6 mẹo đơn giản khử mùi ô tô hiệu quả tức thì, không tổn hại sức khỏe tài xế
Thói quen hút thuốc, để thức ăn thừa, lười vệ sinh… là nguyên nhân khiến ô tô bốc mùi khó chịu. Mùi hôi tích tụ lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng tài xế và hành khách trên xe.
Không ít người từng dùng nước hoa để “át” mùi hôi trong xe ô tô nhưng cách giải quyết này có thể phản tác dụng. Mùi hôi của xe cộng hưởng với mùi nước hoa tạo ra một mùi kinh khủng, vượt ngoài sức chịu đựng của nhiều người.
Vậy làm sao để khử mùi hôi trên ô tô mà không gây “tác dụng phụ”, ảnh hưởng đến sức khỏe của người trên xe? Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp giải quyết tình trạng này.
Vệ sinh nội thất, tìm nơi phát tán mùi hôi
Những chiếc xe mới mua thường có mùi nhựa hòa với mùi ghế bọc da. Trong khi xe đã qua sử dụng thì mùi hôi thường phát ra từ chỗ ngồi sàn xe, kẽ hở giữa ghế, ngăn tủ, cốp xe,… bởi đây là những nơi thường tích tụ đồ ăn, rác thải rơi vãi, thậm chí là xác động vật nhỏ (chuột, rắn).
Khi phát hiện mùi hôi luẩn quẩn trong khoang lái, hãy tìm hiểu nguyên nhân bằng việc gỡ các màng nhựa bọc các bộ phận trên xe. Tìm xem có xác côn trùng, động vật gặm nhấm hay không? Dọn dẹp và sắp xếp lại những đồ vật cá nhân. Bỏ những thứ không cần thiết và rác thải ra khỏi xe để không gian thông thoáng.
Sau đó, lau sạch các chi tiết trong khoang nội thất bằng khăn. Dùng máy hút bụi vệ sinh thảm lót, các ngóc ngách khó dọn dẹp nhất.
Nếu không may làm đổ nước ra sàn, cách hiệu quả nhất là bôi 1 ít dầu gội lên vết bẩn, sau đó dùng bọt biển hoặc vải mềm lau sạch. Nếu dùng chất tẩy rửa để vệ sinh xe, cần pha loãng với nước để tránh làm tổn hại cho các chi tiết trong khoang nội thất vì tiếp xúc với chất tẩy mạnh.
Video đang HOT
Nên sử dụng nước tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh bảng điều khiển trung tâm – nơi chứa các bộ phận quan trọng và đắt tiền, tránh làm trầy xước hoặc làm oxy hóa các chi tiết kim loại.
Kiểm tra, vệ sinh hệ thống điều hòa
Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn bám vào tấm lọc gió. Cộng với hơi nước trong hệ thống điều hòa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc, gây ra mùi hôi. Chủ xe cần phơi tấm lọc gió ra ngoài trời trong vài giờ. Đồng thời vệ sinh cửa gió điều hòa, loại sạch bụi bẩn và xịt chất khử mùi chuyên dụng.
Ngoài ra, khi mới bắt đầu lên xe và bật điều hòa, nên để chế độ lấy gió ngoài. Nếu để chế độ lấy gió trong thì không khí bên ngoài khó lưu thông vào, khiến mùi hôi luôn luẩn quẩn trong xe.
Mùi tanh bay ra từ hệ thống điều hòa thường phát sinh từ hiện tượng rò rỉ chất đông, chất làm lạnh. Bạn không nên tự ý xử lý vấn đề này mà hãy mang xe đến trung tâm bảo trì để kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
Đỗ xe nơi thoáng, có nắng và mở hết cửa sổ
Vệ sinh nội thất xong, tìm nơi thoáng mát, có ánh nắng và mở bung hết các cửa sổ xe để mùi hôi, mùi dung dịch vệ sinh tồn đọng thoát ra ngoài đồng thời “sấy” khô nội thất. Sau đó dùng khăn khô lau lại một lần nữa.
Khử mùi bằng những nguyên liệu dễ tìm
Lá dứa, quả thơm (dứa), một ít cà phê nguyên hạt, baking soda, than hoạt tính,… là những thứ giúp chủ xe khử mùi nhanh chóng. Đây đều là vật liệu sẵn có xung quanh ta, dễ tìm và dễ sử dụng nhưng mang lại hiệu quả trong việc loại bỏ mùi hôi từ thức ăn, thuốc lá, ẩm mốc,… đồng thời lưu lại một mùi hương thoang thoảng, dễ chịu trong khoang xe mà đều là hương tự nhiên.
Từ bỏ những thói quen gây mùi cho ô tô
Hút thuốc dù có mở cửa hay không mở cửa xe thì mùi thuốc vẫn ngấm vào các bộ phận trong xe, đặc biệt là nệm, vải, bông.
