6 mẫu đàn ông nên ‘cưới ngay, kẻo lỡ’
Bạn luôn nghe về sự so sánh giữa người mình yêu và người mình sẽ kết hôn. Tuy nhiên trên thực tế, chúng không phải để so sánh mà là để bổ sung cho nhau.
1. Anh chàng của “thì tương lai”
Hãy suy xét nếu bạn muốn tiến đến một kết thúc viên mãn, hãy lựa chọn một người ở “thì tương lai”, luôn lo lắng cho bạn và những chuyện xảy ra mai này. Nếu anh chàng bạn đang hẹn hò chưa bao giờ nhắc đến chuyện tương lai hay những hứa hẹn một đích đến, hãy nghĩ lại vì rõ ràng anh ấy không nghiêm túc với bạn.
2. Anh chàng mà bạn không muốn lừa dối
Vì sao nên lựa chọn người mà bạn không muốn lừa dối? Trên thực tế, không hẳn những lời nói dối đều nguy hiểm nhưng nếu đó là người mà bạn thật sự yêu thương, bạn sẽ không chọn cách lừa dối họ. Hãy thử tưởng tượng xem, liệu một lời nói dối nhen nhóm từ những ngày đầu quen nhau sẽ phát triển thế nào theo thời gian?
3. Người biết tha thứ và thỏa hiệp
Hãy chọn một người không bỏ đi lúc vấn đề xảy ra, một người yêu thương và biết lắng nghe bạn. Theo chiều dài của mối quan hệ, nếu cả hai không biết thỏa hiệp đúng lúc thì chắc chắn sẽ bị mâu thuẫn gây đổ vỡ. Bên cạnh đó, cảm giác an toàn rằng đối phương sẽ không ra đi cũng là một yếu tố mà bạn nên cân nhắc khi lựa chọn bạn đời.
Video đang HOT
4. Một anh chàng tôn trọng sự bình đẳng
Không có điều luật nào yêu cầu phụ nữ phải lo việc nội trợ còn nam giới thì được thoải mái giao tiếp bạn bè. Hãy đảm bảo khi lấy nhau, trách nhiệm và nhiệm vụ của đôi bên được san sẻ công bằng. Nếu bạn có thể nấu ăn thì anh ấy cũng có thể rửa bát.
5. Người mang đến hạnh phúc cho bạn
Hôn nhân vẫn được ví là “mồ chôn ái tình” nhưng thực tế, tác động trực tiếp đến mối quan hệ lại chính là thái độ và tình cảm của cả hai. Nếu những điều lãng mạn, những hành động ngọt ngào chỉ dừng lại khi vừa quen nhau hay trong tuần trăng mật, mối quan hệ đó chắc chắn sẽ không thể bền vững. Đây cũng chính là lý do vì sao bạn nên chọn người mà cả bạn và người ấy đều dành những tình cảm thật sự cho nhau.
6. Người yêu cũng là bạn thân
Bạn thân tức là người hiểu rõ bạn nhất, từ tính cách, thói quen cho đến những tật xấu khó bỏ. Và dĩ nhiên, quan trọng là họ biết chấp nhận tất cả những điều đó, chấp nhận con người thật của bạn.
Người mà bạn chọn để bước tiếp vào chặng đường hôn nhân cũng phải có đặc điểm này. Đừng cho rằng đây là một yêu cầu khắc nghiệt, khi đã gắn bó hàng ngày cùng nhau, tất cả những ưu khuyết đều sẽ hiện rõ mà chấp nhận và yêu thương sẽ là thứ phải cần đến.
Theo Phunutoday
5 cách để sống hạnh phúc trong gia đình ba thế hệ
Nhìn vào mặt tích cực của việc sống chung, quan tâm sức khỏe của nhau... là những cách giúp các gia đình nhiều thế hệ sinh sống đầm ấm, hạnh phúc.
ảnh minh họa
Ưu điểm của việc sống chung
Được sống trong một gia đình nhiều thế hệ là niềm hạnh phúc và may mắn mà không phải ai cũng có được. Người già mỗi ngày được cận kề bên con cháu, giúp quản lý nhà cửa để các con có điều kiện hoàn thành tốt công việc xã hội. Người trẻ tuy đã trở thành bố mẹ những vẫn được sống cùng cha mẹ và được cha mẹ lo lắng, thương yêu. Trẻ nhỏ được lớn lên trong sự nâng niu, chăm sóc của cả hai thế hệ cha mẹ và ông bà, vừa tiếp cận cuộc sống hiện đại ngoài xã hội vừa thẩm thấu được những giá trị truyền thống trong gia đình.
Xác định khoảng riêng tư
Cần xác định đâu là giới hạn cho không gian chung và riêng cho từng thành viên, như phòng khách, phòng ăn là không gian chung, nơi sinh hoạt chung của cả gia đình, còn phòng riêng là không gian riêng cần được tôn trọng. Bữa cơm tối là thời gian chung của cả gia đình nên mỗi thành viên cần phải sắp xếp công việc riêng để tham gia. Điều này sẽ làm cho từng thành viên đều cảm thấy thoải mái, không có cảm giác bị mất quyền riêng tư.
Chia sẻ
Luôn tạo điều kiện để các thành viên trong gia đình có dịp trò chuyện, chia sẻ với nhau về những suy nghĩ, mong muốn về tương lai, về cuộc sống, gia đình để các thành viên có thể hiểu nhau, đồng cảm và hòa hợp nhau hơn.
Biết tha thứ
Bỏ qua những điều nhỏ nhặt khiến bạn không hài lòng, bởi con người ai cũng có khuyết điểm, ai cũng sẽ phạm phải sai lầm và chính bạn cũng như thế. Nên nói chuyện, tâm sự để giải tỏa những hiểu lầm không đáng có.
Quan tâm đến sức khỏe
Một gia đình hạnh phúc khởi nguồn từ tình yêu thương và sức khỏe dồi dào của từng thành viên. Vì thế mỗi thành viên trong gia đình cần được tạo thói quen rèn luyện hằng ngày để có một sức khỏe tốt. Bệnh tật đến thường không báo trước, do đó dự trù chi phí y tế bằng một kế họach bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ cho cả nhà là một yếu tố quan trọng để giữ vững hạnh phúc và an tâm vui sống.
Giữ gìn hạnh phúc gia đình vừa dễ vừa khó, bởi những bí quyết tuy rất đơn giản nhưng đòi hỏi chúng ta phải thực hiện liên tục, hằng ngày, trong suốt cả cuộc đời. Nếu được như thế, thành quả chắc chắn sẽ rất ngọt ngào và sẽ là nguồn sống, niềm vui và là nền tảng vững chắc của một gia đình hạnh phúc.
Theo VNE
Sau khi cưới, để tránh cãi nhau hãy nhớ 10 điều sau Cãi nhau là điều khó tránh khỏi giữa các cặp vợ chồng. Điều quan trọng là làm sao để vẫn tôn trọng được đối phương mỗi khi "chiến tranh" nổ ra. ảnh minh họa Dưới đây là 10 cách giúp tránh cãi nhau mà các cặp vợ chồng nên biết: 1. Thừa nhận sai lầm ngay cả khi bạn không sai Hôn nhân...