6 loại rau bổ não trẻ thông minh hay ăn
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo danh sách những loại rau tốt nhất cho não bộ của trẻ.
Chỉ bằng việc khéo léo lựa chọn những loại rau củ hàng ngày, mẹ cũng đã có thể tạo điều kiện tốt nhất để não bộ của bé phát triển vượt trội – đó không phải là kiến thức mà ai cũng biết. Xin mách mẹ 6 loại rau bổ não nhất cho bé dựa theo danh sách do Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo.
1. Hẹ
Hẹ tươi chứa rất nhiều folate (axit folic là loại axit amin có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào), protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin C,…là siêu thực vật tốt cho sự phát triển của não bộ.
Ngoài ra, trẻ ăn hẹ nhiều còn giúp xương chắc khoẻ, ngừa táo bón và các vấn đề về da do hẹ giàu vitamin K và chất xơ.
Hẹ tươi rất giàu axit folic tốt cho não bộ trẻ (ảnh minh hoạ)
2. Rau cải thìa
Cải thìa không chỉ là loại rau quen thuộc để chế biến nên những món ăn ngon cho bé mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho não trẻ. Cải thìa rất giàu axit folic – dưỡng chất tối cần thiết cho não bộ.
Mặt khác, Lượng vitamin C trong cải thìa có khả năng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật và sự lây nhiễm trong cơ thể trẻ
Cải thìa còn có nhiêù vitamin C giúp tăng cường miễn dịch (ảnh minh hoạ)
3. Cải bó xôi
Chẳng hổ danh loại rau giàu dinh dưỡng bậc nhất, cải bó xôi có lượng dưỡng chất vitamin áp đảo trong danh sách các loại rau củ quả. Chẳng thế mà phương Tây đã có bộ hoạt hình Popeye để nhắc nhở bé hãy chịu khó ăn cải bó xôi.
Cải bó xôi có chứa một lượng lớn các carotene và chất sắt, đồng thời là nguồn vitamin B6, axit folic và kali. dồi dào.
Lựa mua cải bó xôi, mẹ nên lưu ý chọn những bó cải có lá tươi xanh, tránh những lá bị rách, nhăn, dập nát và sẫm màu. Để đảm bảo an toàn tốt nhất, mẹ nên mua rau ở những hàng rau sạch hoặc trong siêu thị. Bên cạnh đó, khi chế biến cải bó xôi, để giữ được lượng dưỡng chất có trong rau, mẹ nên băm nhỏ rau thay vì xay nhuyễn. Ngoài ra, thay vì luộc rau, mẹ có thể hấp rau mà không cần cho nước vì trong cải xôi đã có sẵn nước và chính lượng nước này sẽ kết hợp cùng nhiệt độ hấp làm chín rau
Cải bó xôi vốn nổi tiếng là siêu thực phẩm (ảnh minh hoạ)
Video đang HOT
Các nhà dinh dưỡng đã kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng có trong 13 loại lá rau khác nhau và lá cần tây cho thấy kết quả hàm lượng carotene, vitamin C, vitamin B1, protein, canxi vượt trội.
Người ta đã xác định trong 100g lá cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng (như: calcium, phốtpho, sắt); quả chứa tinh dầu có mùi thơm: limonene và các chất chuyển hóa của sadanolic acid
5. Ớt chuông xanh
Ớt chuông xanh chất chống oxy hóa, vitamin và rất nhiều nguyên tố vi có thể tăng cường sức mạnh của trẻ, làm giảm mệt mõi cho cơ thể và não bộ.
Đây là loại quả có lượng vitamin C kỉ lục. Cứ 100 g ớt có chứa 120 mg vitamin C. Lượng vitamin C này gấp 2,5 lần so với cam. Thực tế, chỉ cần 50g ớt tây đã chứa 60g vitamin C tương đương với 75% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày.
Ớt chuông xanh không hề có vị cay nên mẹ vẫn có thể chế biến cho bé ăn với lượng nhỏ và thường xuyên.
6. Cà chua
Cà chua nuôi dưỡng máu tuần hoàn rất tốt (ảnh minh hoạ)
Cà chua có đường (glucose, fructose), protein, chất béo, axit malic, axit citric, carotene, vitamin B1, B2, C, niacin, canxi, phốt pho, kẽm, sắt, bo, mangan, đồng, iốt. Cà chua có tác dụng nuôi dưỡng máu rất tốt, kích thích thèm ăn và hỗ trợ não phát triển hiệu quả.