Trong khi đó, ăn uống trên xe không chỉ tạo ra rác mà còn làm mùi dầu mỡ, mùi thức ăn vương vấn mãi trong không gian nhỏ hẹp.
Ngoài ra, muốn ô tô luôn thơm tho, sạch sẽ, bạn nên hạn chế cho thú cưng (chó, mèo) leo lên ô tô để tránh vướng mùi từ chúng.
Tuân thủ lịch bảo dưỡng, sửa chữa
Việc tuân thủ lịch bảo dưỡng, sửa chữa xe đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất giúp chúng ta tránh gặp các mùi khí đốt, mùi dầu, xăng. Nó chủ yếu bắt nguồn từ hệ thống vận hành của ô tô, là dấu hiệu của những hỏng hóc tương đối nghiêm trọng. Do đó, cần đưa xe bảo dưỡng định kỳ và tiến hành khắc phục lỗi, thay thế các bộ phận cần thiết để không gặp tình trạng trên.
"Thủ phạm" khiến cần gạt nước ôtô hoạt động kém hiệu quả
Dưới đây là nguyên nhân khiến cần gạt nước ô tô hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến không làm sạch hết vết bẩn.
Cần gạt nước bị bẩn, mòn
Cần gạt bẩn là nguyên nhân khiến mặt kính hư và làm việc kém hiệu quả. Vì vậy, hãy tiến hành lau sạch cần gạt nước theo định kỳ, lưu ý tránh lau chùi bằng giẻ khô nếu bạn không muốn thay cần gạt sớm.
Ngoài ra, thiết bị này sẽ bị "lão hóa" theo thời gian. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp khiến cần gạt nước hoạt động kém hiệu quả. Khi lưỡi gạt nước bị mòn, dễ gãy, bạn cần thay thế cần gạt mới để đảm bảo an toàn cho người và xe khi tham gia lưu thông.
Kính chắn gió có nhiều bụi bẩn
Khi tham gia giao thông, chắc chắn kính chắn gió của bạn sẽ không tránh khỏi bụi bẩn. Đặc biệt là việc không sử dụng xe thời gian dài, kính chắn gió bám nhiều bụi, khó có thể lau sạch và khiến cần gạt nước không hoạt động tốt như bình thường.
Mặt khác, kính chắn gió bám nhiều bụi bẩn cũng khiến cho cần gạt bị rít và dễ bị mài mòn. Vì vậy, để cần gạt nước làm việc hiệu quả hơn, bạn hãy thường xuyên vệ sinh sạch kính chắn gió để bảo vệ cả kính và cần gạt nước.
Cần gạt nước xe ô tô hoạt động kém hiệu quả do nhiều nguyên nhân. (Đồ họa: Trang Thiều)
Kính chắn gió bị xước, mòn, gãy
Trên thực tế, kính chắn gió khi chịu tác động từ bên ngoài sẽ bị giảm tuổi thọ, khiến mặt kính mất đi bề mặt mịn như ban đầu. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng dung dịch làm trơn và chống bám mưa lên bề mặt kính chắn gió để giải quyết triệt để.
Ngoài ra, kính chắn gió bị nứt cũng là nguyên nhân khiến cần gạt nước mòn và giảm công suất hoạt động. Bạn hãy khắc phục bề mặt kính gió khi xuất hiện vết nứt, giúp cần gạt hoạt động hiệu quả hơn. Lưu ý, nếu kính chắn gió bị nứt rộng hãy thay thế ngay lập tức để bảo vệ chính bạn và xe ô tô khi lưu thông trên đường.
Thói quen lau kính khô
Bạn cần ghi nhớ rằng, cần gạt nước sẽ làm việc khó khăn hơn trên bề mặt kính chắn gió khô. Vì vậy, việc phun nước rửa kính chính là tạo chất bôi trơn giúp cần gạt nước làm việc dễ dàng và hiệu quả hơn.
Trước khi bạn bật cần gạt nước kính chắn gió, hãy xịt nước lên bề mặt kính để làm bong bụi bẩn và bôi trơn trước khi chổi gạt nước đi qua.
Bảo dưỡng, làm đẹp cho ô tô: Đừng để đến sát Tết mới "cuống cuồng" Người dùng được khuyến cáo bảo dưỡng, dọn vệ sinh nội thất, sơn sửa lại ngoại thất cho ô tô trước Tết vài tuần để tránh rơi vào cảnh xếp hàng chờ lâu và xe được chăm sóc tốt hơn. Càng gần về cuối năm, các dịch vụ bảo dưỡng, làm đẹp cho ô tô ghi nhận lượng khách tăng cao. "Từ đầu...