6 loại máy bay dùng bền nhất trong lịch sử
TU-95, AN-2, Pháo đài bay Boeing B-52, MIG-21, TU-154, BOEING-737 được cho là 6 loại máy bay dùng bền nhất trong lịch sử.
1. TU-95 (Nga)
Là loại máy bay phản lực cánh quạt có tốc độ bay nhanh nhất trong các loại máy bay cùng loại. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện vào ngày 12/11/1952. Đây là loại máy bay ném bom chiến lược, bay được trong mọi điều kiện thời tiết. Có thể mang được 12 tấn vũ khí, trong đó có cả bom và tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân. TU-95 là một trong số rất ít loại máy bay phục vụ không ngừng nghỉ hơn nửa thế kỷ của quân đội Nga.
Hiện không quân Nga có 63 chiếc loại này.
2. AN-2 (Nga)
Là loại máy bay có động cơ piton, cánh kép. Rất dễ cất hạ cánh bởi không đòi hỏi đường cất-hạ cầu kỳ và đường chạy đà dài như đối với các loại máy bay khác. Có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau: nông nghiệp, vận tải, thể thao, chở khách, thậm chí tại một số nước còn được sử dụng cho mục đích quân sự. Chiếc AN-2 đầu tiên xuất xưởng ngày 31/8/1947. Sản xuất hàng loạt được triển khai vào năm 1949. Tại Nga, AN-2 được dân chúng gọi bằng cái tên “người gieo ngô” bởi trên các cánh đồng rộng lớn, loại máy bay này được sử dụng như cái tên đã được đặt.
AN-2 đã được sách kỷ lục Guinness công nhận là loại máy bay duy nhất trên thế giới có tuổi thọ làm việc trên 60 năm.
3. Pháo đài bay Boeing B-52 (Mỹ)
Đây là thế hệ máy bay thứ 2 của hãng Boeing. Là loại máy bay đa năng xuyên lục địa mang bom và tên lửa. Có mặt trong quân lực Hoa kỳ từ năm 1955 đến nay. Với vận tốc gần với tốc độ âm thanh và bay ở độ cao 15km, B-52 vẫn có thể thưc hiện được các nhiệm vụ ném bom thường cũng như nguyên tử đến các mục tiêu ở mặt đất. Mục đích chế tạo B-52 lúc đó là khả năng mang và ném thành công 2 quả bom nhiệt hạch loại công suất lớn đến bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ của Liên Xô. TU-95 và B-52 là 2 loại máy bay chiến đấu có tầm bay xa kỷ lục duy nhất trên thế giới đến thời điểm này.
Video đang HOT
Mặc dù đã tồn tại hơn nửa thế kỷ, nhưng B-52 vẫn được xác định sẽ tiếp tục phục vụ cho không lực Hoa Kỳ ít nhất cho đến 2018 và thậm chí tới 2030.
4. MIG-21 (Nga)
Là loại máy bay tiêm kích vượt tiếng động được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Giữa những năm 1950, thế hệ MIG-21 đầu tiên ra đời với 2 khẩu pháo 30mm và tên lửa không điều khiển. Tuy nhiên ngay sau đó những tên lửa này đã được nâng cấp thành tên lửa “không đối không”. MIG-21 được coi là loại tiêm kích cơ động linh hoạt, đã được khẳng định sự ưu việt so với loại “thần sấm” F-4.
Cũng chính sự “hơn thua” so với MIG-21, mà sau đó là cuộc chạy đua giữa Mỹ và Liên Xô để cho ra đời những thế hệ máy bay chiến đấu mới , hiện đại cho quân đội của nước mình.
5. TU-154 (Nga)
Được chế tạo vào những năm 1960 nhằm thay thế loại TU-104. Là máy bay phản lực 3 động cơ. Chuyến bay chính thức đầu tiên được thực hiện ngày 3/10/1968. Sản xuất hàng loạt được triển khai mạnh mẽ trong những năm 1970-1998 với vài lần nâng cấp. Có thời kỳ mỗi tháng có 5 chiếc TU-154 được xuất xưởng. Là loại máy bay chở khách tầm trung được sử dụng phổ biến nhất tại Nga cho đến cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.
