6 lưu ý khi dùng đũa để không gây hại sức khỏe
Bạn không dùng đũa đúng cách coi chừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Dùng đũa không đúng cách hại sức khỏe.
Không dùng quá lâu
Đũa dùng quá lâu sẽ dẫn tới ung thư gan Nếu dùng đũa không đúng cách quá thời gian cho phép có thể sinh sản ra nhiều loại nấm mốc, nhẹ thì gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa. Nặng thì bị ung thư do trong đũa mốc có sinh sản ra “aflatoxin”, chất này đã được xác nhận có thể gây ung thư gan. Dùng đũa quá lâu khiến lượng nước trong đũa quá cao. Bởi vì đo đũa được tái sử dụng nhiều lần, rửa nước nhiều lần, rất dễ trở thành nơi cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển như vi khuẩn tụ cầu vàng, E.coli… Cất đũa trong tủ bếp quá lâu có thể khiến nguy cơ biến chất đũa tăng gấp 5 lần.
Không sử dụng đũa quá 3-6 tháng/lần
Nhiều gia đình sử dụng đũa ăn quanh năm mà không có nhu cầu thay mới. Song điều này là không nên. Bởi thông thường các loại đũa được làm từ đũa tre, gỗ có hạn sử dụng là 3-6 tháng/lần.
Do đó, bạn nên thường xuyên thay đũa và lựa chọn những loại đũa không rõ nguồn gốc để không gây nguy hại đến sức khỏe.
Không dùng đũa để chuyển màu
Ngay cả khi đũa ăn hàng ngày vẫn còn tốt nhưng nếu đũa đã chuyển sang màu đậm hoặc nhạt dần. Bởi sau một thời gian sử dụng thì nên thay đũa mới vì mức độ an toàn của đũa đã giảm.
Không dùng đũa đã nấm mốc
Bạn cũng không nên dùng đũa đã có dấu hiệu bị nấm mốc, đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ. Bởi nếu tiếc của dùng thì sẽ có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.
Hạn sử dụng của đũa ăn
Video đang HOT
Bất kì loại đũa ăn nào cũng có hạn sử dụng, nếu quá hạn sử dụng mà vẫn tiếp tục dùng đũa thì nguy cơ hại sức khỏe sẽ càng tăng. Thông thường, các loại đũa có hạn sử dụng 3-6 tháng. Sau khoảng thời gian này, màu đũa có thể chuyển sang đậm hoặc nhạt dần do tần suất sử dụng. Màu sắc của đũa thay đổi cho thấy vật liệu làm ra đôi đũa chắc chắn bị thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần thay đũa vì mức độ an toàn khi dùng đũa đã giảm.
Đối với các loại đũa tre, gỗ, nếu dùng quá lâu có thể sản sinh ra nhiều loại nấm mốc, nhẹ thì gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan. Tuổi thọ của đũa là 3 – 6 tháng, nếu đũa đổi màu phải thay ngay
Nhận biết đũa đã hết hạn sử dụng
Khi mọi người sử dụng đũa, mỗi ngày đều phải quan sát bề mặt đũa có các vết mốc hay không. Đũa tre và đũa gỗ là môi trường sống ưa thích của nấm mốc, hơn nữa chỉ cần môi trường ướt, độ ẩm đạt mức độ nhất định và chỉ cần một thời gian là có thể sinh sôi.
Nếu trên đũa tre hoặc đũa gỗ có xuất hiện các chấm đen, chứng tỏ đũa đã bị nhiễm khuẩn, không còn dùng được nữa; Đũa ẩm là do thấm nước quá lâu, đã quá thời gian sử dụng. Hãy ngửi thử, nếu có vị chua rõ rệt, chứng tỏ đũa bị nhiễm bẩn, hãy bỏ ngay lập tức.
Theo giaoducthoidai.vn
Con gái than đau đầu dữ dội từ khi 3 tuổi nhưng phải nhiều năm sau, gia đình mới biết được sự nguy hiểm mà con đang gặp
Ngoài đau đầu, cô bé còn ói mửa, buồn ngủ và đó là những dấu hiệu đỏ về căn bệnh Emily đang mắc phải mà gia đình cô bé không nghĩ đến.
Từ khi ra đời, Emily Grace Rowland (hiện nay 16 tuổi) luôn phát triển đúng cột mốc của trẻ em, nếu không muốn nói là sớm hơn. 1 tuổi, Emily đã có thể tập đi, nói những câu hoàn chỉnh và gần như nói sõi khi 16 tháng tuổi. Đến 2 tuổi, Emily đã biết đọc. Cô bé đi học sớm 1 năm, tiếp thu kiến thức tốt và còn được kiểm tra cho một chương trình năng khiếu. Do đó, mẹ của Emily - chị Brandi Rowland không nghĩ rằng có một điều khủng khiếp đang diễn ra trong bộ não của con lúc bấy giờ.
