6 mẹo hiệu quả các mẹ có thể thử nếu con nhất quyết đòi ti mẹ chứ không chịu bú bình
Bạn sẽ phải trở lại làm việc nhưng con nhỏ không chịu bú sữa trong bình, nếu vậy thì các mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những mẹo dưới đây.
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi các bà mẹ phải sớm trở lại làm việc thì việc cho con bú trực tiếp rất khó khăn, do đó các bà mẹ thường vắt sữa ra bình hoặc chuyển sang cho trẻ uống sữa ngoài hoàn toàn.
Việc các em bé đã quen với việc bú trực tiếp từ vú mẹ sẽ rất khó chuyển sang bú bình do sự khác biệt. Dưới đây là một số lời khuyên mà bạn có thể thử để giúp bé tập cách bú bình:
1. Đừng cho trẻ bú bình khi quá đói
Bạn chỉ nên tập cho trẻ bú bình khi trẻ có tâm trạng cởi mở và thoải mái (Ảnh minh họa)
Khi đói, trẻ thường rất khó chịu và nếu như trẻ đang bú mẹ thì việc cho trẻ bú bình khi đói sẽ vô cùng khó khăn. Việc làm quen với núm vú giả bằng silicon không hề đơn giản đối với trẻ nhỏ, do đó bạn hãy thử cho bé bú bình khi bé có tâm trạng tốt và cởi mở hơn.
2. Để ngón tay của bạn dưới núm vú giả
Có thể hơi kì lạ nhưng việc đặt ngón tay dưới núm vú giả làm cho núm vú giả có màu hồng hào như vú của mẹ. Điều này sẽ làm cho trẻ có cảm giác quen thuộc hơn, trẻ sẽ dễ dàng quen với núm vú giả theo cách đó và uống sữa từ bình một cách dễ dàng.
3. Thay phiên cho trẻ ngậm núm vú giả và bình bú
Một bà mẹ đã chia sẻ rằng nên rèn luyện phản xạ mút của trẻ bằng cách cho trẻ ngậm núm vú giả trong miệng rồi sau đó thay thế bằng bình bú. Trẻ sẽ quen dần và bú bình một cách thoải mái hơn.
4. Hương vị sữa của bạn
Video đang HOT
Hương vị sữa cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không bú bình được
Sữa mẹ có chứa một loại enzyme là lipase giúp phân giải chất béo và làm sữa mẹ dễ tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên, hàm lượng lipase cao có thể khiến sữa mẹ có vị như xà phòng hoặc kim loại, đây có thể là một trong những lý do khiến bé không uống khi sữa mẹ được vắt ra bình. Để tránh điều này, bạn nên học cách vắt sữa mẹ cho trẻ đúng cách.
5. Sử dụng núm vú chảy chậm
Khi bú trẻ sơ sinh mút sữa từ núm vú giả, sữa ra nhiều có thể khiến cho trẻ khó chịu hoặc bị sặc. Do đó, việc lựa chọn một bình sữa có núm vú chảy chậm sẽ làm cho trẻ có cảm giác quen thuộc như bú mẹ và bú dễ dàng hơn. Đôi khi trẻ sẽ lại từ chối vú mẹ khi đã quen với núm vú giả có dòng chảy ổn định.
6. Nhờ người khác cho trẻ bú bình
Việc mẹ bế và cho trẻ bú bình có thể gây khó chịu cho trẻ khi cách bú và hương vị sữa không giống như bú trực tiếp từ mẹ. Do đó, bạn nên nhờ một người thân khác trong gia đình giúp đỡ khi cho trẻ bú bình.
Nguồn: Smart Parent
Rất nhiều trường hợp trẻ chết vì ngạt thở khi ngủ, cha mẹ cần làm những việc dưới đây
Chính sai lầm của cha mẹ đã khiến không ít đứa trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng nguy hiểm vì ngạt thở khi ngủ, đến lúc phát hiện ra thì đã quá muộn.
