6 lần siêu âm không phát hiện trẻ dị tật
Ngày 16.10, anh Nguyễn Thái Nhàn (36 tuổi, ở P.Vĩnh Trường, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) cho biết, đang yêu cầu Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Khánh Hòa giải thích rõ, vì sao sáu lần siêu âm thai cho vợ anh nhưng không phát hiện thai có dị tật.
Cháu bé con anh Nhàn, chị Kim bị dị tật cả hai tay .
Rạng sáng 14.10, chị Nguyễn Thị Kim (31 tuổi, vợ anh Nhàn) sinh con tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Chưa kịp mừng vì vợ vượt cạn thành công, anh Nhàn choáng váng khi bác sĩ thông báo cháu bé bị dị tật cả hai tay. Tay phải cháu bé chỉ “mọc” đến cùi chỏ, còn tay trái thì từ 1/3 dưới cẳng tay đến bàn tay bị teo tóp, bàn tay chỉ có ba ngón dính vào nhau.
Video đang HOT
Anh Nhàn cho biết các lần siêu âm vào mốc 6 tuần, 10 tuần, 18 tuần, 22 tuần, 31 tuần và 35 tuần- do bốn bác sĩ, cử nhân của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Khánh Hòa thực hiện- đều không ghi cháu bé bị dị tật.
Kết quả quan trọng nhất là lần siêu âm tầm soát dị tật thai nhi do chính bác sĩ Lê Văn Đức – Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Khánh Hòa – thực hiện ngày 26.6 trên máy siêu âm bốn chiều. Tuy nhiên, trong phần kết luận tứ chi thai nhi, bác sĩ Đức để trống.
Chiều 16.10, bác sĩ Lê Văn Đức cho biết, do ông không nhìn thấy rõ tứ chi của thai nhi khi siêu âm nên không kết luận. Ông Đức nói thêm: “Nếu phát hiện dị tật thai nhi, chúng tôi sẽ thông báo ngay và tư vấn cho người nhà sản phụ. Có lẽ vì tư thế cháu bé lúc đó không thuận lợi để khảo sát được tứ chi khi siêu âm, cũng có thể là do ối xấu”.
Khi được hỏi vì sao một dị tật như vậy mà qua siêu âm sáu lần ở các thời điểm khác nhau đều không phát hiện được, ông Đức chỉ nói: “Tôi cảm thấy rất buồn khi có sự việc thế này, vì nhiều cháu bé hở hàm ếch chỉ một vệt nhỏ trên môi nhưng chúng tôi cũng phát hiện được ngay khi siêu âm. Trung tâm sẽ họp để xem xét, rút kinh nghiệm”.
Anh Nhàn cũng băn khoăn, liệu Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa có trao nhầm con người khác cho anh không. Bà Nguyễn Vũ Thiên Phương- nữ hộ sinh trưởng khoa Sản bệnh viện- phủ nhận: “Lúc 1h30 sáng 14.10, chỉ mình chị Kim sinh và ngay sau khi phát hiện cháu bé bị dị tật, bác sĩ đã thông báo, giải thích ngay với người nhà sản phụ”.
Theo laodong
Ấn Độ sẽ thử tên lửa BrahMos trên tàu ngầm
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos sẽ được bắn thử trong vai trò chống hạm trên tàu ngầm vào cuối năm 2012.
Các đối tác phía Nga của NPO Mashninostroyenie cho biết: Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos - kết quả của sự hợp tác giữa Nga và Ấn Độ sẽ được bắn thử như tên lửa chống hạm trên nền tảng tàu ngầm vào cuối năm 2012.
"Chúng tôi cần một cuộc thử nghiệm vào cuối năm nay" - ông Alexander Dergachev, phó Tổng Giám đốc của công ty nói - "Quyết định này có được thực hiện hay không còn phụ thuộc vào kết quả liệu Brahmos có thể được phục vụ trong Hải quân Ấn Độ hay không".
Thử nghiệm lần này sẽ là một thử nghiệm đơn. "Sau khi một tàu sân bay được lựa chọn, các thử nghiệm sẽ được tổ chức thêm ".
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất
Công ty hàng không vũ trụ BrahMos, được thành lập vào năm 1998, sản xuất ba biến thể của tên lửa BrahMos dựa trên tên lửa hành trình siêu âm Yakhont 3M55 của NPO Mashinostroyenie (NATO gọi là SS-N-26) đang phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga.
Quân đội Ấn Độ đã nhận biến thể triển khai từ mặt đất. Hải quân Ấn Độ cũng đã có các bệ phóng trên 10 chiến hạm, Dergachev nói.
Không quân Ấn Độ cũng sẽ sử dụng BrahMos sau đợt nâng cấp 42 chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MKI, dự kiến sẽ đặt hàng vào cuối năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cho biết hồi đầu tuần khi ở Delhi.
Với tên lửa phóng từ chiến hạm, liên doanh Nga - Ấn dự định sẽ áp dụng phương pháp phóng lạnh, phóng nhờ ống phóng theo phương thẳng đứng.
BrahMos có thể bay thấp 10m hoặc tấn công các mục tiêu của nó từ trên cao xuống, kết hợp với tốc độ siêu âm và vận động lẩn tránh. BrahMos có thể mang một đầu đạn thường lên đến 300 kg.
Đầu tuần này, Izvestia trích dẫn nguồn tin các ngành công nghiệp quốc phòng nói rằng Ấn Độ đã nâng cấp của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos bằng cách cài đặt các hệ thống vệ tinh chuyển hướng tiên tiến của tên lửa hành trình chiến lược tầm xa Kh-555 và Kh-101 của Nga cùng với công nghệ GPS và GLONASS.
Theo ANTD
Phòng tránh bệnh tai biến sản khoa: Siêu âm liên tục là đủ? Vì là thủ tục bắt buộc trước khi nhập viện sinh nở nên thực tế các xét nghiệm máu, nước tiểu... cũng thường chỉ được thực hiện ở thời điểm này. Còn trước đó, thai phụ chỉ quan tâm siêu âm ở đâu, càng nhiều càng tốt và tin rằng vậy là đủ... Trong cả thai kỳ, chỉ cần siêu âm 3-4 lần...