Emily Grace Rowland (Ảnh: lovewhatmatters)
Emily là đứa con thứ 2 trong số 5 đứa con của vợ chồng Brandi, là một cô bé luôn tràn đầy năng lượng. Nhưng đến năm 3 tuổi, Emily bắt đầu than với bố mẹ về những cơn đau đầu dữ dội. Nó khiến cô bé buồn nôn và buồn ngủ. Chị Brandi được khuyên nên đưa con đi kiểm tra thị giác vì sợ rằng con đã quá tập trung cho việc học ở trường. Nhưng thị lực của Emily hoàn toàn bình thường. Khi còn là trẻ sơ sinh, Emily hay mệt mỏi những lúc di chuyển bằng xe nhưng gia đình lại nghĩ rằng Emily bị say xe. Khi lớn hơn, Emily cũng có độ tập trung kém nhưng Brandi chỉ nghĩ rằng con là một đứa trẻ, con không tập trung vì có một sự quan tâm khác thú vị hơn.
Đó là những dấu hiệu đỏ về căn bệnh Emily đang mắc phải mà gia đình cô bé không nghĩ đến.
Lên lớp 3, Emily nghỉ học nhiều hơn vì hay lờ đờ, nhức đầu, ói mửa, chóng mặt. Thỉnh thoảng, đôi mắt của Emily như dại đi, đồng tử giãn ra. Lúc đó, gia đình Emily sống ở Richmond Hill, Georgia và các bác sĩ chẩn đoán cô bé bị đau nửa đầu nhưng mặc cho đã được chữa trị, tình trạng của Emily ngày càng tệ hơn. Tuy nhiên, cô bé vẫn học rất tốt, được điểm A ở nhiều môn học. Sau đó, gia đình Emily chuyển về Warner Robins, Georgia sinh sống vào tháng 7/2010. Tình trạng của Emily tệ đến mức bà ngoại của Emily đã sắp xếp cho cô bé đi khám bác sĩ ngay buổi sáng vừa đặt chân đến Warner Robins. Đến hôm đó, cuộc sống của gia đình họ thực sự bị đảo lộn.
Emily vẫn có thành tích học tốt. (Ảnh: lovewhatmatters)
Bác sĩ Helen Louis Moore ở Cornerstone Pediatrics sau khi gặp Emily lần thứ hai đã khẳng định cô bé không bị đau nửa đầu mà nghi ngờ rằng đó là những cơn co giật. Sau kiểm tra điện não đồ ở bệnh viện địa phương, gia đình biết rằng Emily mắc phải bệnh động kinh. Điều này khiến gia đình Emily rất bất ngờ vì từ trước đó, cô bé không có bất kì cơn co giật nào cả. Tuy nhiên, theo bác sĩ Helen, có nhiều loại động kinh và không phải các bệnh động kinh đều bao gồm co giật. Khi đó, các bác sĩ chẩn đoán Emily mắc phải động kinh không co giật và động kinh vô căn.
Bệnh này biểu hiện ở việc Emily hay nhìn chằm chằm, tình trạng này ngày càng tệ hơn, kéo dài nhiều ngày thay vì vài phút hay vài giây. Emily cũng rơi vào giấc ngủ sâu đến mức phải nhập viện vì cô bé không ăn, không uống, cũng không thể uống thuốc được. Do đó, Emily phải được truyền dịch, truyền thuốc để duy trì sự sống. "Việc ngủ sâu này thực tế là sự hôn mê, não con hoàn toàn ngưng để cố gắng phục hồi", chị Brandi cho biết.
Brandi giải thích thêm: "Chúng tôi biết được rằng lý do con hay mệt mỏi mỗi khi đi trên đường là vì đèn xuyên qua những cái cây khi chúng tôi lái xuống đường liên bang giống ánh sáng nhấp nháy và điều này đã kích hoạt cơn co giật. Chúng tôi cũng biết rằng khi chúng tôi nghĩ con không chú ý là lúc con bị co giật và con không biết gì đến những thứ đang diễn ra quanh mình. Đau đầu là triệu chứng của co giật. Việc con hay quên là bởi vì con không hề biết đến chuyện đang xảy ra trong lúc con lên cơn co giật".
