6 lưu ý bảo vệ an toàn cho trẻ dễ bị mẹ bỏ qua
Dù bạn luôn cố gắng thực hiện công việc bảo vệ an toàn cho con một cách kỹ lưỡng nhất, nhưng đôi khi bạn vẫn có thể bỏ qua một hoặc hai bước trong quá trình này.
Dưới đây là một số bước bảo vệ cho trẻ dễ bị bỏ qua mà bạn nên tìm hiểu.
1. Túi xách, ví
Ví của bạn là một trong những bước dễ bỏ qua nhất vì nó không thực sự là một phần đồ đạc trong nhà mà bạn cần xem xét khi bảo vệ an toàn cho con. Tuy nhiên, chính nó lại có thể gây hại cho em bé của bạn nếu trong đó có chưa một vài đồ vật, chẳng hạn như thuốc uống, thuốc xịt hoặc những thứ chứa hóa chất độc hại. Do đó, bạn nên đảm bảo ví của mình không chứa bất cứ vật gì có thể gây hại bé yêu, hoặc đơn giản chỉ cần để nó ở ngoài tầm với của con.
2. Tủ cao
Tủ cao không phải thứ mà hầu hết mọi người thường để ý trong việc bảo vệ an toàn cho trẻ. Nhưng tủ cao lại là đồ vật có thể gây ra rủi ro nghiêm trọng nếu chúng không được gắn chặt vào tường. Điều này đặc biệt đúng nếu đó là chiếc tủ mỏng hoặc không chắc chắn. Con bạn có thể leo lên và bám vào những thứ giúp chúng có thể trèo cao. Chỉ cần cách gắn cố định tủ vào tường bạn đã có thể giải quyết được nguy cơ này.
3. Thảm
Thảm là một đồ vật đáng yêu giúp căn phòng ấm áp hơn. Nhưng nếu bạn không có miếng đệm chống trượt dưới thảm, nó có thể là mối nguy hiểm cho bé. Khi con nhà bạn bắt đầu tập đi, bé vẫn chưa thể đứng vững trên đôi chân của mình, bằng việc thêm miếng đệm chống trượt dưới thảm, bạn sẽ loại bỏ được nguy cơ này.
4. Bề mặt ấm đun nước
Video đang HOT
Bề mặt của ấm đun nước có thể gây nguy hiểm cho các bé. Vì bề mặt được thiết lập để làm nóng, thế nên sẽ gây nguy cơ khiến bé bị bỏng khi chạm vào. Thực tế nó có thể gây bỏng cho bất cứ ai, đặc biệt với trẻ em với làn da mỏng manh hơn với người lớn. Hãy hạ thấp nhiệt độ của bề mặt ấm đun nước để nó không trở thành vật ngu hiểm cho mọi người trong nhà.
5. Máy rửa bát
Nếu nhà bạn sử dụng máy rửa bát thì đây là vật dụng mà hầu hết chúng ta ít khi quan tâm đến độ an toàn. Chỉ cần bạn có quên đóng cửa máy rửa bát sau khi dùng xong, nhiều đồ chứa bên trong như dao, đồ thủy tinh hoặc thậm chí chất tẩy rửa máy rửa chén chính là nguy cơ gây nguy hiểm cho bé. Tất cả những gì cần làm ở đây là chú ý đóng cửa sau khi sử dụng xong.
6. Phòng của anh chị của bé
Đồ chơi trong phòng anh chị của bé cũng có thể là yếu tố không an toàn cho trẻ. Điều này khiến các bậc phụ huynh rơi vào tình huống khó xử. Liệu có nên vứt bỏ tất cả các đồ chơi cũ của con hay tìm ra một giải pháp khác? Nếu bạn chọn cho việc tìm ra một giải pháp, bạn có thể muốn mua một cửa chắn em bé để giữ cho con không vào phòng anh chị. Một lựa chọn khác đó là để những đồ chơi của con lên trên một kệ cao khi không dùng đến.
Theo Trí Thức Trẻ
Cách đơn giản để giảm chất độc tại nhà
Không nên quét nhà vì sẽ khiến bụi quay trở lại không khí. Thay vào đó, nên lau nhà hoặc hút bụi ít nhất 2 lần mỗi tuần.
Giám đốc tổ chức Canadian Partnership for Children's Health and Environment (CPCHE) Erica Phipps cho biết: "Bố mẹ và những người sắp làm bố mẹ cần những lời khuyên thiết thực giúp bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ sức khỏe, như rối loạn học tập và hành vi, hen, ung thư và dị tật bẩm sinh. Các nhà nghiên cứu đã liên hệ với các độc chất có trong và quanh nhà".
