6 mẹo làm dọc mùng không ngứa tay
Hẳn là có rất nhiều bà nội trợ dù rất thích ăn nộm dọc mùng hay canh chua dọc mùng song lại ngại làm. Bởi vì mỗi lần làm là họ bị một trận ngứa rộp hết cả tay. Mặc dù khi làm, họ cũng tước vỏ rồi cắt miếng, cho 1 nắm muối hạt rồi để một lúc mới vắt sạch nước đi và rửa lại bằng nước lã.
Thông tin trong bài viết này rất thiết thực cho những chị em thích ăn nhưng ngại làm dọc mùng vì mỗi lần làm lo sợ bị ngứa tay khủng khiếp.
Hẳn là có rất nhiều bà nội trợ dù rất thích ăn nộm dọc mùng hay canh chua dọc mùng song lại ngại làm. Bởi vì mỗi lần làm là họ bị một trận ngứa rộp hết cả tay. Mặc dù khi làm, họ cũng tước vỏ rồi cắt miếng, cho 1 nắm muối hạt rồi để 1 lúc mới vắt sạch nước đi và rửa lại bằng nước lã. Thế mà khi chạm tay vào nước là lại cảm thấy bắt đầu thấy ngứa khủng khiếp. Hiện tượng này không chỉ gặp khi họ làm dọc mùng mà còn khi làm khoai sọ cũng bị ngứa tương tự.
Tuy nhiên, đó chỉ là do các chị em làm chưa đúng quy trình thôi. Đã có rất nhiều chị em tiết lộ cách làm dọc mùng không bị ngứa tay rồi đây.
1. Theo như chị Nguyễn Ly, 27 tuổi ở Văn Cao, HN chia sẻ bí quyết làm dọc mùng không ngứa rất đơn giản:
“Ngày trước mình mỗi lần làm dọc mùng cũng hay bị ngứa tay điên cả người. Vì thế, có thời gian dù rất thích ăn dọc mùng song mình chẳng dám mua về. Nhưng một lần đến nhà bác, thấy bác đang làm dọc mùng để nấu canh cá ngon ơ mà không bị ngứa tay. Mình hỏi và học tập bí quyết của bác luôn.
Giờ, mình làm dọc mùng toàn dùng loại bao tay mỏng (một hộp 100 cái). Hôm nào nhà hết bao tay thì mình buộc túi nilong vào một bên và chỉ dùng bên tay ấy để vò dọc mùng. Nếu hôm nào vẫn thấy ngứa tay chút thì có thể hơ tay qua lửa cho nóng lên là đỡ đấy. Giờ thì mình biết cách làm vậy nên toàn ăn dọc mùng. Lúc thì làm nộm, lúc nấu xương, nấu cá”.
2. Phan Vân – một bà nội trợ 45 tuổi lại có mẹo làm dọc mùng cũng rất hay:
“Để làm dọc mùng không ngứa, bạn hãy đun 1 nồi nước, bỏ vào đó chút muối rồi cho dọc mùng (đã tước vỏ, xắt miếng) vào chần qua. Sau đó đổ dọc mùng ra rá, rửa lại bằng nước lạnh và vắt kiệt.
Video đang HOT
Lúc này có thể dùng dọc mùng nấu như bình thường. Nhớ là dọc mùng rất mau chín nên chỉ cho vào nồi canh sau cùng khi gần bắc ra. Làm vậy khi ăn cũng sẽ không bị ngứa chút nào”.
3. Chị Hải – một bà nội chợ ở Hà Đông cho biết nhà chị cũng rất hay ăn dọc mùng và chị thường làm thế này để không bị ngứa:
“Mình thường tước vỏ dọc mùng rồi thái vát. Sau đó, rắc chút muối trộn đều. Ngâm khoảng 15 phút, dùng bao ni lông đeo vào tay để vắt dọc mùng. Song không vắt kiệt mà chỉ vắt sơ.
