6 lần Việt Nam lên phim Âu – Mỹ đẹp choáng ngợp: Có phim “chuẩn chỉ” văn hóa và trang phục, phim cuối còn thắng cả Oscar!
Hình ảnh Việt Nam trong những bộ phim Âu – Mỹ dưới đây thật dễ khiến người khác bị mê hoặc!
Đất nước Việt Nam vốn được cả thế giới biết đến với nền văn hóa lâu đời, thiên nhiên, phong cảnh hùng vĩ và đặc sắc. Hình ảnh Việt Nam không chỉ được khai thác trong nền nghệ thuật nước nhà mà đã nhiều lần được nhà làm phim Âu – Mỹ lựa chọn để đưa vào tác phẩm. Những danh lam – thắng cảnh hay cả những đường phố, khu chợ Việt hiện lên muôn màu muôn vẻ trong các bộ phim lớn, nổi tiếng từ phương Tây suốt nhiều năm nay. Dưới đây là những lần nổi trội nhất khi Việt Nam trở thành bối cảnh của phim Âu – Mỹ, hẳn sẽ khiến nhiều người Việt phải xao xuyến khi thấy đất nước mình!
L’Amant (Người Tình)
Khởi quay tại Việt Nam từ năm 1986 và hoàn thành năm 1990, L’Amant mang đến một hình ảnh Sài Gòn đẹp như tranh vẽ, trau chuốt đến từng đường nét. Đây cũng được coi là bộ phim có cảnh nóng táo bạo nhất lịch sử, khiến khán giả đỏ mặt và sửng sốt trước chuyện tình mãnh liệt giữa một cô gái Pháp và một người đàn ông Hoa kiều tại Sài Gòn.
Sài Gòn trong L’Amant hiện lên với 2 mảng đối lập: là Chợ Lớn ồn ào, suồng sã và là một Sài Gòn hoa lệ ở cái thời Pháp thuộc. Bối cảnh của phim được nhà sản xuất dành phần lớn thời gian để sắp xếp và xây dựng, tạo ra sự thỏa mãn về mỹ thuật mà nhiều phim sau này cũng khó có thể bắt chước.
Pan (Pan Và Vùng Đất Neverland)
Bom tấn Pan năm 2015 dựa trên câu chuyện về cậu bé Peter Pan đã làm nức lòng người hâm mộ khi lựa chọn bối cảnh là Hang Én, vịnh Hạ Long và Ninh Bình. Với kinh phí lên đến 150 triệu USD, bom tấn này phối hợp các khung cảnh kỳ vĩ của Việt Nam để tạo ra thế giới Neverland siêu thực, đẹp nín thở. Lối vào và bên trong Hang Én được sử dụng cho một phân cảnh quan trọng trong phim. Ngoài ra, ruộng lúa xanh mướt cùng dòng sông uốn lượn của Ninh Bình được phim sử dụng làm đầm tiên cá.
Thi Mai, Rumbo a Vietnam ( Thị Mai, Hành Trình Đến Việt Nam)
Video đang HOT
Khác với những cái tên kể trên, bộ phim hài Thi Mai, Rumbo a Vietnam là hành trình cười ra nước mắt của ba “bà Tây” trên hành trình lần đầu tới Việt Nam. Sau sự ra đi đột ngột của con gái, bà Carmen lặn lội tới Việt Nam để hoàn thành thủ tục nhận nuôi đứa cháu người Việt. “Chân ướt chân ráo” tới đất nước châu Á, bà và những người bạn bị choáng ngợp bởi sự khác biệt văn hóa quá lớn. Thậm chí, Carmen còn lầm tưởng các “ninja Lead” che kín mặt là do… tôn giáo.
Thi Mai sở hữu nhiều khung hình xen lẫn cả tính hiện đại lẫn xưa cũ về Việt Nam. Văn hóa ăn uống hay các danh lam thắng cảnh hiện lên trên phim rất gần gũi và thân thiện. Dẫu vậy, phim còn sở hữu một vài góc nhìn hơi định kiến về người châu Á nói chung.
The Protégé (Nữ Sát Thủ)
Vừa mới đây, Hollywood đã cho ra mắt một bộ phim hành động mang tên The Protégé với đả nữ gốc Việt Maggie Q đóng chính. Trong phim, Maggie Q đóng vai Anna – một cô bé người Việt mồ côi được Moody (Samuel L. Jackson) đưa qua Mỹ nuôi nấng, đào tạo thành sát thủ. Trước cái chết của Moody, Anna quay trở về Việt Nam để lật mở những bí mật trong quá khứ của chính cô.
Bộ phim lấy bối cảnh chủ yếu tại Đà Nẵng. Bên cạnh vài bối cảnh thiên nhiên được quay trực tiếp, có nhiều bối cảnh được phim dựng lại để thực hiện những phân đoạn chiến đấu, hành động. Tuy không thực sự “authentic” Việt Nam, tuy nhiên cố gắng của ekip The Protégé vẫn đáng được ghi nhận.
Kong: Skull Island (Kong: Đảo Đầu Lâu)
Hẳn nhiều khán giả Việt vẫn còn nhớ thời điểm bom tấn Kong: Skull Island lựa chọn Ninh Bình làm bối cảnh chính, dư luận đã hào hứng đến mức nào. Không khiến fan Việt thất vọng, bom tấn quái vật này của Hollywood đã ghi lại những khung cảnh lộng lẫy, tráng lệ và đẹp đến ngộp thở của thiên nhiên Việt Nam. Cùng với đó, đây cũng là lần đầu khán giả Việt được thấy hình ảnh quê hương là “quê nhà” cho quái vật King Kong huyền thoại của điện ảnh thế giới.
