6 loại rau củ sẽ “lớn nhanh như thổi” nếu trồng trong tháng 8 này
“Hai mùa trước, mình trồng xà lách, dưa chuột, cà rốt, súp lơ, đậu đũa và bí xanh thấy rau củ lớn nhanh như thổi. Chúng thực sự là những loại rau củ thích hợp để trồng từ tháng 8 này”.
Đó là chia sẻ của chị Bạch Ngọc Dung (sn 1990, Văn La, Hà Đông, Hà Nội) khi được phóng viên DANVIET.VN hỏi về những loại rau củ nên trồng trong tháng 8 này.
Là một người có khá nhiều kinh nghiệm trong việc trồng các loại rau quả tại nhà phố chật hẹp, chị Dung hiện đang sở hữu một khu vườn nhỏ chừng 6m2 với đủ loại rau trên ban công tầng 12 của một tòa chung cư ở Hà Đông. Nói thêm với phóng viên, chị Dung cho hay: “‘Chị đã từng trồng và thử nghiệm nhiều loại rau, củ, quả trong thời tiết mới vào thu như hiện tại thì có nhiều loại không cho kết quả như mong đợi, phần vì trái mùa nên còi cọc, phần vì sâu bệnh. Chỉ 6 loại rau củ: xà lách, dưa chuột, cà rốt, súp lơ, đậu đũa và bí xanh là những loại rau, củ rất dễ trồng và cho năng suất cao”.
“Gia đình mình rất thích ăn salad xà lách trộn, nên trước đây mình rất hay làm món này. Chẳng may, một lần cả nhà ăn xong bị đau bụng đi ngoài không dứt tới mức phải vào viện vì bị ngộ độc thực phẩm do xà lách nhiều thuốc bảo vệ thực vật, từ đó mình không còn dám mua loại rau này ngoài chợ và bắt đầu chuyên tâm, nghiên cứu trồng rau ngay tại nhà”, chị Dung chia sẻ thêm.
1. Xà lách
Mẹ 9x một con tiết lộ, khi tiết trời bắt đầu bớt nóng, thời tiết dịu nhẹ man mát của đầu thu tháng 8 là thời điểm vô cùng thích hợp để bạn thử tay trồng rau xà lách trong vườn nhà.
Là loại rau sống phổ biến trong nhiều bữa ăn nhưng với tình trạng thực phẩm sạch – bẩn lẫn lộn như hiện nay thì việc mua xà lách ở chợ sẽ khiến nhiều người tiêu dùng vô cùng lo ngại. Việc sở hữu một vườn xà lách sạch tại nhà sẽ giúp cả gia đình an tâm hơn về sức khỏe mỗi khi ăn.
Xà lách có ưu điểm kỹ thuật trồng đơn giản, không cần chăm sóc nhiều, tốn ít chi phí và cho năng suất thu hoạch cao. Cây dễ thích nghi nên có thể trồng trong các thùng xốp, đặt ở ngoài ban công hay bên hiên đều được. Trồng rau xà lách tại nhà không những mang đến mỹ quan đẹp mắt, mà hơn hết còn cung cấp nguồn rau sạch, an toàn cho người trồng.
Ở những quốc gia có thời tiết nóng ẩm như Việt Nam, bạn có thể trồng cây xà lách ở những chiếc chậu trong nhà, cây sẽ phát triển rất tốt. Hãy chú ý bón phân và tưới nước đầy đủ để xà lách phát triển tốt nhất. Thông thường bạn sẽ mất 40-45 ngày là có thể thu hoạch xà lách kể từ khi gieo hạt.
2. Cà rốt
Loại rau củ thứ 2 mà chị Dung muốn nhắc tới ở đây là loại củ mà cả em bé của gia đình chị Dung rất thích ăn, đó là: Cà rốt.
Cà rốt là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được dùng để ăn tươi và chế biến thành sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị cao. Kỹ thuật trồng cây cà rốt tại nhà lại đơn giản, dễ chăm sóc.
Cà rốt hay các loại rau củ như củ cải thường sẽ phát triển tốt nhất trong tiết trời mùa thu mát mẻ. Vì vậy, bạn nên ươm mầm cây ngay từ lúc này để cà rốt, củ cải đường mau lớn và ít sâu bệnh. Khi những cây con xuất hiện, bạn nên ủ quanh gốc bằng mùn rơm để giữ cho đất luôn ẩm ướt và đủ nước.
Thời gian thu hoạch có thể thay đổi tùy theo giống, khí hậu, điều kiện phát triển và sự chăm sóc của bạn. Nó dao động từ 50 – 100 ngày. Trung bình, các giống cà rốt đều cho thu hoạch sau 60 – 75 ngày. Đặc biệt, mẹ 9x cũng lưu ý với các nông dân phố, có thể chọn xem cà rốt của mình đã đạt đến kích cỡ mong muốn hay không bằng cách nhổ một vài cây lên để kiểm tra.