Theo trang web QQ thông tin, mới đây một cặp vợ chồng trẻ ở Hàng Châu (Trung Quốc) thức dậy, họ kinh ngạc khi phát hiện cậu con trai 42 ngày tuổi nằm bên cạnh bất động, trong miệng còn thổ ra máu. Hai vợ chồng vội vàng đưa con đến bệnh viện, tuy nhiên không thể cứu được vì đứa trẻ đã ngạt thở quá lâu. Cuối cùng, người cha đã phải ký vào giấy thông báo tử vong của bệnh viện.
Đây không phải là trường hợp duy nhất trẻ sơ sinh tử vong trong khi ngủ ở Trung Quốc. Vào tháng 3 năm 2015, một người mẹ trẻ ở Gia Hưng, Chiết Giang đã để đứa trẻ nằm sấp khi ngủ, dẫn đến cô bé mới sinh chưa đầy 3 tháng tuổi bị nghẹt thở và chết.
Nhiều trẻ sơ sinh tử vong khi ngủ vì người lớn cho ăn sữa hoặc quấn trẻ không đúng cách, cũng có thể là do tư thế ngủ của trẻ không đúng (Ảnh minh họa).
Vào năm 2013, một người mẹ trẻ ở Nam Kinh, sáng sớm đã cho đứa trẻ hơn 1 tháng tuổi bú sữa, bởi vì quá buồn ngủ, đứa trẻ đã ngủ thiếp đi. Khi người mẹ thức dậy, phát hiện sắc mặt của con trai đã chuyển sang tím tái, không một chút động đậy. Bé mặc dù được đưa đến bệnh viện để cấp cứu nhưng cũng vô vọng. Các chuyên gia y tế nói rằng, đứa trẻ trong quá trình ăn sữa đã bị nghẹt thở, có thể là do mũi bị ép bởi ngực của mẹ, cũng có thể là do chăn mền che lấp phần mặt, khiến bé bị ngạt thở.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có tỉ lệ xảy ra tai nạn ngoài ý muốn tương đối cao, nguyên nhân có thể là vì người lớn cho ăn sữa hoặc quấn trẻ không đúng cách, cũng có thể là do tư thế ngủ của trẻ không đúng. Đảm bảo an toàn trong giấc ngủ của trẻ là vấn đề rất quan trọng, các bậc cha mẹ nhất định phải chú ý. Do đó cha mẹ cần lưu ý những việc dưới đây:
1. Không để trẻ dưới 1 tuổi nằm sấp khi ngủ
Theo dữ liệu của Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH), so với nằm ngửa khi ngủ thì nằm sấp có thể gây ra nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh cao gấp 1,7 đến 12,9 lần. Nằm sấp sẽ làm tăng lượng khí carbon dioxide trong máu, khiến cho phản ứng thần kinh của trẻ sơ sinh yếu đi. Trong lúc nằm sấp, trẻ khó có thể phản ứng với sự thay đổi của môi trường, từ đó dẫn đến ngạt thở, nguy hiểm là đột tử. Ngoài ra bé ngủ trong tư thế nằm sấp sẽ tăng áp lực lên các cơ quan nội tạng như tim, phổi, ruột, bàng quang...
2. Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ngủ riêng giường nhưng chung phòng với bố mẹ
An toàn nhất là cho trẻ sơ sinh ngủ riêng nhưng chung phòng với bố mẹ (Ảnh minh họa).
Đối với trẻ dưới 6 tháng, nơi ngủ an toàn nhất là đặt giường/cũi em bé trong cùng một phòng với người mẹ. Có những chứng minh cho thấy trẻ mới sinh nằm giường riêng và ở chung phòng với bố mẹ có thể làm giảm 50% nguy cơ trẻ bị tử vong đột ngột.
