6 lớp tuần dương hạm thông thường của Hải quân Liên Xô
Mặc dù không nổi tiếng như tuần dương hạm hạt nhân Kirov nhưng 6 lớp tàu tuần dương thông thường khác của Hải quân Liên Xô cũng có sức mạnh rất đáng gờm
Bài viết dưới đây xin giới thiệu sơ lược với độc giả về 6 lớp tuần dương hạm thông thường được đóng cho Hải quân Liên Xô tính từ thời điểm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Những “Tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay” theo cách gọi của Liên Xô (mà thực chất chính là tàu sân bay) sẽ được đề cập tới trong một dịp khác.
1. Tuần dương hạm lớp Sverdlov
Tuần dương hạm Đô đốc Ushakov lớp Sverdlov
Sverdlov – Dự án 68bis là lớp tuần dương hạm thông thường cuối cùng của Hải quân Liên Xô được đóng trong giai đoạn những năm 1950, thiết kế của chúng dựa trên các khái niệm và ý tưởng lạc hậu có từ thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong kỷ nguyên của tàu sân bay và tên lửa hành trình đối hạm, các tàu tuần dương to lớn, nặng nề chỉ được trang bị pháo tỏ ra rất không phù hợp.
Do đó, tổng cộng chỉ có 14 chiếc lớp Sverdlov được hoàn thành trong số 30 chiếc đã lên kế hoạch đóng trước khi chương trình bị Nikita Khrushchev hủy bỏ.
Tuần dương hạm Mikhail Kutuzov lớp Sverdlov
Thông số kỹ thuật cơ bản: lượng giãn đầy tải 16.640 tấn; dài 210 m; rộng 22 m; mớn nước 6,9 m. Tàu được trang bị 6 động cơ hơi nước với tổng công suất 118.100 mã lực cho tốc độ tối đa 32 hải lý/h; tầm hoạt động 9.000 hải lý khi chạy ở tốc độ 18 hải lý/h; thủy thủ đoàn 1.250 người.
Vũ khí trang bị của lớp Sverdlov gồm 12 pháo 152 mm 57 cal B-38, 12 pháo 100 mm 56 cal M-1934, 37 pháo phòng không 37 mm và 10 ống phóng ngư lôi 533 mm.
Hiện nay chỉ còn duy nhất tuần dương hạm Mikhail Kutuzov đang được trưng bày tại Novorossiysk, những chiếc khác đã bị tháo dỡ.
2. Tuần dương hạm lớp Kynda
Video đang HOT
Tuần dương hạm Đô đốc Golovko lớp Kynda
Kynda – Dự án 58 hay đôi khi còn được gọi bằng cái tên Groznyy là lớp tuần dương hạm trang bị tên lửa điều khiển đầu tiên của Liên Xô. Chúng được thiết kế xoay quanh tên lửa hành trình đối hạm tầm xa SS-N-3 Shaddock.
Mặc dù được gọi là tuần dương hạm nhưng kích thước của Kynda không hơn khinh hạm là bao với chiều dài 142 m; rộng 15,8 m; mớn nước 5,3 m; lượng giãn nước đầy tải 5.500 tấn; thủy thủ đoàn 390 người. Tàu có sàn đáp trực thăng bố trí ở đuôi nhưng lại không có nhà chứa máy bay.
Các tuần dương hạm lớp Kynda được trang bị 4 nồi hơi và 2 turbine khí có tổng công suất 100.000 mã lực, cho phép chạy với tốc độ tối đa 34 hải lý/h; tầm hoạt động 2.000 hải lý khi chạy ở tốc độ 34 hải lý/h hoặc 7.000 hải lý với tốc độ 14,5 hải lý/h.
Tuần dương hạm Đô đốc Fokin lớp Kynda
Vũ khí chính của tuần dương hạm lớp Kynda là 16 tên lửa đối hạm SS-N-3 Shaddock bố trí trong 2 cụm 4 ống phóng (8 tên lửa trong ống phóng và 8 tên lửa dự trữ).
Ngoài ra, tàu còn được trang bị 16 tên lửa phòng không SA-N-1 Goa bắn đi từ ray phóng đôi phía trước tàu, 2 pháo 76 mm nòng đôi, 4 pháo phòng không 30 mm, 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-6000 và 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi 533 mm.
Các tuần dương hạm lớp Kynda đã sớm bị thay thế vai trò bởi lớp Kresta I tiên tiến hơn nhưng 4 chiếc được đóng vẫn tiếp tục phục vụ trong Hải quân Liên Xô cho tới khi Liên bang sụp đổ, cá biệt chiếc Đô đốc Golovko còn phục vụ tới tận năm 2002.
3. Tuần dương hạm lớp Kresta I
Tuần dương hạm Phó đô đốc Drozd lớp Kresta I
Tuần dương hạm Dự án 1134 Berkut (Đại bàng vàng) hay còn được biết đến với tên thông dụng hơn là Kresta I được thiết kế thiên về nhiệm vụ chống tàu mặt nước.