Tuy nhiên ,do các loại cà chua chín giấm được bán phổ biến ở các chợ, nên để bảo đảm an toàn mẹ nên chọn mua cà chua già, đã gần chín từ các ruộng, vườn về nhà tự ủ hoặc mua lượng lớn cà chua chín cây về làm sốt cà chua cho bé bằng cách: Hấp cà chua chín, bóc vỏ, bỏ hạt, nghiền nhuyễn. Cho vào cà chua nghiền một chút muối, đun sôi, để nguội rồi đóng chai, dùng dần.
Không nên để cà chua trong túi nilon hoặc cho vào tủ lạnh.
Theo Khampha
Lỗi phản tác dụng khi mẹ cho bé ăn chuối sai cách
Chuối là loại trái cây rất tốt đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu mẹ không biết cho trẻ ăn đúng cách sẽ thành công cốc.
Từ lâu chuối vẫn được coi là trái cây có nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đối với trẻ em, chất xơ của chuối có tác dụng làm cho ruột hoạt động đều hạn chế biếng ăn ở trẻ, rất có lợi cho hệ miễn dịch của bé.
Với nguồn kali và chất xơ dồi dào, chuối được đánh giá là một loại quả hàng đầu của tự nhiên. Bên cạnh đó, trong chuối còn có hàm lượng vitamin C, vitamin B2, B6 dồi dào giúp cung cấp năng lượng hoàn thiện cho bé một ngày vui chơi lành mạnh. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn không biết nên cho trẻ ăn chuối ra sao cho đúng. Dưới đây sẽ là lời giải đáp cho một số thắc mắc của mẹ khi cho trẻ ăn chuối.
4 tháng tuổi bắt đầu có thể ăn chuối
Chuối là loại hoa quả rất tốt cho các bé tuổi ăn dặm. Do đó khi các bé được khoảng 4 tháng tuổi, tuy nhiên khi mới bắt đầu cho trẻ tập ăn chuối, các mẹ chỉ nên cho con ăn với số lượng vừa phải để có thể thăm dò phản ứng của trẻ, chớ nên "tống" một lúc sẽ khiến bé khó tiếp nhận.
Với độ tuổi ăn dặm, các mẹ có thể chế biến một số món chuối cho trẻ như chuối nghiền trộn sữa, bột chuối, bánh trứng chuối, chuối nướng...
Không nên chọn các những quả có vỏ vàng "đẹp không tì vết"
Nhiều mẹ tin rằng khi mua chuối nên chọn các nải chín đều, vàng ươm thì sẽ ngon. Nhưng thực tế, các loại quả chuối như vậy rất có thể đã được người bán dấm bằng thuốc nên sẽ vừa kém ngon vừa dễ hỏng nếu không kịp ăn nhanh. Các mẹ nên chọn những nải chuối chín lác đác, nghĩa là quả chín, quả xanh và màu thì không được đẹp cho lắm. Chuối như vậy là chuối chín tự nhiên nên khi ăn không bao giờ có vị chát, khó chịu như chuối ngâm bằng hóa chất Trung Quốc.
Trong trường hợp các mẹ mua nhiều một lúc mà không ăn hết thì cẩn phải biết bảo quản đúng cách để tránh cho chuối bị hỏng. Nếu có tủ lạnh, mẹ hãy gói quả chuối trong giấy báo hoặc túi nhựa có khóa kéo rồi đặt vào ngăn mát. Chuối sẽ tươi lâu hơn và không bị thâm vỏ. Nếu không có tủ lạnh, mẹ chỉ nên mua chuối vừa chín tới, cuống vẫn còn xanh, vỏ không có vết thâm, trầy; sau đó treo nải chuối lên móc, đặt ở nơi thoáng khí, tránh ánh sáng mặt trời hoặc lửa nóng.
Trẻ ăn quá nhiều chuối có khả năng bị tê liệt tạm thời và nhịp tim không đều
Chuối là một trong những hoa quả giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, các mẹ cần biết khi cho trẻ ăn chuốiquá nhiều một ngày cũng không tốt đâu nhé. Bởi chuối có chứa nhiều mangan và kali, do đó nếu bé ăn quá nhiều chuối có thể gây ra tình trạng tăng kali trong máu. Khi ấy, bé có thể gặp các triệu chứng bao gồm yếu cơ, tê liệt tạm thời và nhịp tim không đều.
