6 kỳ tích của teen Việt năm 2010
Cô bé 13 tuổi gây xôn xao làng hiphop, chàng thủ khoa duy nhất đạt điểm tuyệt đối, hay 9X trường Ams vô địch Đường lên đỉnh Olympia gây ra cuộc cãi vã lùm xùm… là những “ kỳ tích” của giới trẻ trong năm kết thúc thập kỷ đầu của thế kỷ 20.
Năm 2010, ngoài những câu chuyện đau lòng về giới trẻ như bạo lực học đường, lối sống không lành mạnh… còn có những gương mặt đã làm nên điều kỳ diệu khiến không chỉ thế hệ 9X tự hào mà ngay cả người lớn cũng nghiêng mình khâm phục. Để làm được n hững điều đó, ngoài tài năng, trí thông minh vượt trội, các bạn trẻ đã phải nỗ lực hàng ngày, hàng giờ, đổ bao mồ hôi, nước mắt và đôi lúc là sự cay đắng. Và cuối cùng, trong một thời khác nào đó, họ đã làm nên những điều tốt đẹp nhất, vinh quang nhất cho cộng đồng.
Dưới đây là những gương mặt tiêu biểu, “xứng danh” là thần tượng của các em nhỏ Việt Nam:
Kỳ tích có tên gọi Lê Quang Liêm
Khi nhiều bạn trẻ vẫn đang mải mê với dư âm của Tết thì vào ngày 17/2 vừa qua, kỳ thủ 18 tuổi Lê Quang Liêm của Việt Nam đã đoạt chức vô địch giải cờ vua Aeroflot mở rộng tại Nga – giải cờ vua được đánh giá là khó nhất thế giới.
Lê Quang Liêm (áo kẻ trắng đen) tại giải đấu cờ vua Aeroflot mở rộng.
Vào cuối tháng 7, tại giải Dortmund (Đức), Quang Liêm đã làm ngỡ ngàng các cao thủ bằng một màn trình diễn ấn tượng, nhất là khi hòa hai ván đấu với cựu vô địch thế giới Kramnik, cũng như tạo ra “cơn địa chấn” với chiến thắng cựu á quân thế giới Peter Leko. Trong ván đấu cuối cùng của giải, Quang Liêm thủ hòa với Ruslan Ponomariov- nhà vô địch của giải để giành HCB với 5,5 điểm sau 10 ván đấu (2 thắng, 7 hòa và 1 thua).
Lê Quang Liêm sinh năm 1991, hiện chàng trai này là vận động viên cờ vua số 1 của Việt Nam và nằm trong top 10 kỳ thủ trẻ của thế giới.
Phan Minh Đức – vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2010
Ngày 13/6, sau một trận đấu gay go và quyết liệt, Phan Minh Đức, cậu học sinh lớp 12 chuyên Hóa trường THPT Hà Nội – Ams đã trở thành nhà vô địch leo núi Olympia lần thứ 10 với 295 điểm.
Tuy nhiên, đằng sau kết quả này là một câu chuyện buồn, mà có lẽ chàng trai vừa trèo lên đỉnh vinh quang xong là người buồn nhất. Rất đông đảo dư luận đã phản hồi rằng đó là một kết quả không công bằng, khi phần trả lời câu hỏi của Minh Đức là đánh vần không đúng, và sự thiệt thòi được hướng đến Đức Hiếu- người sẽ bằng điểm với Đức nếu kết quả câu trả lời này bị hủy.
Phan Minh Đức – vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2010.
Trước sức ép của dư luận, đích thân ông Lại Văn Sâm – cố vấn chương trình đã lên tiếng khẳng định giữ nguyên kết quả và sẽ đảm bảo không có thí sinh nào thiệt thòi. Tuy vậy, nhiều ngày sau đó, dư luận vẫn tỏ ra không phục với kết quả này.
Video đang HOT
Trong khi đó, nhiều người cho rằng, dù có thể là có vấn đề ở tổ chức, nhưng Phan Minh Đức, với sự thông minh và hiểu biết của mình, hoàn toàn xứng đáng để đeo vòng nguyệt quế.
