6 loại phụ tùng xe máy bạn nên thay thế định kỳ khi bảo dưỡng xe
6 loại phụ tùng xe máy bạn nên thay thế định kỳ khi chăm sóc bảo dưỡng xe: Theo một khảo sát, đại đa số người sử dụng xe máy tại Việt Nam không có thói quen chăm sóc, bảo dưỡng xe máy định kỳ.
Các loại phụ kiện như bugi, ắc-quy, dầu nhớt, lốp xe… chỉ được thay thế khi xe bị hỏng hóc hoặc chết máy, thay vì phải theo định kỳ.
6 loại phụ tùng xe máy bạn nên thay thế định kỳ khi chăm sóc bảo dưỡng xe
Một số phụ tùng trên xe máy được khuyến cáo cần thay thế định kỳ. Thao tác này không chỉ giúp xe vận hành trơn tru, mà còn giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Theo một khảo sát, đại đa số người sử dụng xe máy tại Việt Nam không có thói quen chăm sóc, bảo dưỡng xe máy định kỳ. Các loại phụ kiện như bugi, ắc-quy, dầu nhớt, lốp xe… chỉ được thay thế khi xe bị hỏng hóc hoặc chết máy, thay vì phải theo định kỳ.
Việt Nam hiện có khoảng 45 triệu xe máy đang lưu thông. Thiếu thói quen chăm sóc bảo dưỡng xe máy không chỉ khiến xe nhanh hư hỏng, tốn kém chi phí sửa chữa, không đảm bảo an toàn, mà còn gây ô nhiễm môi trường. Cùng tham khảo những loại phụ tùng xe máy được khuyến cáo phải thay thế định kỳ.
Dầu nhớt nên thay khi đi từ 1.500 đến 2.000 km
Theo các nhà sản xuất xe máy, nên thay dầu nhớt sau mỗi 1.500 – 2.000 km sử dụng. Nên chọn các loại nhớt phù hợp với từng loại xe tay ga hoặc xe số. Thời gian định kỳ thay dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như xe mới hay cũ, mức độ sử dụng (nhiều hay ít), tốc độ chạy xe, chở nặng hay không, môi trường sử dụng và chất lượng dầu máy.
Ở Việt Nam, do điều kiện đường sá bụi bặm, mặt đường không tốt, các hãng xe thì khuyến cáo, nên thay dầu định kỳ theo lịch bảo dưỡng trong sách hướng dẫn sử dụng theo từng loại xe. Nếu sử dụng xe trong điều kiện bình thường, sau 1.000 km đầu tiên buộc phải thay dầu và tiếp sau mỗi 4.000 km thay dầu một lần.
Với những xe sử dụng thường xuyên khoảng 1.000 km mỗi tháng thì rút ngắn thời gian thay. Tuy nhiên trong thời gian đầu, với xe mới, nếu sau chạy rà 500 km mà thay dầu sớm thì càng tốt. Theo các tay thợ lành nghề ở các trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng, xe máy cần thay dầu sau mỗi 1.500 – 2.000 km. Riêng xe ga có hai loại dầu, dầu máy và dầu láp (dầu hộp số). Theo kinh nghiệm, 3 lần thay dầu máy thì một lần thay dầu láp. Trường hợp nếu không chắc về xe của mình, hãy đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng sửa chữa có uy tín để được giúp đỡ.
Lọc nhớt nên thay khi đi từ 3.000 đến 4.000 km
Video đang HOT
Chức năng chính của lọc nhớt là lọc các cặn bẩn của nhớt. Trong quá trình vận hành, nhớt sẽ bị nhiễm bẩn từ động cơ. Nếu nhớt không được lọc cẩn thận, cặn bẩn sẽ làm xước các bộ phận bên trong máy làm giảm tuổi thọ động cơ, thải ra khói đen… Do đó, cần thay thế định kỳ sau 3.000 – 4.000 km để bảo vệ động cơ.
Nên thay Bugi khi đã đi từ 8.000 đến 16.000 km
Bugi có tuổi thọ trung bình khá cao, nhưng bộ phận này cần được vệ sinh định kỳ để đảm bảo khả năng đánh lửa không bị ảnh hưởng bởi than bẩn. Tùy vào nhà sản xuất, sẽ khuyến cáo thời điểm thay thế bugi khác nhau. Honda khuyến nghị khách hàng nên thay thế Bugi sau mỗi 8.000 km (riêng Airblade và PCX 2016 sau 12.000 km). Trong khi đó, các xe Yamaha được khuyên ở mức 12.000 – 16.000 km.
Bugi có chức năng chính là đánh lửa để đốt xăng cháy trong buồng động cơ. Bugi có các điện cực và tia lửa được tạo ra giữa các điện cực. Mỗi lần đánh lửa bugi, sẽ tạo ra một lượng ít bột than cháy, đóng trên bề mặt bugi, lâu dần sẽ làm cản trở việc đánh lửa, dẫn lửa. Không những vậy, bộ phận này còn tác động đến khả năng tăng tốc và tiếng nổ động cơ.
Má phanh bạn nên thay 1 năm/lần
Honda khuyến cáo, cứ 4.000 km nên kiểm tra định kỳ 1 lần đối với má phanh để đảm bảo xe vận hành an toàn. Riêng đối với AirBlade và PCX 2016 là sau 6.000 km. Bộ phận này cần được thay thế ít nhất 1 năm/lần đối với má phanh dầu và 2 năm/lần đối với phanh cơ. Má phanh là bộ phận giúp xe giảm tốc và sẽ mòn theo thời gian. Má phanh quá mòn còn gây hiện tượng vênh đĩa phanh, làm hệ thống phanh mất hiệu quả ngay cả khi đã thay má mới. Trường hợp vênh quá nặng, sẽ phải thay cả đĩa phanh, tốn kém rất nhiều so với chi phí thay má phanh.