Các đồ dùng trên giường của cha mẹ quá dày như chăn, gối cũng gây nguy hiểm rất cao cho trẻ. Ngoài ra, khi trẻ nằm chung giường, cha mẹ trở mình cũng có thể khiến trẻ bị ngạt thở hoặc là trẻ có thể bị lăn từ trên giường xuống dưới đất gây tổn thương. Trẻ sinh non, nhẹ cân và trẻ nằm cùng giường với cha mẹ có tỉ lệ tử vong tương đối cao.
3. Nếu điều kiện có hạn, trẻ chỉ có thể nằm cùng giường với mẹ thì cần phải chú ý các vấn đề dưới đây:
- Cha mẹ không được hút thuốc, bất luận là hút thuốc ở đâu và khi nào, ngay cả khi không ở trong phòng của trẻ cũng không được hút thuốc.
- Không sử dụng vật dụng trên giường quá dày, không được để thú cưng ở trên giường khi trẻ ngủ.
- Đặt bé nằm ở một bên của mẹ, không được ngủ ở giữa cha và mẹ.
4. Lựa chọn nệm cứng thích hợp cho trẻ
Nệm giường hoặc nệm cũi sử dụng cho trẻ sơ sinh nhất định phải là loại nệm cứng, bởi vì khi trẻ nằm xuống, nệm cứng sẽ duy trì được nguyên trạng thái. Nếu nệm quá mềm dễ bị lún, chèn lên vùng mũi và miệng cũng có thể khiến bé hô hấp không thuận lợi, sẽ làm tăng nguy cơ bị ngạt thở. Nệm phải vừa vặn với giường của trẻ, nếu nệm với thành giường hoặc thành cũi có khoảng trống, rất dễ khiến trẻ bị mắc kẹt.
5. Không đặt bất kỳ đồ vật nào trên giường của trẻ ngủ
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, trên giường chỉ cần một miếng lót mỏng. Gối, mền, chăn, đồ chơi đều không được để ở giường, bởi những thứ này có thể chặn miệng, mũi của trẻ trong khi ngủ, từ đó gây nguy cơ ngạt thở, thậm chí đe dọa tính mạng.
Không đội mũ cho trẻ khi ngủ (Ảnh minh họa).
6 . Trong thời kỳ mang thai và cho con bú người mẹ phải tránh xa khói thuốc
Nếu trong thời kỳ mang thai, người mẹ tiếp xúc nhiều trong môi trường có khói thuốc dễ dẫn đến sinh con thiếu cân và sinh non. Chất độc hại trong khói thuốc gây cản trở sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, khói thuốc sẽ ảnh hưởng đến phổi của trẻ, khiến trẻ có nguy cơ bị các bệnh về đường hô hấp. Nghiên cứu cho thấy, trẻ tiếp xúc với khói thuốc nhiều có tỉ lệ đột tử ở trẻ sơ sinh cao gấp 5 lần so với đứa trẻ bình thường khác.
7. Tránh quấn trẻ quá nhiều lớp
Cha mẹ quấn trẻ quá nhiều lớp khăn và quần áo có thể khiến trẻ bị nóng, từ đó làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Không sử dụng các loại gối sưởi hoặc để trẻ quá gần đèn sưởi. Trẻ nhỏ có khuynh hướng tiêu tan nhiệt dư thừa qua đầu, vì vậy cha mẹ cũng không được che kín đầu hoặc cho trẻ đội mũ khi ngủ.
Nguồn: QQ, Sohu
Nếu dự sinh con vào mùa hè sắp tới thì đây là những lưu ý chăm sóc bé sơ sinh mẹ nhất định không được bỏ qua Sinh con vào mùa hè, mẹ sẽ cần lưu ý một số vấn đề để giữ sức khỏe và sự an toàn cho bé. Mùa hè đang đến cận kề, tuy mẹ không cần phải lo lắng nhiều về nguy cơ bé bị cảm lạnh nhưng vẫn có hàng tá những vấn đề về da, về quần áo và sức khỏe của bé...