Tăng Văn Bình – thủ khoa ĐH duy nhất đạt điểm tuyệt đối
Tháng 8, sau một mùa hè nắng nóng kỷ lục và mùa thi căng thẳng, dư luận trong cả nước chờ đợi một mùa bội thu thủ khoa đại học như các kỳ tuyển sinh trước. Tuy nhiên, năm nay, chỉ duy nhất một thí sinh đạt trọn vẹn 3 điểm 10 (quá ít so với con số hàng trăm của kỳ tuyển sinh năm ngoái). Đó là cậu học sinh đến từ lớp chuyên Toán trường THPT chuyên Phan Bội Châu (TP Vinh, Nghệ An) – Tăng Văn Bình.
Tăng Văn Bình trong cuộc giao lưu với sinh viên Hà Nội.
Những ngày mới nhập học tại trường ĐH Ngoại thương, Tăng Văn Bình đã cùng các thủ khoa đồng thời là bạn cùng lớp cấp 3 đến tham gia ngày hội hiến máu tại gò Đống Đa. Tại đây, hàng trăm bạn trẻ đã rất thích thú khi được giao lưu với Bình, những chia sẻ về kinh nghiệm học của chàng trai sinh năm 1992 này sẽ là bài học có giá trị cho các teen sắp sửa bước vào ngưỡng cửa đại học.
Tăng Văn Bình là một hình ảnh của thế hệ 9X nghèo học giỏi, trước khi đỗ thủ khoa vào trường ĐH Ngoại thương, Bình đã đạt giải nhất môn Toán của tỉnh và giải nhì môn Toán kì thi học sinh giỏi quốc gia. Tân thủ khoa của sinh viên Ngoại thương cho biết ước mơ của em là muốn có một kết quả học tập thật tốt và sau này ra trường tìm được công việc ổn định.
Nguyễn Tố Linh – xôn xao cộng đồng hiphop
13 tuổi, làn da nâu bóng, gương mặt lạnh, mái tóc được tết thành nhiều bím rất cầu kỳ và cá tính, cô bé bước lên sân khấu, chỉ mới tạo dáng thôi cũng đã tỏa sáng. Đó là một nhân tài Nguyễn Tố Linh – lớp 5 trường tiểu học Tô Hiệu (thành phố Hải Phòng).
Nguyễn Tố Linh cá tính trên sân khấu.
Tại vòng chung kết Bước nhảy xì tin – một cuộc thi quy mô về hiphop, Tố Linh đã vô địch giải cá nhân khu vực miền Bắc.
Đến thời điểm này, Tố Linh mới chỉ biết đến hiphop chưa được một năm. Nhưng gia đình cho biết em rất có năng khiếu bắt chước và chuyển tải hồn các điệu nhảy. Chỉ cần xem trên truyền hình, internet, em đã có thể nhảy giống hệt, thậm chí là đẹp hơn thế. Trong tương lai, cái tên Nguyễn Tố Linh chắc chắn sẽ còn xuất hiện nhiều ở lĩnh vực văn hóa hiphop của giới trẻ.
Hiếu Hiền – giải nhất viết thư UPU
Vượt qua gần 1,2 triệu bức thư của các học sinh trên toàn quốc, cô bé Hồ Thị Hiếu Hiền đã giành giải nhất trong cuộc thi viết thư UPU năm 2010. Hiếu Hiền là học sinh lớp 7/9 trường THCS Tây Sơn, Đà Nẵng, hiện em sống với mẹ trong một căn nhà thuê tại quận Hải Châu.
Cô bé Hồ Thị Hiếu Hiền với ước mơ trở thành một đạo diễn nổi tiếng.
Trong bức thư gửi đến đạo diễn Trương Nghệ Mưu, về chủ đề ADIS, Hiếu Hiền viết: “… Đột nhiên, một ý nghĩ vụt lóe lên trong cháu: ước gì cháu cũng có tài làm phim như ông nhỉ? Cháu sẽ xây dựng ngay những tác phẩm điện ảnh thật hay về đề tài HIV/AIDS để thức tỉnh loài người. Ông ạ, bộ phim đầu tay của cháu sẽ là câu chuyện đầy cảm động về một mối tình lãng mạn và bi ai: chàng và nàng yêu nhau tha thiết song cuối cùng vẫn không lấy được nhau chỉ vì một trong hai người có H. Tiếp đến là bộ phim có tên “Phải chết” cũng sẽ nổi tiếng không kém gì bộ phim “Phải sống” của ông…”.