6. BOEING-737 (Mỹ)
Đây là loại máy bay chở khách phản lực thân hẹp được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Cũng là loại máy bay có số lượng khủng khiếp nhất trong lịch sử công nghiệp hàng không dân dụng. Tính đến giữa 2013, đã sản xuất được 7600 chiếc và đang còn có đơn đặt hàng cho 3000 chiếc nữa.
Được sản xuất vào năm 1967, Boeing-737 đã trở nên thông dụng đến mức bất cứ thời điểm nào trên bầu trời của toàn hành tinh cũng đều có khoảng 1200 chiếc loại này đang bay. Hay nói cách khác cứ mỗi 5 giây lại có 1 chiếc 737 trên khắp thế giới đang cất hoặc hạ cánh.
Trên thực tế Boeing-737 là tên gọi chung cho hơn 10 loại máy bay.
Theo GTVT
Trung Quốc, Đông Nam Á nổi giận với Mỹ
Chính phủ Trung Quốc và một loạt quốc gia Đông Nam Á hôm nay (31/10) đã tức giận lên tiếng đòi Mỹ và đồng minh phải đưa ra một lời giải thích rõ ràng cho thông tin vừa được tiết lộ trên báo chí về việc các Đại sứ quán của Mỹ và Australia trong khu vực đang được sử dụng như trung tâm của chương trình thu thập các dữ liệu bí mật của Washington.
Ảnh minh họa
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang phẫn nộ trước những cáo buộc về việc Mỹ đã do thám, nghe trộm đường dây liên lạc điện thoại của 35 nhà lãnh đạo nước ngoài.
Theo một tài liệu do cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ - Edward Snowden tiết lộ và được công bố trên tờ tạp chí Der Spiegel của Đức số ra tuần này, Mỹ đã thực hiện một chương trình tình báo có tên gọi là "Stateroom", trong đó các Đại sứ quán của Mỹ, Anh, Australia và Canada bí mật lắp đặt những thiết bị do thám để thu thập thông tin. Các nước trên cùng với New Zealand có một thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo được gọi là "Five Eyes" có nghĩa Năm Mắt.
Tờ Fairfax của Australia hôm nay đưa tin, một loạt cơ quan ngoại giao của Australia có liên quan đến vụ scandal do thám bao gồm các đại sứ quán ở Jakarta, Bangkok, Hà Nội, Bắc Kinh, Dili ở Đông Timor; và các cơ quan đại diện ngoại giao của Australia ở Kuala Lumpur và Port Moresby, Papua New Guinea. Bản tin của Fairfax đưa ra dựa trên tài liệu được công bố trên tờ tạp chí Der Spiegel và trên cuộc trả lời phỏng vấn của mộtt cựu sĩ quan tình báo giấu tên. Vị quan chức này thừa nhận, những đại sứ quán có tên trên đang được sử dụng để chặn các cuộc gọi điện thoại và liên lạc qua Internet trên khắp Châu Á.
Tài liệu do Snowden tiết lộ cho hay, những thiết bị dùng để do thám được che giấu rất kỹ, trong đó có những cột ăng ten "thỉnh thoảng được giấu kín trong những phần kiến trúc giả hay các cái lều duy tu mái nhà" trong các tòa nhà đại sứ quán.
Ông Des Ball - một chuyên gia tình báo hàng đầu của Australia cho biết, bản thân ông đã từng nhìn thấy các cột ăng ten bí mật tại 5 trong số các đại sứ quán được nêu tên trong bản tin của Fairfax.
Ông Ball từ chối cung cấp thông tin chi tiết hay chỉ đích danh tên các đại sứ quán trên. Tuy nhiên, vị chuyên gia tình báo của Australia khẳng định, những thông tin mà tạp chí Der Spiegel của Đức tiết lộ hầu như không có gì đáng ngạc nhiên hay kỳ lạ. Nhiều nước thường xuyên sử dụng các đại sứ quán như là cơ sở để bí mật nghe trộm các cuộc điện thoại và thông tin về những chương trình do thám như thế đã được công khai từ nhiều thập kỷ nay, ông Ball nói thêm.