3. Dưa chuột
Từ xưa đến nay, dưa chuột vẫn được xem là loại rau củ phổ biến trong mỗi bữa ăn gia đình, vừa có tác dụng thanh nhiệt, đẹp da lại còn giải khát tốt. Bạn có thể tự trồng loại rau sạch này tại nhà để có thực phẩm sạch, xanh, ăn liền, đảm bảo sức khoẻ.
Nếu trồng dưa chuột ở thời điểm này, bạn sẽ chỉ mất một khoảng thời gian rất ngắn để có thể có được những quả dưa chuột giòn ngon. Dưa chuột phát triển rất tốt trong thời tiết cuối hè, đầu thu. Bạn chỉ mất 48-58 ngày để có thể thu hoạch được những quả dưa chuột tươi non trong vườn nhà.
Video đang HOT
4. Súp lơ
Súp lơ xanh là thực phẩm rất giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C…, Chính vì thế nó rất cần thiết cho bữa ăn hằng ngày. Cách trồng súp lơ xanh cực hiệu quả sau đây đảm bảo sẽ giúp bạn sở hữu được “vườn” súp lơ xanh mướt ngay tại nhà mình.
Súp lơ thuộc loại cây ưa lạnh. Nếu bạn trồng vào thời điểm trời nắng nóng, hoặc có nhiều mưa thì cây sẽ bị còi cọc, dễ bị sâu bệnh, và năng suất sẽ không cao. Thời điểm thích hợp để gieo trồng súp lơ là bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, khoảng thời gian này, súp lơ dễ dàng phát triển và cho năng suất tốt.
Súp lơ cho thu hoạch sau khoảng thời gian từ 70 – 80 ngày. Khi thu hoạch, bạn sử dụng dao cắt ngang phần thân cây. Nếu bạn muốn tiếp tục thu hoạch đợt sau thì để lại trên thân cây một ít lá.
5. Đậu đũa
Đậu đũa là thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ chế biến thành nhiều món ăn. Đây cũng là món ăn quen thuộc đối với người Việt Nam và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cây đậu đũa rât thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại châu Phi, đậu đũa là cây thực phẩm truyền thống, là nguồn dinh dưỡng tiềm tàng và hỗ trợ sự bền vững của hệ sinh thái.
Đậu đũa xào tôm là món tủ của chị Dung.
Vào thời điểm cuối hè, đầu thu, thời tiết đã mát mẻ hơn giúp những cây đậu đũa phát triển rất nhanh vì đậu đũa là cây không ưa nhiệt. Bắt tay vào trồng đậu đũa ngay bây giờ, bạn chỉ mất từ 50-55 ngày để có thể thu hoạch được đậu đũa.
6. Bí xanh
“Bí xanh (bí đao) là một loại thực phẩm dễ nấu, dễ ăn và cũng rất dễ trồng, được nhiều người ưa thích bởi vị mát, tính lạnh, có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thủng, giải khát, trừ phiền nhiệt. Từ bí xanh, mình có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon như bí xanh xào, bí xanh hầm xương, nộm bí xanh,… “, chị Dung cho hay.
Với thời tiết mát mẻ của đầu thu tháng 8, sau khoảng 40-50 ngày, cây bắt đầu ra hoa kết quả sẽ cần nhiều nước hơn bình thường nên bạn hãy lưu ý để cung cấp đủ lượng nước cho cây. Bạn hãy loại bỏ những trái non bị dị dạng, bị sâu bệnh để cây tập trung nuôi dưỡng những trái khỏe mạnh khác. Đặc biệt, bí xanh cũng thường gặp một số bệnh như sâu xanh, cuốn lá, rệp hay bệnh héo lá, sương mai, thối quả, vì vậy, nên thường xuyên cắt tỉa lá già và bắt sâu để cây phát triển khỏe mạnh.
Theo Danviet
Vườn toàn rau siêu khổng lồ trên sân thượng 35m2 của bố đảm Nha Trang
Nhìn dưa chuột tưởng mướp, nhìn xà lách cuộn cứ ngỡ bắp cải, hay nhìn rau cải thường cứ ngỡ một loại rau siêu khổng lồ nào đó,...là những hình ảnh mà bất kỳ ai cũng sẽ phải ồ à thán phục khi bước chân lên xem vườn rau quả chỉ 35m2 của ông bố đảm Quốc Bảo ở TP. Nha Trang.
Bởi, 1 quả dưa chuột mà tới 4-5 lạng, xà lách rau cuộn thì nhiều thành từng lớp từng lớp, những bông cải to như 2 bàn tay người lớn xòe ra...thì thử hỏi ai mà không ngỡ ngàng cho được.
