6 lý do để “thay máu” cho “vua chặt chém” (phần cuối)
Khi Capcom tuyên bố rằng sẽ bắt tay với Ninja Theory để làm DmC: Devil May Cry, các fan hâm mộ đã vô cùng giận dữ. Dường như nhà sản xuất Nhật Bản kia đã thấy trước sự phẫn nộ đó và họ sẽ không điên rồ đến mức đẩy đứa con cưng của mình đến vực thẳm. Mọi sự đều có căn cơ cả, và sau đây chúng ta sẽ cùng tiếp tục với những lý do hợp tình hợp lý nhất được đưa ra.
4. Cốt truyện mới mẻ
Trong quá trình làm việc, Ninja Theory được tự do sáng tạo, biến tấu tình tiết câu chuyện mà không cần lo ngại vấn đề bản quyền hay gì cả. Điều này đồng nghĩa với DmC sẽ không hoàn toàn là tiếp nối những phiên bản trước.
Trong thời gian gần đây, có nhiều người thấy bất bình về Dante vì bộ dạng mới kệch cỡm của y. Gương mặt tỏ thái độ của người hùng này trên bức concept art khiến các fan hâm mộ không thiện cảm mấy, thêm vào đó là chiếc áo khoác đỏ dài ngầu cực nay chỉ còn ngắn ngủn. Tuy nhiên, lý do chủ yếu mà hình tượng mới này bị tẩy chay chính là vì người chơi có tình cảm quá sâu nặng với Dante phiên bản cũ.
Nhưng nếu đã gọi là thay máu thì không thể để siêu anh hùng “cũ rích” bước đi ở những nơi từ mới đến mới, thế nên sự thay đổi này cũng khá là hợp lý. Nói dễ mà làm thì khó, cùng chờ xem tiểu Dante có thể mang đến cho chúng ta những gì.
5. Đồ họa đã tuyệt lại còn tuyệt hơn
Phải nhấn mạnh rằng là đồ họa của các game Devil May Cry rất đẹp, phong cách và không có gì đáng để chê nhưng hoàn hảo luôn là một khái niệm mơ hồ, vì vậy Ninja Theory hoàn toàn có thể làm tốt hơn nữa. Các chi tiết của nhân vật, quang cảnh, chỉ bấy nhiêu đấy cũng cho những cái đầu Tây phương kia khối việc để làm.
Video đang HOT
Thêm vào đó, Ninja Theory không phải là tay mơ trong khoản này. Phong cách thiết kế mang đầy cảm hứng nghệ thuật trong những tựa game của họ được các đối thủ đánh giá rất cao. Ai đã từng chơi Enslaved thì đều biết đồ họa của game có khả năng hút hồn đến mức nào. Mong rằng các nhà phát triển DmC sẽ hoàn thành tốt mảnh ghép quan trọng này để mang lại cho người chơi những cảm giác mới mẻ nhưng không kém phần tuyệt vời.
6. Hideaki Itsuno vẫn giữ vai trò đồng chỉ đạo dự án
Thật sai lầm nếu bạn nghĩ rằng đội ngũ làm game cũ để cho Ninja Theory tùy thích chế biến công trình vĩ đại của họ. Trên thực tế thì Hideaki Itsuno – chỉ đạo dự án của Devil May Cry kể từ phần hai về sau – sẽ làm việc cùng với Ninja Theory lần này, phiên bản sắp tới có thể xem là thành quả lao động của cả đội ngũ làm game mới và cũ.
Chính vì vậy, chúng ta có thể an tâm rằng DmC vẫn sẽ mang cái cốt của người tiền nhiệm mặc dù có nhiều đổi thay so với trước.
Theo Game Thủ
6 lý do để thay máu cho "ông vua chặt chém"
Khi Capcom tuyên bố rằng sẽ bắt tay với Ninja Theory để làm DmC: Devil May Cry, các fan hâm mộ đã vô cùng giận dữ. Dường như nhà sản xuất Nhật Bản kia đã thấy trước sự phẫn nộ đó và họ sẽ không điên rồ đến mức đẩy đứa con cưng của mình đến vực thẳm. Mọi sự đều có căn cơ cả, sau đây là 6 lý do hợp tình hợp lý nhất được đưa ra.
