6 mốc đặc biệt quan trọng trong thai kỳ
Từ lúc bé chỉ bằng hạt đậu, sau 9 tháng bé sẽ lớn bằng con gấu bông và sẵn sàng chui ra ngoài để gặp mẹ.
Giai đoạn 1:
Bạn vừa mới phát hiện là mình mang thai, bạn cảm thấy hoảng hốt và không tin mình sắp làm mẹ. Nghĩ đến việc sinh con là bạn đã thấy sợ và ngạc nhiên tự hỏi làm sao mà mình làm được nhỉ. Tất cả mọi người đều xem bạn là một thai phụ ư? Bạn cảm thấy mệt mỏi, đúng vậy, rất mệt mỏi, mình mẩy đau nhức. Bạn lại hỏi liệu có phải đó là biểu hiện của người mang thai. Nói chung nếu lần đầu mang thai bạn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ.
Giai đoạn 2:
Bạn trông có vẻ béo lên nhưng chưa phải do cái thai đâu. Mọi người nghĩ rằng bạn đang mang thai nhưng bạn chưa vội nói ngay cho mọi người biết về “bí mật tuyệt vời” của mình. Mọi người sẽ hỏi bạn cảm thấy thế nào trong suốt thời gian ấy. Bạn nên chuẩn bị mua một vài bộ đồ cho thời kỳ sau sinh. Có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, ốm, đau ngực và bị đi tiểu nhiều, không phải lo đâu, đó là biểu hiện bình thường thôi.
Từ lúc bé chỉ bằng hạt đậu, sau 9 tháng bé sẽ lớn bằng con gấu bông và sẵn sàng chui ra ngoài để gặp mẹ. (ảnh minh họa)
Giai đoạn 3:
Lúc này, nhìn bạn thật sự rất đáng yêu xứng đáng là ứng cử viên cho một vài mẫu quảng cáo về bầu bí nào đó. Mọi người đã rõ về “cái bụng” của bạn và họ không ngớt lời chúc mừng sự may mắn ấy. Bạn cảm thấy thật tuyệt vời. Đây mới chỉ là một giai đoạn hạnh phúc thôi, Điều tuyệt vời vẫn còn ở phía sau.
Giai đoạn 4:
Video đang HOT
Bạn cảm thấy hơi khó thở và một số phần cơ thể bị phù. Khi bạn bị nghén, người thân sẽ hỏi luôn hỏi thăm xem bạn đã có những gì rồi. Ngay lúc này đây, bạn có thêm một “quyền năng” nữa hãy nghĩ cho con một cái tên. Bạn cảm thấy hơi phiền vì phải mặc những bộ đồ bầu nhưng bạn lại chẳng muốn đi mua vài bộ mới, hiển nhiên, bạn đã chuẩn bị rồi mà. Từ việc dọn “violong” chân, đi giầy dép cho đến việc chăm sóc cơ thể nói chung đã trở nên khó khăn hơn.
Giai đoạn 5:
Bạn cảm thấy mình đã “quá khổ” và mấy bộ đồ kia trở nên thừa thãi. Bạn chỉ muốn ném tất cả chúng đi và gào lên. Mọi người sẽ hỏi: “Lần đầu có em bé đấy à?” Lúc này bạn đã hiểu được sự vất vả của những người già và người béo trong việc lấy những đồ vật xung quanh. Thật tệ vì bạn sẽ sắp trở nên như vậy. Bạn cảm thấy rùng mình và chỉ muốn con mau chóng chào đời. Mà việc này khó như thể nó sẽ chui qua lỗ mũi vậy.
Giai đoạn 6:
Bé con kháu khỉnh đây rồi! Bạn muốn bỏ quách đống đồ bầu kia đi nhưng chớ làm vậy, bạn nên cất chúng đi cho lần sau. Điều cần làm bây giờ là lấy lại vóc dáng khi xưa của mình, tìm lại những đêm ngon giấc, những món ăn nóng hổi hấp dẫn thôi nào.
Theo Khám Phá
Lỗi lớn khiến mẹ sinh con nhẹ cân
Mẹ nên ngừng sử dụng chất kích thích vì đấy có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhẹ cân ở trẻ sơ sinh.