Trung bình, mỗi trái dưa chuột anh thu hoạch được từ khu vườn thủy canh của mình nặng cỡ từ 400-500gram.
Một cây bắp cải nhìn sơ qua đã có trọng lượng hơn 250gram.
Từng lớp, từng lớp rau xanh mướt đan xen lẫn nhau.
Trúng đợt mưa bão lớn, anh Quốc Bảo từng phải tiếc công và buồn bã khi tự tay mình dọn dẹp và nhổ bỏ nhiều loại rau trong khu vườn của mình. "Khu vườn trên mây" của nông dân phố này đã từng khiến không ít anh, chị em trong các hội nhóm trồng rau sạch "mê mẩn" và ao ước. Song, nhiêu đó không hề làm giảm sự say mê cũng như quyết tâm và tình yêu của ông bố Nha Trang để có một vườn rau siêu sạch.
Trận bão đợt cuối năm 2017 đã làm hư hại và hỏng hóc rất nhiều đồ trong khu vườn của ông bố đảm Nha Trang này.
Sở hữu khoảng sân thượng xinh xắn, ngập tràn ánh nắng với diện tích 35m2 tại Ngọc Hiệp, Nha Trang, ông bố hai con đã từng làm bao chị em ghen tị với "khu vườn thủy canh trên mây" của mình đã quyết tâm lại một lần nữa tạo nên một vườn rau sạch, giúp gia đình mỗi ngày yên tâm hơn về nguồn thực phẩm và đặc biệt là cho con hiểu hơn về thiên nhiên.
Hơn 3 năm về trước, anh Bảo đã bắt tay vào tìm hiểu các mô hình trồng rau phù hợp với điều kiện của gia đình mình. Anh chọn thủy canh vì công việc của anh khá bận rộn, nếu trồng thổ canh theo phương pháp truyền thống sẽ mất nhiều công sức, thời gian chăm bón. Mô hình thủy canh chỉ cần 3-4 ngày chăm sóc một lần, mỗi lần tốn chừng 5-10 phút.
Tận mắt chứng kiến những ống giàn ngang, ống dọc được sắp xếp một cách khoa học, đẹp mắt, bao phủ xung quanh là các loại rau xanh mướt, tươi tốt, nhiều người đã không tiếc lời khen gợi và cho rằng bước chân vào vườn rau thủy canh của anh Bảo như đang lạc bước vào một công viên nào đó.
Chia sẻ với phóng viên DANVIET.VN, anh Quốc Bảo cho hay: "So với thổ canh, mô hình thủy canh có năng suất cao hơn, ít sâu bệnh, rau đảm bảo sạch theo tiêu chuẩn. Diện tích sân thượng khoảng 35 m2 nhưng tôi thiết kế nhiều giàn rau thủy canh: giàn thì trồng các loại rau của họ cải như cải bẹ xanh, cải ngọt, cải xoăn Kale, cải cúc... và rau muống; giàn thì dành riêng để trồng xà lách và một số loại rau củ quả khác,..
"Trồng rau thủy canh không tốn nhiều sức chăm sóc. Nó chỉ khó trong việc ươm cây con. Sau đó, cây con đưa lên giàn sẽ mất vài ngày kiểm tra dung dịch và điều chỉnh nồng độ pH cho phù hợp", anh Bảo cho biết.
Ông bố nông dân phố ở Nha Trang kể lại: "Tôi thường ươm hạt tới khi cây có 2 lá mầm rồi đem ra nắng nhẹ. Cây có lá thật, tôi sẽ phun dinh dưỡng thủy canh với lượng nhỏ. Khoảng 14 ngày sau, cây đủ 2-3 lá thật tôi đem cây con lên máng trồng. Khoảng 35 - 45 ngày, tôi có thể bắt đầu hái các loại rau để phục vụ bữa ăn".
Sử dụng hệ thống thủy canh hồi lưu nên không cần tưới rau, anh Bảo đã thiết lập chế độ tự tưới với công tắc hẹn giờ tắt - mở. Anh nông dân phố ở Nha Trang này cũng cho hay, cách 4-5 ngày, anh sẽ kiểm tra nồng độ dinh dưỡng bằng bút đo và đưa cây con đạt chuẩn lên giàn.
Để có được thành tích đáng kể trên, anh Bảo đã gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu bắt đầu trồng rau và thời gian chuyển đổi mô hình từ thổ canh sang thủy canh. Đôi lúc tưởng chừng như công việc bận rộn, việc trồng rau thất bại khiến anh nản lòng, thế nhưng, với niềm say mê, ông bố Nha Trang này đã miệt mài đọc nhiều tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Đồng thời, sau mỗi lần trồng thất bại, anh đã tự rút ra được kinh nghiệm chăm sóc cũng như bón chất dinh dưỡng phù hợp. Và rồi, khu vườn thủy canh "vạn người mê" đã không làm anh thất vọng, khi cho thu về năng suất thu hoạch khủng.