Một tháng sau, Hiếu Hiền lại trở thành một gương mặt hiếm có của teen Việt khi cô bé giành giải nhất cuộc thi Làm phim toàn quốc dành cho học sinh Việt Nam – kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Lần này, tác phẩm của Hiếu Hiền có tên Buổi học của Thúy, ngắn 3 phút, lời thoại bằng tiếng Nhật, phản ánh buổi học tại nhà của cô bé học trò tên Thúy luôn bị gián đoạn vì ba mẹ gọi sai vặt và các em trêu chọc.
Bích Phương – Huy chương vàng duy nhất của VN tại Asiad 16
Ngày 25/11 năm 2010, tại Đại hội thể thao châu Á lần thứ 16 diễn ra ở Trung Quốc, cô gái sinh năm 1992, Lê Bích Phương đã mang về tấm huy chương vàng duy nhất cho đoàn thể thao Việt Nam.
Niềm vui chiến thắng của Bích Phương.
Là một trong những võ sĩ trẻ nhất của đội Karate Việt Nam, cô thiếu nữ Hà Nội đã bất ngờ dành chiến thắng trước võ sĩ Kobayashi Miki để giành tấm huy chương vàng môn karatedo. Miki Kobayashi là một võ sĩ người Nhật Bản, từng giành danh hiệu vô địch thế giới, có kỹ thuật hoàn chỉnh và kinh nghiệm quốc tế dày dạn, cho nên chiến thắng của cô gái 9X này càng thêm phần tự hào.
Tước khi tham dự Asiad 16, năm 2005, Bích Phương mới bắt đầu làm quen với karatedo và năm 2008 được gọi lên tuyển. Ngoài võ thuật, Phương còn có sở thích như bao cô gái khác: thích shopping và ăn nầm bò.
Với tấm huy chương này này, Bích Phương đã ghi tên mình vào thế hệ những 9X đầy tài năng, đam mê và có thể đạt được điều kỳ diệu.
Thủy Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ôi trời... ngôn ngữ 9X!
Những tiếng lóng, chửi thề, văng tục... dường như đã trở thành phổ biến của riêng của một số bạn 9X.
Những "thuật ngữ" khó hiểu
Nếu ai đã vô tình được nghe một cuộc nói chuyện của một số teen hay của bất kỳ một bạn sinh viên nào bây giờ thì chắc hẳn đều không khó để bắt gặp những "thuật ngữ" được teen thường xuyên sử dụng. Những tiếng lóng, những câu chửi thề, những câu văng tục, hay những "thuật ngữ" mà chỉ có teen mới hiểu dường như bây giờ đã trở thành ngôn ngữ của riêng thế hệ 9X. Thứ ngôn ngữ này được sử dụng thường xuyên và dường như không thể thiếu trong "vốn" ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của teen.
Trong bất kỳ một cuộc nói chuyện nào giữa các teen bây giờ, ta dễ dàng bắt gặp những thuật ngữ như DKM, DKMM, DM, CLGT, VL, VKL...và còn rất nhiều nữa. Đây là những ngôn ngữ giao tiếp mà chỉ teen mới hiểu vì chính các teen là người sáng tạo ra nó. Nếu ai mới lần đầu nghe qua chắc chắn sẽ không thể hiểu được những từ ngữ "bí hiểm" đó. Ngay cả khi có bị chửi bằng ngôn ngữ đó bạn cũng không thể biết được.
Không chỉ có những "thuật ngữ bí hiểm" mà những ngôn ngữ văng tục đời thường cũng được teen sử dụng rất nhiều như: thằng chóa (chó), mẹ mày, con khỉ...Và mới gần đây, đủ các loại "vãi" đã được teen sử dụng nhiệt tình. Lúc đầu là vãi chưởng rồi đến vãi lều, vãi lúa, vãi linh hồn,.... Cô bạn tôi là một điển hình về các loại "vãi" này. Lúc đầu cùng chỉ là những tiếng đệm thi thoảng mới dùng đến. Còn bây giờ thì lúc nào cũng thường trực trên miệng là các từ "vãi" ...như mệt vãi chưởng, buồn ngủ vãi...Lúc đầu mọi người cũng ngạc nhiên, nhưng rồi ngày nào cũng nghe nên thành quen.