Không chỉ góp phần giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam tới thế giới, Kong: Skull Island còn thúc đẩy cả du lịch tới Ninh Bình. Phim trường và đạo cụ của bộ phim cũng trở thành địa điểm thăm quan nổi tiếng cho du khách.
Indochine (Đông Dương)
Một trong những lần Việt Nam hiện lên đẹp và gây ngỡ ngàng nhất chính là trong bộ phim Indochine . Phim sử dụng bối cảnh ở nhiều địa danh khác nhau, bao gồm Hạ Long, Ninh Bình và chủ yếu là Đại nội Huế. Lấy bối cảnh thời Pháp thuộc, phim không đi khai thác chiến tranh hay chuyện đô hộ mà thay vào đó, kể lại một chuyện tình đẹp nao lòng, day dứt giữa hai con người yêu nhau nhưng bị chia tách bởi rào cản xã hội. Indochine cũng là tác phẩm chiến thắng Oscar ở hạng mục Phim ngoại ngữ hay nhất.
Chùm ảnh Việt Nam lên phim Hollywood về sát thủ gốc Việt: Cầu Rồng, non nước đầy thơ mộng nhưng có điểm lại rất "sai"!
Hình ảnh Việt Nam trong bộ phim hành động mới được ra mắt của Hollywood hẳn sẽ khiến nhiều người phải bất ngờ.
Vừa ra mắt từ ngày 19/8 vừa qua, phim hành động The Protégé của Hollywood với sự tham gia của "đả nữ bom sex" gốc Việt Maggie Q đã thu hút sự chú ý của khán giả. Nổi bật trong bộ phim này chính là đất nước Việt Nam trở thành bối cảnh chính, chiếm tới khoảng 1/3 thời lượng phim. Đoàn làm phim cũng đã tới Việt Nam để ghi hình, tuy nhiên liệu hình ảnh đất nước lên phim Mỹ có thực sự "chuẩn auth" hay không?
The Protégé kể về Anna (Maggie Q) - một cô bé sống sót trong một vụ thảm sát cả nhà được Moody (Samuel L. Jackson) tìm thấy ở Đà Nẵng năm 1991. Sau đó. Moody nhận nuôi Anna, đào tạo cô trở thành một sát thủ chuyên nghiệp. Đến ngày khi Moody dự định quay trở lại Việt Nam để giải quyết công chuyện, ông bất ngờ bị sát hại ở nhà riêng. Anna quyết tâm tìm hiểu cái chết và trả thù cho bố nuôi, đã lên đường quay về Đà Nẵng để tìm hiểu về cội nguồn của chính mình.
Hình ảnh người dân bắt cá trên sông
Nữ chính uống bia ở một quán nhậu ven đường
Điểm dễ nhận thấy đầu tiên trong The Protégé chính là những hình ảnh đặc trưng của thành phố Đà Nẵng - bối cảnh phim diễn ra. Nổi bật nhất chính là cầu Rồng - biểu tượng của thành phố. Bên cạnh đó, những hình ảnh non nước, đường phố, cửa hàng, đời sống của người Việt cả xưa và nay cũng được bộ phim tái hiện lại.
Cầu Rồng - biểu tượng thành phố cũng xuất hiện nhiều lần
Trong văn phòng của kẻ phản diện cũng có view nhìn ra chiếc cầu đặc trưng này
Non nước Việt Nam xuất hiện khá hữu tình
Những hình ảnh khá quen thuộc ở vùng quê Việt Nam
Dẫu vậy, có thể thấy hình ảnh Việt Nam hiện lên trong The Protégé không thực sự giống với thực tế. Các con phố trông còn nhỏ và hẹp, mọi thứ ánh lên nét hoài cổ kỳ lạ mặc dù bối cảnh phim là năm 2020. Có thể lý do là vì đoàn làm phim phải tự dựng lên một khu phố để quay các phân cảnh hành động, chiến đấu phức tạp. Có lẽ, ekip đã chưa tìm hiểu kỹ lưỡng khi dựng lên những bối cảnh này.
Ở sân bay nhưng nếu nhìn kỹ vẫn thấy có người đàn ông lái xe máy mà đội... nón lá
Đường phố xuất hiện với rất nhiều đèn lồng
Một nơi chăm sóc người bệnh được điều hành bởi các bà xơ nhưng có góc lại có cả... tượng Phật
Thi thoảng, phim lồng ghép vài hình ảnh trông rất... "sơn cước"
Phần lớn các phân cảnh hành động của The Protégé đều diễn ra trong nhà hoặc không gian kín. Chỉ có 1 cảnh hành động ngoài đường phố khá lớn của nam diễn viên gạo cội Michael Keaton, tuy nhiên khung cảnh xung quanh trông vẫn... giả trân.
Điểm sáng của The Protégé chính là đả nữ Maggie Q và các phân đoạn rượt đuổi, hành động và chiến đấu. Mặc dù Việt Nam là bối cảnh chính của phim, có lẽ ekip làm phim đã không thực sự nghiên cứu kỹ lưỡng, vì vậy mang đến hình ảnh không thực sự chuẩn xác về đời sống người Việt.
Nghi án 9 mỹ nhân Hollywood "ăn thịt Đường Tăng", đóng phim trẻ mãi không già: Angelina Jolie cũng phải chào thua "trùm cuối"! Ông trời đã đối xử với nhan sắc của các nữ minh tinh Hollywood này quá tốt, sau hàng chục năm vẫn chẳng có dấu hiệu già đi! Câu chuyện "trẻ mãi không già" có lẽ chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Thế nhưng ở xứ sở Hollywood, vẫn có những nữ minh tinh chứng minh được rằng sắc đẹp của...