Bởi chuối có chứa nhiều mangan và kali, do đó nếu bé ăn quá nhiều chuối có thể gây ra tình trạng tăng kali trong máu (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, hàng ngày bé nhà bạn đã ăn rất nhiều các loại thực phẩm bổ sung vitamin khác mà còn ăn nhiều chuối sẽ khiến dư thừa hàm lượng vitamin và khoáng chất quá cao. Điều này có thể gây khó khăn rất lớn cho quá trình tiêu hóa. Kết quả khiến bé bị đầy hơi và đau dạ dày.
Theo nghiên cứu của Trường Đại học Maryland Medical Center, thì lượng chuối trẻ nên ăn mỗi ngày theo từng độ tuổi là:
- Trẻ sơ sinh sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 500 mg
- Trẻ sơ sinh 7 tháng đến 12 tháng: 700 mg
- Trẻ em 1 tuổi: 1.000 mg
- Trẻ em 2-5 tuổi: 1.400 mg
-Trẻ em 6-9 tuổi: 1.600 mg
- Trẻ em trên 10 tuổi: 2.000 mg
Chuối cũng kỵ với một số thực phẩm khác
Mẹ cần biết chuối có kỵ với một số thực phẩm sau:
- Chuối hột kỵ mật ong, đường: chướng bụng
- Chuối tiêu kỵ khoai môn: đau bụng
- Chuối và khoai tây: trên mặt sẽ nổi những đốm nhỏ
Khi trẻ bị đau đầu ăn chuối sẽ làm tăng lưu lượng máu lên não không tốt cho trẻ
Chuối là thực phẩm có nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho con ăn. Mẹ nên chú ý các trường hợp sau đây:
Khi trẻ đang đói: Trong quả chuối có chứa rất nhiều magiê và vitamin C. Chuối có tác dụng trong quá trình thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nhưng sẽ phản tác dụng khi mẹ cho bé dùng chuối làm thực ăn khi đói, lúc này hàm lượng magiê sẽ tăng đột ngột trong máu, làm mất sự cân bằng của tim mạch, gây tổn hại cho sức khỏe của bé.
Ngoài ra, trong chuối có hàm lượng vitamin C cao, nên vitamin C khi được vào cơ thế lúc đói cũng sẽ gây tổn hại cho dạ dày của bạn. Do đó, khi con kêu đói, các mẹ đừng dại cho con ăn ngay một quả chuối.
Khi trẻ đang bị táo bón: Rất nhiều mẹ cho rằng ăn chuối có thể giúp nhuận tràng, nên khi thấy con bị táo bón vẫn cho con ăn chuối thường xuyên. Tuy nhiên, chuối không những không giải quyết được chứng táo bón mà ngược lại còn khiến táo bọn nặng hơn.
Các mẹ nên biết rằng chuối thuộc loại hoa quả nhiệt đới, chuối mà chúng ta ăn đều đã được xử lý bằng một số hóa chất bảo quản giúp thúc đẩy quá trình chuối chín nhanh. Những chất này là nguyên nhân khiến cho táo bón nặng thêm. Do vậy, các bé có chức năng dạ dày kém không nên ăn nhiều chuối.
Khi trẻ bị đau đầu: Khi trẻ bị đau đầu, mẹ cũng nên hạn chế cho con ăn chuối bởi các tyramine, phenyethyamine, axit amin trong chuối làm giãn các mạch máu và và làm tăng lưu lượng máu lên não nên không tốt cho trẻ.
Khi trẻ đang bị tiêu chảy: Khi trẻ đang bị tiêu chảy, mẹ không nên cho con ăn nhiều chuối, nếu không ăn thì càng tốt, bởi vì trong chuối có một lượng chất xơ mềm, oligosaccarid_ chất làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.
Một số lưu ý khác khi cho trẻ ăn chuối
- khi cho bé ăn mẹ cần nạo sạch phần xơ vỏ bám ở thịt chuối
- Không nên cho trẻ ăn chuối hột khi bé chưa được 8 tháng
- Không nên cho trẻ ăn chuối chưa chín
- Những quả chuối có dấu hiệu bị hỏng, các mẹ không nên tiếc quả mà tiếp tục cho trẻ ăn
Theo Khampha
5 kiến thức 'sai bét' về giấc ngủ của trẻ sơ sinh Bác sĩ Adesman - Trưởng khoa Phát triển và Hành vi trẻ em ở Bệnh viện nhi Schneider (Mỹ) sẽ chỉ ra cho các mẹ thấy những kiến thức sai lệch về giấc ngủ của trẻ sơ sinh mà bấy lâu nay các mẹ vẫn "tin sái cổ". Sai lầm 1: Bé có thể ngủ nằm nghiêng cũng được. Thực tế là: Để...