trở thành một món canh mặn mà, hấp dẫn và đầy bổ dưỡng
Cách chế biến canh bột báng cũng không quá phức tạp. Khâu lựa chọn bột báng luôn là bước quan trọng, quyết định đến chất lượng của tô canh. Bột báng sử dụng để nấu canh thường là loại bột tốt, hạt có màu trắng trong. Bên cạnh đó, dùng bột tốt khi nấu sẽ giúp các viên bột tách nhau riêng rẽ, không bám thành từng dề, đảm bảo được độ thẩm mỹ khi thưởng thức.
Bột báng được lựa chọn kĩ lưỡng
Nước canh bột báng có thể ninh từ xương heo hoặc xương gà. Tùy sở thích mà người ta ăn canh bột báng với tôm, cua, trứng cút, chả thịt, tuy nhiên không thể thiếu được trứng gà đánh tơi thành những sợi nhỏ màu vàng bắt mắt. Rắc thêm ít tiêu và hành ngò là một bát canh ngon đã hoàn thiện.
Những buổi chiều đông hay ngày mưa phùn, được thưởng thức bát canh bột báng, tận hưởng cảm giác lan tỏa của mọi hương vị, đó sẽ là một cảm giác vô cùng thích thú.
4. Mạc nạm
Món ăn có cái tên lạ này hiện nay gần như không còn nơi giữ đúng hương vị. Thực chất, nó được nấu từ gân bò, gàu bò, bạc nhạc bò như món cà ri hoặc bò kho, nhưng được ướp bằng các vị thuốc bắc rất đặc biệt theo bí quyết riêng của người nấu.
Từng miếng thịt mềm nhừ nhưng không nát, nước sốt màu hổ phách sóng sánh hấp dẫn được ăn kèm với bánh mì con cóc to hơn nắm tay một chút.
Bạn sẽ có cơ hội nếm thử món ăn này trong mâm cơm một gia đình người Quảng.
Mít được dùng để nấu là loại mít ráo sắp chín. Người ta tận dụng hột mít để luộc chín và giã mịn, trộn chung với tôm thịt xay, thêm nước mắm, tiêu, tỏi, ớt rồi nhồi phần nhân đã chuẩn bị vào từng múi mít.
6. Bánh tổ
Có một món ngon Hội An vào ngày Tết thường được đặt lên bàn thờ tổ tiên, đó là món bánh tổ. Bánh tổ cùng với cao lầu là hai món ăn truyền thống, đặc trưng cho “văn hóa ẩm thực” và là món ngon, đặc sản phố cổ Hội An từ hàng trăm năm qua.
Món bánh tố trong tết cổ truyền của người Hội An
Cũng như bánh tét, bánh chưng, bánh tổ được nấu trước ngày Tết. Nguyên liệu gồm có nếp và đường. Bột nếp và đường đem “sên” cho thật kỹ, lọc bỏ hết tạp chất rồi thêm vào chút nước gừng tươi để làm tăng hương vị. Sau đó cho bột vào chiếc khuôn, bên trong có lót sẵn lớp lá chuối khô.
Đặc trưng của bánh tổ Hội An là vừa dai vừa dẻo, hương vị đậm đà thơm ngon, có thể để được lâu mà không sợ bị ẩm mốc. Có nhiều cách để thưởng thức món bánh tổ, nhưng phổ biến nhất là xắt miếng và chiên với dầu đậu phộng. Miếng bánh tổ béo ngậy, thơm lừng mùi đường, mùi gừng, mùi nếp. Bỏ miếng bánh vào miệng, nhai và nuốt đến đâu cảm giác vị ngọt, thanh lan tỏa đến đó.
Theo Dân trí
Tour ẩm thực cho một ngày ở Hội An
QUẢNG NAMCNN cho rằng các món ăn ở phố cổ Hội An là sự kết hợp giữa nhiều nền ẩm thực khác nhau, tạo sự đa dạng thú vị.
"Hội An là một thành phố du lịch độc đáo, ẩm thực ở đây cũng vậy" - trang CNN viết về Hội An trên bài báo ngày 25/9. Đây không phải lần đầu tiên phố cổ ở Quảng Nam được báo quốc tế khen ngợi. Đầu tháng 9, nơi đây nằm trong top 13 thành phố đẹp của châu Á, còn ẩm thực xứ Quảng nhiều lần được đánh giá cao như món bánh mì "ngon nhất thế giới" hay cao lầu - sự kết hợp của nhiều nền ẩm thực, khiến thực khách khó chối từ.
Cao lầu Hội An
Hiện nay, khách du lịch đến Hội An theo hai kiểu. Nhiều người thích tìm hiểu các nét văn hóa, kiến trúc nhà cổ di sản thế giới, chụp ảnh sống ảo. Bên cạnh đó, không ít du khách, food blogger tới đây để thực hiện food tour bởi đồ ăn đa dạng, hấp dẫn từ quán lề đường đến món ăn trình bày đẹp đẽ, chỉn chu trong nhà hàng. Thú vị nhất phải kể đến đặc sản cao lầu mà nhiều người cho rằng nó là sự pha trộn giữa ẩm thực Việt Nam - Trung Quốc - Nhật Bản.