Nhưng có lẽ, thời điểm khó khăn nhất với anh không phải chỉ có lúc mới bắt đầu. Anh Bảo kể: "Cách đây 2 năm, khi mà vườn rau thủy canh của mình đang phát triển tốt nhất, được bạn bè cũng như nhiều người biết đến và mình rất hạnh phúc với điều đó thì thật không may, cơn bão vào đợt cuối năm 2017 đã khiến vườn rau của mình bị hư hại hoàn toàn. Chừng ấy công sức, tình yêu mình dành cho khu vườn giờ đây tan biến cả, đấy là về tinh thần chứ vật chất để tạo ra được khu vườn như thế này thì cũng tốn kém lắm ấy chứ. Lúc đó, mình khá là suy sụp và chán nản, nói đúng hơn là không muốn làm gì nữa hết. Nếu không có sự động viên của gia đình, đặc biệt là vợ mình cũng như những người bạn trong hội trồng rau thủy canh, có lẽ mình không đủ động lực để "yêu lại từ đầu" với vườn rau thủy canh này.
Khu vườn được bao bọc bởi một lớp "áo giáp" kính bên ngoài rất dày dặn và chắc chắn.
Khi nhận được câu hỏi từ phía phóng viên DANVIET.VN: "Vậy khu vườn mới của anh đã sử dụng gì làm "bia đỡ đạn" mưa gió và bão... , để không lặp lại tình trạng như trước nữa?"
- Anh Bảo vui vẻ cười, đáp: "Sau khi gặp phải trận bão càn quét lớn, tôi cùng gia đình đã nghiên cứu và làm ra khung nhà lưới làm bằng sắt kiên cố như thế này, trên lợp màng nhà kính chuyên dụng, xung quanh bao bọc lưới chắn côn trùng, sâu bướm.... Từ nay, gió mưa bão bùng hay côn trùng, sâu bướm không còn là nỗi lo với nông dân phố này nữa".
Anh Bảo thường đặt mua dung dịch thủy canh bên Thái Lan. Anh khuyên những người mới bắt đầu trồng rau sạch theo mô hình thủy canh thì có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết khi mua sản phẩm. Bên cạnh đó, anh mua bút đo TDS giá khoảng 500 nghìn đồng để đo nồng độ giúp việc pha dung dịch được chuẩn xác. Nồng độ dung dịch với cây con tầm 300-400 ppm và cây lớn khoảng 750-950 ppm.
Các loại rau được anh trồng xen kẽ cây nhỏ và cân trưởng thành nên sản lượng thu hoạch liên tục. Khi ăn không hết, anh thường cho vào túi nilon đem biếu người thân hoặc cất trong ngăn mát tủ lạnh. Rau có thể tươi đến một tuần mà vẫn giữ được chất lượng.
Chị Ngân - vợ anh Bảo, người từng được biết đến là "người bạn đồng hành" tuyệt vời của ông bố Nha Trang này.
Không chỉ mình anh đam mê trồng rau sạch, anh Bảo còn nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ chính người "bạn đồng hành" của cuộc đời mình. Mỗi lúc anh bận, vợ anh chính là người giúp anh chăm sóc vườn rau thủy canh trên cao này.
Giờ đây, khi đã là một trong những "tay trồng rau thủy canh thâm niên" ở Nha Trang, anh Quốc Bảo không những chưa bao giờ cảm thấy hối hận khi đã chọn mô hình trồng rau vừa thông minh, vừa tiện ích này mà anh còn muốngiới thiệu nhân rộng mô hình trồng rau sạch thông minh này với nhiều nông dân phố hơn.
Tự hào nói với phóng viên DANVIET.VN, anh Bảo cho biết, hiện anh đang là quản trị của Hội Trồng Rau Thủy Canh trên mạng xã hội facebook. Bạn đọc Dân Việt có thể tham gia hội để được tư vấn, chia sẻ thêm về kinh nghiệm, kĩ thuật trồng và những nơi cung cấp vật tư uy tín...
Ảnh: Quốc Bảo
Theo Danviet
"Đũa thần" biến ban công 10m2 thành vườn rau xanh mát mắt, 4 mùa ăn không hết Ban công chỉ vỏn vẹn gần 10m2, nhưng chị Lương Dung đã khéo léo sắp xếp, cải tạo để biến không gian thành khu vườn ngập tràn rau quả tươi xanh mơn mởn. Mặc dù sở hữu diện tích ban công chỉ vỏn vẹn gần 10m nhưng chị Lương Dung (TP.HCM) vẫn cố gắng sắp xếp khoảng 40 chậu, thùng trồng rau và...