Tiếp tục trần qua nước sôi, có cho một chút muối vào nước đó. Mình đảm bảo làm theo cách này sẽ không bị ngứa tay khi làm, khi ăn cũng vậy và dọc mùng không bị dai (do vắt kỹ quá). Các mẹ thử tham khảo xem”.
4. Hồng Hạnh, 24 tuổi thì chia sẻ: “Em hay làm dọc mùng lắm. Nhưng kinh nghiệm của em là, khi làm dọc mùng hay các loại rau củ có mủ là em bôi lên tay một ít sữa tươi trước khi làm thì sẽ không bao giờ bị ngứa tay. Dùng sữa tươi vừa tiện mà lại không sợ hóa chất”.
5. “Trước đây mỗi lần mẹ đi vắng, em phải vật lộn với một đống dọc mùng là thấy hoảng vì lần nào em cũng bị ngứa điên lên. Nhưng giờ em đã có cách trị hết nứa rồi. Đó là trước khi làm dọc mùng, cho một thìa đường vào tay xát 1 lúc. Khi nào gần tan hết đường ở tay đi thì rửa. Khi ấy tay không ngứa mà mềm mại mịn màng dễ chịu lắm” – Thảo, 19 tuổi nói.
6. Chị Nguyễn Linh lại có cách làm dọc mùng rất đơn giản. Chẳng phải đeo bao tay gì hết mà vẫn không bị ngứa:
“Khi làm dọc mùng, tước vỏ dọc mùng xong, mình vẫn mang rửa bình thường cho sạch. Mình không bóp dọc mùng hay gì cả. Ngược lại, mình chỉ cần vẩy cho hết nước, rồi mang vào thái lát mỏng.
Sau đó, mình nấu nướng món gì thì nấu khỏi lo bị ngứa. Nói tóm lại để không bị ngứa, bạn tuyệt đối đừng thái lát ra rồi rửa nước. Bởi càng làm thế càng bị ngứa. Các mẹ cứ thử 1 lần thái xong bỏ vào nồi dấm cá hay làm món nộm chua như thế các mẹ ạ”.
Theo PNO
[Chế biến] - Bún ngao dọc mùng
Thưởng thức bữa sáng với bún ngao dọc mùng thật chẳng còn gì bằng cả.
Nguyên liệu (cho 2 người ăn):
Thực hiện:
Bước 1: Dọc mùng tước bỏ vỏ, rửa sạch, thái vát và xóc với 1 chút muối để dọc mùng ra hết chất ngứa
Bước 2: Ngao rửa sạch, luộc chín với lượng nước vừa đủ. Khi ngao chín thì vớt ngao ra và giữ lại phần nước vừa luộc.
Bước 3: Cà chua bổ miếng cau vừa ăn.
Bước 4: Thịt ngao bỏ phần vỏ và chất thải, rửa sạch.
Bước 5: Dọc mùng bóp sạch với muối, rửa lại vài lần với nước sạch cho hết nhớt và ngứa.
Bước 6: Cho sấu/ me vào phần nước ngao vừa luộc, đun sôi, nêm nếm chút mắm muối.
- Hành, thì là thái nhỏ
Bước 7: Cho dầu vào chảo và hành khô phi thơm, cho cà chua vào xào cùng với dọc mùng và thịt ngao, xào vừa chín tới thì trút vào nồi nước dùng ngao. Nêm nếm lại cho vừa miệng ăn và thêm hành thì là vào.
Bước 8: Cho bún vào mỗi bát, chan nước và thưởng thức món bún ngao dọc mùng dễ ăn trong những ngày hè nóng nực thôi nào!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với bún ngao dọc mùng!
Theo eva
[Chế biến] - Canh cá quả nấu dọc mùng Vị chua chua, cay cay của bát canh cá nấu dọc mùng thật thích hợp cho bữa tối quây quần của cả nhà. Nguyên liệu: (2-3 người) 500-600g cá quả, 1 bó dọc mùng 3 quả cà chua, rửa sạch, thái miếng vài nhánh hành lá, rửa sạch, thái riêng phần lá và đầu hành trắng 1 quả me, gọt vỏ, 1 quả...