Emily thường xuyên phải nhập viện. (Ảnh: lovewhatmatters)
Cho đến tận bây giờ, khi đã 16 tuổi, Emily vẫn thường xuyên ra vào bệnh viện. (Ảnh: lovewhatmatters)
Sau chẩn đoán đó, mặc cho đã chữa trị bằng vô số thuốc ở nhiều chuyên gia, tình trạng của Emily trong 8 năm qua vẫn tiếp tục xấu đi. Emily không thể đến trường trong 2,5 năm qua. Không chỉ vậy, Emily còn mắc chứng mất trí nhớ, là kết quả của những cơn co giật liên tục cũng như một vài loại thuốc. Cô bé còn có 2 gen đột biến trong DNA, một gen có từ người bố và một gen từ người mẹ - chị Brandi. Nhưng dù vậy, Emily đã rất cố gắng giữ một tinh thần lạc quan. Cô gái từng khẳng định: "Bệnh động kinh là một năng khiếu của tôi", cô gái tích cực chia sẻ về bệnh của mình với những người cũng đang mắc bệnh tương tự.
Tuy nhiên, 3 năm qua, nhận thức của Emily đã suy giảm, cô gái không thể tiếp tục những hoạt động này và nó khiến em cảm thấy khó chịu, bực bội, khiến em mang cảm giác cô đơn, bị xa lánh.
Trong quá trình chữa trị, Emily lại phát hiện thêm bệnh não động kinh và động kinh điện não trong giấc ngủ chậm. Tình trạng sức khỏe của Emily vô cùng phức tạp, cô gái phải nhập viện hàng trăm lần, rơi vào hôn mê, ngưng thở, tim ngừng đập, phải được hồi sức tích cực. Emily còn bị hạ huyết áp, những cơn trầm cảm, nguy cơ cao mắc phải đột tử trong động kinh. Cơ thể của Emily thường có màu tái xanh vì bộ não của cô không giao tiếp với phần còn lại của cơ thể để chúng hoạt động đúng cách.
(Ảnh: lovewhatmatters)
Cũng vì bệnh tình này mà chị Brandi đã bỏ hết công việc, lúc nào cũng bên cạnh Emily suốt 8 năm qua. Cho đến nay, chẩn đoán chính thức về bệnh của Emily là co giật cục bộ với mất ý thức, động kinh điện não trong giấc ngủ chậm và bệnh não động kinh. Toàn bộ não của Emily đều bị ảnh hưởng, cô trở thành một bệnh nhân khó chữa trị. Emily hay bị ảo giác, sỏi thận, đau đầu, trầm cảm, buồn nôn, mất trí nhớ, hoang tưởng, đau nhức cơ thể, khó thở, phát ban, phải thường xuyên nằm ở phòng chăm sóc tích cực. Mỗi ngày, Emily có hơn 20 giờ chỉ để ngủ do những ảnh hưởng của bệnh. Emily có thể hỏi mẹ cùng 1 câu hỏi vào rất nhiều lần trong ngày. Có những ngày Emily thức dậy và chẳng thể nhớ được tên của mình, tuổi của mình hay cách cột dây giày. Emily cũng chẳng nhớ được những người đã từng gặp gỡ.
Mới đây, Emily đã cố gắng cùng bạn trai đến dự buổi khiêu vũ ở trường cũ và trông cô gái vô cùng xinh đẹp, quyến rũ trong bộ cánh dạ hội. Nhìn Emily tươi tắn, rạng rỡ, ai cũng cảm thấy xúc động. Họ gọi cô là cô bé Lọ Lem nhưng người bạn trai lại bảo cô chính là người đẹp ngủ trong rừng của mình.
Emily đã cùng bạn trai dự dạ hội ở trường cũ. (Ảnh: lovewhatmatters)
(Ảnh: lovewhatmatters)
Người ngoài nhìn vào không hề biết Emily đang bị bệnh rất nặng. (Ảnh: lovewhatmatters)
Emily vô cùng xinh đẹp trong chiếc đầm dạ hội. (Ảnh: lovewhatmatters)
Emily chẳng còn có khả năng học, có con hay tìm một việc làm, cô gái nuôi hy vọng rằng phẫu thuật sẽ giúp mình vượt qua tình trạng này. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật rất cao và gia đình Brandi phải tổ chức một cuộc quyên góp để có tiền phẫu thuật cho Emily.
(Nguồn: lovewhatmatters)
Theo Helino
10 loại trái cây có tác dụng chữa bệnh hiệu quả chẳng kém gì thuốc Lựu, kiwi, dứa... không chỉ là những loại trái cây cung cấp nhiều vitamin giúp đẹp da mà còn có tác dụng không khác gì thuốc chữa bệnh khi được dùng đúng cách. Theo Danviet