6 lỗi thường gặp trên xe SH việt 2015
Rung đầu, máy ì, ga xe phía sau bánh xe phát ra tiếng lạch cạch, xe bị giật mạnh là một số bệnh khá phổ biến trên dòng xe ga Honda SH Việt 2015.
1. Xe đang chạy tự nhiên bị ì
Đây là hiện tượng khá phổ biến và nhiều người sử dụng xe gặp phải khi đang chạy xe bình thường thì với tốc độ vừa phải thì xe tự dưng ì khựng lại, kéo ga không vọt ngay. Nguyên nhân là do bộ phận chuông nồi xe bị hư hỏng, áp suất lốp không đảm bảo hoặc phần phanh đĩa bị lỗi.
Bạn hãy kiểm tra các bộ phận này để thay chuông nồi xe nếu nó bị cháy hoặc thay má phanh đĩa để đảm bảo an toàn khi chạy xe.
2. Xe bị giật mạnh và rung đầu khi khởi động
Khi bắt đầu khởi động xe vào buổi sáng sớm có hiện tượng đầu xe bị rung và giật mạnh, và cảm giác khi ga xe từ 0 tới 20km/h thì tốc độ không lên. Cách khắc phục đơn giảm lỗi này bạn hãy dựng chân chống giữa xe rồi bóp phanh và ga xe vít mạnh một vài lần để xe khởi động tốt hơn. Hoặc bạn cũng có thể khắc phục bằng cách thay chuông độ khoan xe và canh chỉnh để xe chạy êm.
Khi chạy ở bộ phận nổi xe có tiếng “e e
3. Khi ga xe phía sau bánh xe phát ra tiếng lạch cạch
Đây là bệnh khá kinh niên và phổ biến trên xe SH, nguyên nhân là do lỗi vành xe nên khi ga xe hoặc chạy đoạn xóc bạn sẽ thấy hiện tượng này. Thường nhiều người xe được tư vấn thay thế bộ vành xe mới nếu muốn khắc phục lỗi. Tuy nhiên cách này cũng chưa hẳn hết và khá tốn kém, bạn hãy áp dụng cách đóng lại 6 cọc vành bánh xe trở nên chắc hơn và sẽ hết lỗi.
Video đang HOT
4. Khi chạy ở bộ phận nổi xe có tiếng “e e”
Khi chạy xe trên đường thoáng và ít tiếng ồn, xe có thể nghe thấy rõ ở phần nồi xe phát ra tiếng kêu e e rất khó chịu. Nguyên nhân lỗi này là do phần dây cua-roa trong nồi xe bị lỗi gây ra tiếng động. Bạn hãy tháo và kiểm tra bộ nồi xe để khắc phục lỗi.
Xe bị giật mạnh và rung đầu khi khởi động
5. Sàn để chân bị rung, có tiếng kêu lạ
Khi chạy xe bạn phát hiện phần để chân trước xe có những tiếng kêu lộc cộc lạ, hơ rung và xe chạy nặng. Bạn hãy kiểm tra phần bi nồi sau và vệ sinh bộ phận này và vệ sinh bộ phận chuông gió, thay ổ bi trong nồi xe để khắc phục.
6. Xe vào cua trái bị đảo lắc xe
Khi xe đang chạy bình thường với tốc độ vừa phải giữ nguyên và vào cua trái có hiện tượng xe bị đảo, lắc đặc biệt để lâu sẽ bị đảo mạnh ở phần đuôi xe. Nguyên nhân có thể do xe bị kẹt phanh đĩa trước hoặc bộ phận thụt nhún bị hư hại. Bạn hãy kiểm tra má phanh để không bị kẹt, xả bớt dầu phanh xe cũng như kiểm tra phần thụt nhún của xe có bị hư hỏng thì thay mới.
Trên đây là những lỗi xảy ra như trên với Honda SH Việt 2015, chúng ta nên thường xuyên thực hiện việc chăm sóc và bảo dưỡng định kì cho chiếc xe của mình tại các địa chỉ bảo dưỡng xe máy uy tín.
Theo Cartimes
Xe máy cần được bảo vệ trong thời tiết nắng nóng ra sao?
Trong trời nắng nóng, người lái cần chú ý kiểm tra và bảo dưỡng nhiều bộ phận của xe máy để tránh gặp phải các vấn đề bất ngờ khi đang đi trên đường.
Thời tiết nắng nóng gây ra sự khó chịu không chỉ cho con người mà còn ảnh hưởng đến phương tiện di chuyển hàng ngày. Với những chiếc xe máy hoạt động chủ yếu trên đường, việc bảo vệ và chăm sóc chúng rất cần thiết, đặc biệt là các lái xe thường đi đường dài. Vậy cần phải làm gì để giữ được xe máy hoạt động dưới trời nắng nóng của mùa hè?