Những em bé sinh ra ít hơn 2,5kg được cho là nhẹ cân. Trẻ sơ sinh nhẹ cân dễ mắc nhiều nguy cơ thị lực và hệ thần kinh phát triển kém so với thông thường. Ngay cả khi siêu âm, các bác sĩ đã có thể cho bạn biết về điều này dựa trên kết quả về hình ảnh.
Nguyên nhân gây nhẹ cân
Do sinh non
Sinh non là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh thiếu cân. Tuy nhiên, bạn sinh con đủ tháng nhưng bé vẫn bị nhẹ cân. Nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc do trẻ không được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng khi còn trong bào thai.
Sinh non nghĩa là sinh trước 37 tuần của thai kỳ. Tỷ lệ trẻ sinh non có nguy cơ tử vong cao hơn so với trẻ đủ tháng tuổi.
Do lối sống và bệnh của mẹ
Ngoài yếu tố do sinh non thì lối sống và bệnh của mẹ cũng gây nên tình trạng trên. Một số nguyên nhân khác như: mẹ dưới 17 tuổi, tăng cân không đủ trong thai kỳ, mẹ hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai, mẹ bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh như tiểu đường và cao huyết áp cũng có thể là mẹ bị bệnh mãn tính. Cũng có thể là mang thai đôi hoặc thai ba, mẹ có tiền sử sinh non.
Mẹ nên ngừng sử dụng chất kích thích vì đấy có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhẹ cân ở trẻ sơ sinh. (ảnh minh họa)
Cách khắc phục
Mẹ phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và con để theo dõi chi tiết sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, cần chăm sóc sức khỏe của mẹ thật tốt cả về thể trạng lẫn tình thần.
Axit folic đóng vai trò rất quan trọng và cần khoảng 400 mg trong suốt thai kỳ. Nếu lượng axit này bị thiếu sẽ dẫn đến nguy cơ những dị tật bẩm sinh. Nếu mẹ có thói quen hút thuốc lá thì phải ngưng ngay vì trong thuốc lá có chứa các chất khiến trẻ có trọng lượng thấp và nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Mẹ cũng phải giảm uống rượu và một số loại kích thích. Đảm bảo về chế độ dinh dưỡng cho mẹ.
Chăm sóc trẻ nhẹ cân
Tại bệnh viện
Trong giai đoạn đầu, trẻ nhẹ cân nên được chăm sóc tại bệnh viện. Ở đây, các bác sĩ có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, dinh dưỡng cho bé. Bạn thấy có quá nhiều dây được tiếp xúc với bé con thì cũng không nên lo lắng quá. Bởi vì chúng dùng để đo các chỉ số như: Mức độ oxy, huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể.
Chăm sóc tại nhà
Khi trẻ cứng cáp hơn, gia đình có thể chuyển bé về chăm sóc tại nhà cho thuận tiện. Theo các chuyên gia, chỉ có khoảng 20% trẻ sơ sinh bị nhẹ cân bẩm sinh, 80% là do lối sống của mẹ. Lúc này, gia đình đặc biệt là người mẹ phải hết sức chú ý trong phương pháp chăm sóc trẻ. Nên chăm sóc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những bệnh do nhẹ cân
Hiển nhiên rằng trẻ nhẹ cân sẽ có nguy cơ mắc bệnh tật cao hơn so với trẻ đủ cân, thậm chí là những bệnh hiểm nghèo. Các bệnh thường gặp: giảm chức năng hô hấp phổi, hệ thống miễn dịch suy yếu, bại não, khuyết tật bẩm sinh, các vấn đề về nhận thức hành vi...
Phòng tránh
Trước khi có ý định mang thai, phụ nữ phải có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt tâm lý cũng như sức khỏe. Người phụ nữ cần tiêm văcxin phòng một số bệnh như cúm, sởi, rubella...Tìm hiểu về bệnh di truyền hoặc một số bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Theo Khám Phá
Cách giúp mẹ bầu không bao giờ bị chuột rút Với những cách đơn giản dưới đây, mẹ bầu sẽ không phải thức giấc giữa đêm vì chuột rút. Chuột rút là triệu chứng phổ biến khi mang thai đặc biệt với những mẹ mang bầu giai đoạn 2, 3 của thai kỳ. Triệu chứng này ảnh hưởng đến khoảng 50% mẹ bầu, chủ yếu bị ở chân. Nguyên nhân là do quá...