Linh hồn của món ăn là sợi cao lầu làm từ bột gạo cũ (gạo để lâu) và nước giếng cổ Bá Lễ cho sợi màu nâu, chắc, tuy hơi khô nhưng có sự tương đồng mạnh mẽ với sợi mì udon trong ẩm thực Nhật Bản. Còn thịt heo xá xíu nấu theo kiểu người Hoa, thái lát mỏng. Ăn kèm rau sống, nước mắm ớt tỏi... như các món mì của Việt Nam. Sở dĩ có cách nấu này là bởi trước đây Hội An từng là thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây suốt thế kỷ 17-18. Vì thế ẩm thực ở đây là sự giao thoa hài hòa của nhiều nơi, có thể phù hơp mọi đối tượng khách hàng. Đa phần du khách muốn khám phá ẩm thực có thể đăng ký lớp học nấu ăn trong ngày cùng đầu bếp bản địa với mức phí nhất định.
Bên cạnh những quán ăn đậm chất địa phương, khá nhiều nhà hàng, quán bar phục vụ đúng kiểu Âu cho du khách quốc tế. Giữa khung cảnh yên bình nơi phố Hội, bạn có thể thoải mái thưởng thức miếng bánh panna cotta chuẩn vị, ly cocktail mát lạnh bên bờ sông Hoài, ngắm lồng đèn, hóng gió trong đêm hay nghe nhạc sống trong các quán bar hút khách Tây.
Gợi ý food tour trong ngày dành cho du khách ở Hội An:
Tiệm bánh căn trên đường Trần Cao Vân là điểm hẹn mỗi chiều của giới trẻ Hội An. Bánh giòn, vừa ăn, kết hợp với nhiều thứ như đu đủ ngâm, nem rán, chả... chan nước mắm ngọt là món lót dạ được dân địa phương ưa thích vào buổi xế chiều.
Sáng: Bắt đầu ngày mới bằng ổ bánh mì nóng hổi và ly cà phê cóc ngay chân chùa Cầu. Bánh mì đặc ruột, nhân đầy đặn ăn một ổ đủ no, kết hợp hoàn hảo cùng ly cà phê thơm lừng ngắm cảnh sông nước. Giá bánh mì từ 10.000 đến 30.000 đồng/ổ tùy nơi. Có vài địa chỉ cho bạn lựa chọn, không nhất thiết phải đến tiệm nổi tiếng nhất bởi hương vị của chúng na ná nhau.
Địa chỉ: bánh mì Phượng (2B Phan Chu Trình); bánh mì Madame Khánh (115 Trần Cao Vân); bánh mì Lành (430 Cửa Đại)...
Trưa: Mì Quảng, cao lầu, bánh ướt cùng hàng trăm món trong chợ Hội An nằm ngay trung tâm phố cổ chắc chắn sẽ khiến bạn hoa mắt. Khu ẩm thực trong chợ được quy hoạch vài năm gần đây, sạch sẽ để đón du khách. Bạn có thể tìm được đủ món đặc sản phố Hội trong cùng một nơi với giá rẻ mà không phải mất công đi xa.
Địa chỉ: Chợ Hội An - 19 Trần Phú.
Tô bún thịt nước chuẩn vị xứ Quảng.
Xế chiều: Dạo quanh phố cổ, sau đó thưởng thức bún thịt nướng vỉ trên bếp than từ những bà bán gánh hàng rong lót dạ. Đặc trưng của món bún này nằm ở nước sốt chế biến từ đậu phộng, gan béo bùi, thêm nhiều thứ gia vị. Các tiệm bánh đập dọc bờ sông Hoài ở Cẩm Nam cũng là một gợi ý không tồi. Thực đơn phải thử gồm có: Bánh đập, hến trộn, chè bắp.
Địa chỉ: Từ trung tâm phố cổ, bạn qua khỏi cầu Cẩm Nam, đi khoảng 800 m nữa là đến một loạt quán ăn bên bờ sông.
Tối: Có khá nhiều sự lựa chọn như bánh bao bánh vạc, cơm gà (bà Hồ, bà Buội, bà Ty...), nem nướng Bá Lễ, cao lầu bà Thanh, mì quảng ông Hai... Sau đó dạo phố cổ ngắm lồng đèn rồi thưởng thức ly sữa đậu nành nóng ngay góc đường Phan Chu Trinh.
Theo Ngôi sao
Giữa rừng "sơn trân hải vị", đâu là biểu tượng ẩm thực của Hội An? CNN gần đây có một bài viết về Hội An, một di sản được UNESCO công nhận năm 1999 và cũng được coi là thủ đô ẩm thực của Việt Nam. Được nhiều người coi là thủ đô ẩm thực của Việt Nam, Hội An mang tới một thực đơn các món ăn vô cùng đa dạng để thỏa mãn mọi cơn thèm...