Ban đầu Liên Xô dự định trang bị cho Kresta I tên lửa hành trình đối hạm tầm xa thế hệ mới SS-N-12 Sandbox (P-500 Bazalt) nhưng do sự chậm trễ trong quá trình phát triển dẫn đến việc tên lửa SS-N-3 Shaddock vẫn được tin dùng
Mặc dù lớn hơn đáng kể cũng như có hiệu quả tác chiến và độ tin cậy cao hơn hẳn lớp tuần dương hạm Kynda thế hệ trước nhưng Kresta I chỉ mang theo được một nửa số ống phóng tên lửa SS-N-3 Shaddock và 1/4 tổng số tên lửa.
Tuần dương hạm Đô đốc Zozulya lớp Kresta I
Thông số kỹ thuật cơ bản của tuần dương hạm Kresta I: lượng giãn nước đầy tải 7.500 tấn; dài 159 m; rộng 17 m; mớn nước 6 m.
Hệ thống động lực gồm 2 động cơ turbine hơi nước công suất 91.000 – 100.000 shp cho tốc độ tối đa 34 hải lý/h; tầm hoạt động 10.500 hải lý ở tốc độ 14,5 hải lý/h; thủy thủ đoàn 343 – 360 người.
Vũ khí trang bị của Kresta I gồm: 2 cụm 2 ống phóng mang theo 4 tên lửa SS-N-3 Shaddock, 2 ray phóng đôi với 44 tên lửa phòng không SA-N-1 Goa, 2 pháo phòng không nòng đôi 57 mm AK-725, 2 cụm 5 ống phóng ngư lôi 533 mm.
Kresta I cũng là lớp tuần dương hạm đầu tiên của Liên Xô được thiết kế có sàn đáp và nhà chứa máy bay, cho phép mang theo 1 trực thăng săn ngầm Ka-25B “Hormone-B” trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Có tổng cộng 4 chiếc tuần dương hạm lớp Kresta I được đóng trong giai đoạn 1964 – 1966, chúng đã lần lượt được cho nghỉ hưu vào các năm 1991 (2 chiếc), 1992 và 1994.
(Còn tiếp)
Theo Tri Thức
Khám phá tuần dương hạm Hải quân Pháp ở cảng Tiên Sa
Sáng 15.11, tàu Le Vendémiaire của Hải quân Pháp cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm TP.Đà Nẵng kéo dài đến ngày 19.11.
Tuần dương hạm Le Vendémiaire cập cảng Tiên Sa
Le Vendémiaire là tuần dương hạm do trung tá Hải quân Hervé Siret chỉ huy và thủy thủ đoàn gồm 93 người. Tên tàu có ý nghĩa là mùa thu hoạch nho. Tàu Le Vandémiaire được đưa vào phục vụ Hải quân từ năm 1993, hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương và đặt căn cứ tại Nouméa, Nouvelle Calédonie. Nhiệm vụ của tàu là tuần tra, đảm bảo quyền lợi quốc gia trên vùng biển thuộc chủ quyền của Pháp.
Tuần dương hạm Le Vendémiaire có chiều dài 93,5 m, trên tàu có 93 sĩ quan, hạ sĩ quan, thủy thủ
Theo thông cáo báo chí của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, chuyến thăm Việt Nam gần đây nhất của Tuần dương hạm Le Vendémiaire là tại TP.Hải Phòng từ ngày 25 đến 30.4.2011.
Sở Thông tin - Truyền thông TP.Đà Nẵng cho hay chuyến thăm tại Đà Nẵng rất đặc biệt bởi sĩ quan, thủy thủ của tàu Le Vendémiaire sẽ đến thăm nghĩa trang Pháp - Tây Ban Nha, nơi được Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer xây dựng năm 1895, để tưởng nhớ các tử sĩ liên quân viễn chinh Pháp và Tây Ban Nha do Đô đốc Rigault de Genouilly chỉ huy giai đoạn 1858 - 1860 khi tấn công vào Đà Nẵng. Đồng thời, trước khi rời Đà Nẵng, lực lượng hải quân 2 nước sẽ tiến hành huấn luyện chung trên biển.
Đây là một trong sáu tuần dương hạm cỡ lớn được trang bị hiện đại của Pháp
Chuyến thăm Đà Nẵng của tàu Hải quân Vendémiaire nằm trong kế hoạch hợp tác quốc phòng song phương giữa 2 nước trong năm 2014, tăng cường phát triển quan hệ giữa Hải quân Pháp và Hải quân Việt Nam, phù hợp với chủ trương thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Theo dự kiến, ngày 16.11 tuần dương hạm Le Vendémiaire sẽ tổ chức chương trình thăm tàu dành cho người dân Đà Nẵng.
Hệ thống thiết bị hiện đại trên tàu
Đuôi tàu Le Vendémiaire
Bãi đáp trực thăng
Súng máy 2 bên thân tàu
Pháo cỡ lớn ở trước tàu
Theo Thanh Niên
Người dân Đà Nẵng có thể lên thăm tuần dương hạm Hải quân Pháp Trong chương trình thăm Đà Nẵng của Tuần dương hạm Pháp Le Vendémiaire trong tháng 11 này sẽ có 1 ngày dành cho người dân Đà Nẵng thăm Tuần dương hạm. Tuần dương hạm Hải quân Pháp Le Vendémiaire trong một chuyến thăm Đà Nẵng trước đây Tuần dương hạm Hải quân Pháp Le Vendémiaire do thuyền trưởng Hervé Siret chỉ huy và...