Dưới đây là 5 cách để làm giảm tiếp xúc với chất độc tại nhà:
1. Thường xuyên lau/hút bụi
Bụi là một trong những nguồn chất độc chính và có thể được ngăn ngừa bằng cách lau/hút bụi thường xuyên. CPCHE khuyến khích nên lau nhà hoặc hút bụi ít nhất 2 lần mỗi tuần nếu bé đang ở độ tuổi tập bò trườn. Không nên quét bụi vì sẽ khiến bụi quay trở lại không khí.
Ảnh: betterhousekeeper.com.
Bruce Lanphear, chuyên gia tư vấn của CPCHE và là chuyên gia về sức khỏe môi trường trẻ em tại ĐH Simon Fraser, cho biết: "Bụi là nguồn tiếp xúc độc chất chính ở trẻ em bao gồm chì. Chỉ với một lượng nhỏ chì cũng có hại cho bộ não đang phát triển của trẻ".
Thêm vào đó, bỏ giày ngoài cửa ra vào cũng giảm thiểu lượng bụi và các hóa chất độc hại mang vào trong nhà. Bạn cũng nên bỏ đi những đồ linh tinh và cất đồ chơi trong hộp kín để giảm lượng bụi.
2. Tẩy rửa "xanh"
CPCHE khuyến khích các hình thức cọ rửa không độc và đơn giản như thuốc muối (Baking soda) dùng cọ bồn rửa bát, bồn rửa mặt, giấm pha với nước để cọ rửa mặt sàn nhà và cửa sổ.
Các nhà nghiên cứu cho biết chất tẩy là không cần thiết và thậm chí cả nước xịt phòng cũng không nên được sử dụng. Để giặt giũ, hãy chọn bột giặt không mùi và tránh dùng giấy ướt bởi hương liệu có trong giấy ướt có thể chứa độc chất. Hãy dùng sản phẩm không chứa độc tố.
3. Sửa nhà đúng cách
Sửa nhà là hoạt động đe dọa tới trẻ em và phụ nữ có thai bởi bụi và chất gây ô nhiễm từ sơn, bả và hồ... có thể gây tổn thương thần kinh.
Các vị trí sửa chữa cần được cách ly khỏi phần còn lại của ngôi nhà bằng các tấm nhựa và băng keo, đóng toàn bộ lỗ thông hơi, hệ thống làm ấm/làm mát... liên quan.
Quét bụi sạch sẽ là vô cùng quan trọng trong và sau khi sửa nhà. Trẻ em và phụ nữ có thai cần tránh những khu vực đang sửa chữa để tránh tiếp xúc với những chất độc. Nếu sơn nhà, hãy sử dụng những loại sơn, hồ dán và các sản phẩm ít độc tố mà trên nhãn có ghi "VOC-free," "zero-VOC" hay "low-VOC".
4. Thận trọng khi chọn đồ nhựa
CPCHE khuyên bạn đừng tin các nhãn ghi "an toàn với lò vi sóng" và không bao giờ đặt hộp nhựa trong lò vi sóng bởi các chất độc có thể tiết ra từ hộp nhựa vào đồ ăn uống.
Chỉ nên trữ đồ ăn trong hộp thủy tinh hay gốm sứ. Chỉ nên ăn đồ ăn tươi hoặc đông lạnh để giảm tiếp xúc với Bisphenol-A (BPA), là loại hóa chất dùng để tráng trong các lon đựng đồ ăn uống chế biến sẵn. BPA có liên hệ với nhiều bệnh bao gồm ảnh hưởng tới bộ não đang phát triển và tổn hại tới chức năng nội tiết tố.
CPCHE cũng khuyên cha mẹ tránh mua đồ chơi cho bé ngậm, tắm, yếm, rèm tắm và đồ vật chứa PVC là loại nhựa mềm vinyl. Chúng có thể chứa các chất có hại gọi là phthalates bị cấm sử dụng làm đồ chơi cho trẻ em từ năm 2011. Nên bỏ toàn bộ những đồ chơi và đồ cho bé tập cắn làm từ nhựa mềm loại này.
5. Giảm thiểu thủy ngân
Thủy ngân là kim loại độc với não, có trong một số loại cá và các động vật có vỏ cứng (trai, sò...) bao gồm cả cá ngừ và cá kiếm. Các chuyên gia CPCHE khuyến cáo chọn loại cá ít thủy ngân như cá thu, cá trích, cá hồi, cá rô phi...
Khánh Vy (Theo livescience)
Vì sao cần sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú? "Sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú cần được tiến hành thường xuyên hơn đối với một trong 3 phụ nữ có nguy cơ cao", thông tin được chia sẻ từ một nghiên cứu khoa học mới đây của Anh. Nếu chụp tia X vú 3 năm một lần cho phép sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú đối...