"Chúng tôi sử dụng các đại sứ quán để thu thập những thứ mà chúng tôi không thể thu thập được từ các căn cứ ở Australia và nhiều nước làm điều đó", ông Ball - một giáo sư của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng của trường Đại học Quốc gia Australia, cho biết.
Theo tài liệu của Snowden, những khu vực dùng để do thám thường nhỏ cả về quy mô lẫn về nhân sự. "Đó là hoạt động bí mật và đa số các nhân viên ngoại giao trong đại sứ quán đều không biết nhiệm vụ thực sự của những nhân viên tình báo đó".
Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia hiện tại từ chối bình luận về những thông tin trên trong khi Thủ tướng Australia Tony Abbott chỉ khẳng định, chính phủ Australia không vi phạm bất kỳ luật gì.
"Mỗi cơ quan của chính phủ Australia, mỗi quan chức Australia dù ở trong nước hay nước ngoài đều hoạt động tuân thủ với luật pháp. Và đó là lời đảm bảo mà tôi có thể đưa ra cho mọi người", ông Abbott đã nói như vậy với cánh phóng viên.
Làn sóng nổi giận của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á
Bất chấp những phát biểu của giới chức Australia , các nước có tên trong tài liệu của Snowden không khỏi tức giận và phẫn nộ trước thông tin về việc họ bị do thám.
"Trung Quốc thực sự rất quan ngại trước những thông tin trên và yêu cầu một lời giải thích rõ ràng từ các nước có liên quan", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - bà Hua Chunying cho biết.
Trong một tuyên bố vừa được phát đi, Ngoại trưởng Indonesia - ông Marty Natalegawa cho biết, chính phủ nước ông "không thể chấp nhận và kịch liệt phản đối thông tin về sự tồn tại của các cơ sở nghe lén điện thoại trong Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Jakarta."
"Chúng tôi nhấn mạnh rằng, nếu được xác nhận là chính xác, hành động đó không chỉ là một sự xâm phạm về mặt an ninh mà còn là một sự vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn, quy định về mặt ngoại giao và đạo đức. Nó chắc chắn không phù hợp với tinh thần quan hệ hữu nghị giữa các cuộc gia", ông Natalegawa nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nội vụ Malaysia - ông Ahmad Zahid Hamidi cho biết, chính phủ của ông xem vụ việc nói trên là một vấn đề nghiêm trọng và sẽ tiến hành điều tra xem liệu Đại sứ quán Mỹ ở Kuala Lumpur có đang được sử dụng để thực hiện một chương trình do thám hay không. Đảng đối lập Malaysia hôm nay đã phát đi một tuyên bố trong đó kêu gọi chính phủ gửi văn bản phản đối đến cả Đại sứ quán Mỹ và Australia tại nước này.
Trong khi đó, Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan - Trung tướng Paradorn Pattanathabutr, tuyên bố, chính phủ của nước ông sẽ nói với phía Mỹ rằng hoạt động do thám là một tội theo luật pháp Thái Lan và rằng Thái Lan sẽ không hợp tác nếu được yêu cầu giúp đỡ trong hoạt động nghe lén.
Khi được hỏi về những cáo buộc liên quan đến Đại sứ quán Australia , ông Paradorn cho rằng, người Australia chưa đủ năng lực để thực hiện những công việc do thám tinh vi như vậy.
"Nói về công nghệ và máy móc, Mỹ có nhiều nguồn lực hơn cũng như năng lực cao hơn Australia . Vì thế, tôi có thể khẳng định rằng, việc Đại sứ quán Australia được sử dụng làm trung tâm do thám là không đúng", ông Paradorn cho biết.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Trung Quốc sử dụng đội quân "chim ưng" vào việc gì? Dù trên thế giới có rất nhiều đội quân động vật được sử dụng trong những nhiệm vụ đặc biệt, nhưng ít người biết được về đội quân chim ưng... Ấy vậy mà giờ đây trong biên chế của lực lượng quân đội Trung Quốc đã có một đội quân như vậy, thế nhưng điều khiến nhiều người cảm thấy tò mò hơn...