Kiểm tra dầu máy, dầu hộp số và nước làm mát
Người lái nên thay dầu cho xe máy định kỳ. Ảnh: Motorcycle Cruiser
Những chất lỏng này giúp bôi trơn các bộ phận chịu ma sát bên trong và giảm nhiệt độ khi xe máy đang hoạt động. Vì vậy, việc bảo dưỡng dầu máy, dầu hộp số và nước làm mát rất quan trọng, đặc biệt trong mùa hè nắng nóng.
Trước hết, người lái nên kiểm tra các đường ống và dây, quan sát kỹ và tìm các vết nứt, rỉ sét, hư hại hoặc bị mềm để tìm cách sửa chữa, thay thế. Đồng thời, các chất lỏng trên có khả năng biến chất và thậm chí hao mòn theo thời gian.
Do vậy, dầu máy và dầu hộp số cần được thay thế định kỳ; nếu xe máy hoạt động liên tục trong điều kiện khắc nghiệt, chủ sở hữu nên cân nhắc làm điều đó sớm hơn. Nước làm mát cần được châm thêm khi xuống dưới mức cho phép, và thay thế sau 20.000 km sử dụng.
Bảo dưỡng xích, đai truyền động
Trên các xe sử dụng dây xích, người lái cần loại bỏ rỉ sét, bụi bám và mỡ dính trên bộ phận truyền động này; đồng thời, nên căng lại nếu xích quá chùng hoặc ngược lại, đồng thời bôi lại dầu hoặc mỡ để tăng độ trơn. Nếu xe dùng đai truyền động, hãy thay thế nếu phát hiện các vết nứt hoặc hao mòn quá mức, thường việc này được làm sau khoảng 20.000 km.
Kiểm tra lốp xe
Kiểm tra áp suất để đảm bảo lốp xe không bị non hơi. Ảnh: Motorcycle
Trong công đoạn này, quan trọng nhất chính là kiểm tra mặt ta-lông và áp suất. Hãy tìm xung quanh lốp xe để phát hiện vết nứt nào hoặc vết lạ kịp thời để có phương án thay thế. Ngoài ra cũng cần bơm thêm hơi vào để đảm bảo xe chạy tốt. Nếu lốp xe thiếu hơi và chở quá nặng, nhiệt độ của không khí bên trong sẽ tăng cao và gây nổ.
Kiểm tra phanh
Hãy đảm bảo dầu phanh luôn đúng mức tiêu chuẩn và dầu phải mới, điều này sẽ giúp giảm nhiệt độ khi phanh. Nếu xe sử dụng phanh tang trống, hãy chắc chắn má phanh và dây phanh còn tốt. Phanh thường nóng nhanh hơn khi nhiệt độ tăng cao, vì thế hãy kiểm tra phanh kỹ hơn trước khi thực hiên chuyến đi dài, vì đó sẽ là cứu cánh của người lái trong những trường hợp khẩn cấp.
Thường xuyên rửa vệ sinh xe máy
Trong điều kiện nắng nóng, xe máy sẽ bị đóng những lớp bụi bẩn, đặc biệt ở các khu vực kín, điều này phần nào ảnh hưởng đến khả năng làm mát. Do đó, chủ sở hữu nên rửa bằng nước, vệ sinh xe máy thường xuyên để giúp xe đạt hiệu suất tốt nhất, tránh gặp phải những vấn đề bất thường.
Để xe máy ở nơi mát mẻ
Dừng đỗ xe ở những nơi râm mát. Ảnh: Motor Adventure Bali
Điều này được áp dụng khi dừng đỗ, khi đó người lái nên cố gắng tìm những nơi râm mát như bóng cây, hầm, trong nhà hoặc dưới mái che để dựng xe máy. Hoặc mua những tấm phản quang che nắng cho phần yên xe, giúp tránh nóng khi ngồi vào; nếu cẩn thận hơn, có thể sử dụng các tấm bạt phủ toàn bộ xe. Tuy nhiên, dù trong điều kiện bắt buộc, người lái cũng chỉ nên đỗ xe ngoài trời nắng một thời gian ngắn.
Tránh chạy không tải
Chắc chắn sẽ có lúc người lái phải để xe chạy không tải tại chỗ như khi dừng đèn đỏ hoặc tắc đường nhưng cần hạn chế điều này hết sức có thể, hoặc phải tìm nơi râm mát để làm điều đó để giúp xe máy giảm nhiệt độ phải chịu. Chạy tại chỗ gây hại cụm máy rất nhiều, vì khi đó động cơ không được làm mát bằng gió, cùng như két nước làm mát (trên xe sử dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng).
Theo Tienphong
Bảo dưỡng xe máy trước Tết thế nào cho đúng? Dịp tết đến xuân về, chắc hẳn nhiều bạn sẽ có dự định chạy xe máy về quê, du xuân,... Vì vậy, bạn nên mang xe đi bảo dưỡng để đảm bảo có những chuyến đi thuận lợi và an toàn. Tại Việt Nam, xe máy là phương tiện mà hầu hết người dân sử dụng chủ yếu để đi lại. Do đó...