1. Cốt truyện được "phim hóa"
Ninja Theory đã từng tung ra Heavenly Sword và Enslaved với những bước đột phá mới về cốt truyện và nhân vật, điều này làm các fan hâm mộ phần nào an tâm rằng họ sẽ làm tốt những mảng cốt yếu đó vớiDmC. Bên cạnh đó, phiên bản sắp tới sẽ tập trung biểu lộ nhiều sắc thái cảm xúc của nhân vật và các mối quan hệ dựa trên cốt truyện phức tạp của những người tiền nhiệm để lại.
Với những kiến thức học được từ vị đạo diễn lão luyện luôn ẩn dấu trong mình những ý tưởng khác người là Andy Serkis, Ninja Theory nắm trong tay các kĩ thuật biểu lộ cảm xúc nhân vật thuộc hạng bậc nhất. Serkis đã mang những kinh nghiệm có được trong suốt quá trình tạo dựng tuyệt tác như Gollum ở ba phần của The Lord of The Rings đến với chân trời mới và những kết quả đạt được thật bất ngờ.
Cốt truyện được xây dựng dựa trên những nhân vật cá tính, yếu tố đóng vai trò chủ đạo trong hai tựa game trước của Ninja Theory, là thứ còn khá xa lạ với Devil May Cry. Vì vậy, rất có thể những gì họ học được từ Serkis một lần nữa lại hữu dụng.
2. Các yếu tố được xây dựng theo hướng hiện đại hơn
Không cần phải bàn cãi về gameplay tuyệt vời của tựa game này nhưng khó mà phủ nhận rằng nó đã in quá sâu vết chân cũ của những người đi trước. Lý do cốt yếu mà các nhà phát triển và sản xuất của Nhật đưa siêu phẩm này đến Ninja Theory chính là vì muốn hiện đại hóa và bắt kịp với các đối thủ phương Tây khác.
Trong những phiên bản trước, các khu vực được chia thành nhiều phần khác nhau. Điều này có nghĩa là khi bước qua ranh giới, bạn sẽ đến một nơi hoàn toàn khác và không thể nhìn thấy gì ở khu vực cũ. Tất nhiên điều này sẽ phần nào khiến người chơi cảm thấy khó chịu vì nó tạo nên cảm giác rời rạc. Không khó để tìm thấy tựa game phương Tây loại bỏ yếu tố gián đoạn gây mất thiện cảm này như God of War, Darksiders và dường như DmC cũng sẽ kế thừa điều đó.
Thêm vào đó đấu trường trong phiên bản này cũng sẽ được làm mới nhằm khiến mạch game trôi chảy hơn. Mặc dù chỉ với những chi tiết nhỏ nhưng chúng ta cũng có thể thấy sự lo xa của Capcom không hề thừa thải chút nào.
3. Những nỗ lực không ngừng
Mặc dù cả series Devil May Cry được đánh giá khá cao nhưng theo một nghiên cứu thì hầu hết fan lại thích phiên bản sơ khai của game nhất. Điều đó cho thấy bao nhiêu công sức mà nhà sản xuất dành cho những phiên bản tiếp theo là không đủ để làm hài lòng người chơi. Thế mới thấy làm sao cho thuận lòng người còn khó hơn lên trời.
Capcom dường như không bằng lòng với điều đó và động thái đầu tiên của họ là đưa Nero vào Devil May Cry 4. Mặc dù vẫn có mái tóc bạc, dùng gươm và súng như Dante nhưng hai người anh hùng này không hoàn toàn giống nhau. Thanh kiếm của Nero có sự hỗ trợ của động cơ máy, yêu cầu năng lượng để thực hiện các đòn công phá mạnh mẽ và cánh tay (còn được gọi là Devil Bringer) có sức hủy diệt rất lớn.
Qua hình tượng của Nero, có thể thấy khát vọng muốn đổi mới Devil May Cry lớn đến cỡ nào. Việc bắt tay với một nhà phát triển phương Tây lại một lần nữa khẳng định rõ ràng mong ước đó. Các fan có thể giận dữ nhưng biết đâu những khác biệt kia có thể làm họ bất ngờ và hài lòng? Không ai có thể nói trước được Ninja Theory có thể thành người hùng hay tội đồ.
Theo Game Thủ
Metal Gear Rising - Tiếp nối dòng game huyền thoại Sau mỗi một khoảng thời gian tầm 10 - 15 năm, series Metal Gear lại lột xác với một cái tên mới và cách chơi mới. Vì thế mà mỗi lần lột xác như vậy là một lần họ làm chao đảo cả làng game thế giới với một trải nghiệm và cách tiếp cận hoàn toàn mới. Còn nhớ năm 1998, dưới...