Lọc gió nên thay khi đã đi từ 15.000 đến 20.000 km
Lọc gió là bộ phận quan trọng trên xe máy. Nó có tác dụng giúp không khí vào buồng đốt sạch hơn. Nếu lọc gió bẩn, sẽ cản trở không khí vào động cơ và giảm tính năng của động cơ, khiến tiêu tốn nhiên liệu hơn. Ngoài ra, việc lâu ngày không thay lọc gió còn làm cho bugi bị ám muội, khi tăng tốc sẽ ra khói đen.
Lọc gió được khuyến cáo thay thế sau mỗi 15.000 – 20.000 km. Tuy nhiên, lọc gió bẩn phụ thuộc rất lớn vào môi trường, điều kiện xung quanh. Vì vậy, ngoài việc căn theo số ki-lô-mét, nên đi kiểm tra định kỳ 2 tháng/lần để thay thế nếu cần thiết.
Dây curoa nên thay từ 20.000 đến 25.000km
Đây là bộ phận truyền động chính của xe, thường xuyên phải chịu lực căng lớn và ở trong môi trường nhiệt độ cao, bụi bẩn. Dây cu-roa sẽ mòn dần theo thời gian, dẫn tới tình trạng máy gào, xe ỳ, nóng máy. Để dây quá mòn, sẽ dẫn tới tình trạng đứt dây, mất truyền động.
Theo Muasamxe
5 mẹo cực hay giúp tiết kiệm xăng khi đi xe máy
Tham khảo 5 mẹo dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá cho việc đổ xăng.
Chiếc xe của bạn tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng? Số tiền bạn phải chi trả mỗi tháng để đổ xăng là bao nhiêu? Bạn có biết rằng nếu sử dụng đúng cách, bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền kha khá cho việc đổ xăng?
Tham khảo 5 mẹo cực đơn giản giúp tiết kiệm xăng khi đi xe máy dưới đây:
1. Thường xuyên bảo dưỡng xe định kỳ
Bảo dưỡng xe định kỳ là việc làm không mất nhiều thời gian, vì vậy bạn nên lưu ý kiểm tra và bảo dưỡng các bộ phận định kỳ. Điều này sẽ giúp bạn sớm tìm ra các lỗi để có thể sửa chữa kịp thời.
Đây cũng là phương pháp tiết kiệm tối đa việc tiêu hao nhiên liệu bởi 1 chiếc xe máy được bảo dưỡng tốt lúc nào cũng vận hành mượt mà hơn. Công việc bảo dưỡng xe cũng bao gồm thay dầu, lọc dầu và lọc gió theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
hạn chế tối đa việc tiêu hao nhiên liệu bởi 1 chiếc xe máy được bảo dưỡng tốt sẽ luôn vận hành mượt mà hơn. Công việc bảo dưỡng xe cũng bao gồm thay dầu, lọc dầu và lọc gió theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
3. Chở đúng tải trọng - không để lốp xe non hơi
Khi lốp xe non hơi, vân lốp sẽ phải trải rộng hơn làm tăng độ tiếp xúc với mặt đường. Điều đó khiến động cơ phải kéo nhiều hơn và hiển nhiên gây tốn xăng. Nhưng nếu bơm lốp quá căng lại làm lốp nhanh mòn. Thêm vào đó, nhiệt độ bên ngoài cũng gây ảnh hưởng đến áp suất lốp xe, làm hao xăng, giảm tuổi xe chiếc xe. Vì vậy, nên thường xuyên kiểm tra và bơm hơi cho lốp xe.
Ngoài ra, trọng lượng của xe cũng tác động không nhỏ đến khả năng tiêu thụ nhiên liệu của xe. Các nhà sản xuất khuyên người sử dụng chỉ nên chở tối đa 2 người với số cân nặng nhất định. Chúng ta đừng ép xe chở quá số người hay số cân quy định. Điều này sẽ khiến động cơ xe phải chịu áp lực lớn.
4. Đi đúng số
Để tiết kiệm xăng khi đi xe số, một điều đáng lưu ý là nên đi đúng số phù hợp với tốc độ tương ứng. Nếu đi chậm nên về số thấp và đi nhanh thì về số cao hơn. Nếu làm ngược lại, động cơ sẽ bị gằn vì mô-men xoắn cao, do đó sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu. Hoặc ngược lại, nếu đi số cao hơn tốc độ thì động cơ sẽ bị đuối (hụt hơi) do không đủ lực kéo phù hợp cho xe.
5. Tắt máy khi dừng xe
Tắt động cơ khi dừng đèn đỏ trên 30 phút cũng là cách tiết kiệm nhiên liệu và góp phần bảo vệ môi trường. Với xe số, nên về số 1 khi dừng chờ đèn đỏ vì số 3 hoặc 4 sẽ cần nhiều lực kéo hơn, động cơ xe hoạt động nhiều hơn làm máy nhanh nóng và hao xăng.
Theo Thể Thao 247
Honda Winner 150: Giá xe thấp, phụ tùng đắt đỏ? Honda Winner đang bán ra thấp hơn đề xuất tới 7 triệu đồng nhưng phụ tùng xe có phần đắt đỏ khiến người dùng không hài lòng. Được biết, một chiếc Honda Winner hiện nay đang được đại lý bán ra phổ biến với giá 38,5 triệu đồng (chưa bao giấy), giá bán thực tế thấp hơn đề xuất từ 7 - 7,5...