Điều đáng chú ý là mốt văng tục bây giờ không chỉ của các teen nam mà còn của nhiều teen nữ - những người xưa nay vẫn được cho là ăn nói dịu dàng, dễ nghe hơn các teen nam. Một hôm, đi học trên xe buýt, tình cờ tôi bắt gặp câu chuyện mà đến tận bây giờ vẫn ám ảnh tôi. Khi chiếc xe chạy đến Đại học Quốc gia, vì các bạn sinh viên ở đó xuống rất đông nên không thể tránh khỏi cảnh chen lấn. Giữa lúc mọi người đang hối hả xuống cho kịp giờ học thì ai nấy đều sững sờ vì một cô bạn gái: "Người ta đang xuống, chen cái...". Thật không thể chập nhận được. Không chỉ tôi mà dường như tất cả mọi người trên xe đều hướng ánh mắt khó hiểu về phía cô bạn. Tôi không thể tưởng tượng được một cô bạn gái mà lại có thể phát ngôn ra những từ ngữ thô tục giữa chốn đông người như vậy? Phải chăng mốt văng tục bây giờ đã trở thành điều quá bình thường trong ngôn ngữ hằng ngày của teen ở mọi nơi, mọi lúc? Một thực tế mà không chỉ những người làm văn hóa, những bậc phụ huynh mà ngay cả những bạn học sinh, sinh viên hay bạn trẻ nào có tinh thần trách nhiệm cũng không thể chấp nhận được.
"Bít chít lìn"
Không phải ai cũng có thể "giải mã" được những thứ ngôn ngữ, cùng những thuật ngữ bây giờ của teen. Nhưng nếu đã hiểu thì như ngôn ngữ của teen vẫn thường nói là: "Bít chít lìn". Năm thứ nhất, khi mới lên Hà Nội học, chưa quen với thứ ngôn ngữ này nên khi đi cùng cậu bạn, nghe cậu ta nói VKL thì tôi ngơ ngác, không hiểu gì. Hỏi ra thì được biết nghĩa của nó thô tục đến không ngờ. Còn câu chuyện của cô bạn học cùng lớp tôi thì dở khóc, dở cười cũng chỉ vì thứ ngôn ngữ khó hiểu kia.
Trong giờ đánh bóng chuyền, nghe được mấy cậu bạn nam nói chuyện với nhau luôn sử dụng từ DKM làm cô bạn không hiểu. Hỏi thì các bạn chỉ cười mà không trả lời. Vì không hiểu nghĩa của nó nên cô bạn này lại dùng luôn từ đó để nói chuyện với bạn cùng phòng. Không ngờ bị bạn giận tím mặt. Hôm sau ra lớp hỏi thì mới được biết nghĩa của từ đó rất thô tục, không thể chấp nhận được.
Để "giải mã" được ngôn ngữ của teen bây giờ đã khó, nhưng khi đã hiểu được nghĩa của những từ đó thì càng khó lòng có thể chấp nhận được.
Văn hóa của teen ở đâu?
Ngôn ngữ giao tiếp cũng là một khía cạnh thể hiện văn hóa của teen. Hiện nay, "mốt" văng tục kia lại chủ yếu là của những học sinh, sinh viên, những người có trình độ, kiến thức. Một câu hỏi đặt ra là văn hóa giao tiếp của teen hiện nay ở đâu khi mà những thuật ngữ, những tiếng lóng, những tiếng đệm thô tục vẫn được sử dụng thường ngày? Để lý giải cho sự văng tục của mình, không ít bạn cho rằng đó là chuyện bình thường khi của teen, khi nói chuyện với người lớn sẽ không dùng là được. Có bạn còn cho rằng bây giờ ai cũng dùng ngôn ngữ này cả, mình không dùng sẽ lạc hậu!... Có nhiều bạn biết nói tục là tật xấu, nhưng "quen miệng rồi, không bỏ được". Có rất nhiều lý do rất chính đáng mà các bạn trẻ hiện nay có thể đưa ra để lý giải cho mốt văng tục của mình. Nhưng theo quan điểm cá nhân của người viết thì nghĩa của những ngôn ngữ đó đã thô tục không thể chấp nhận được thì chẳng một lí do nào đưa ra để giải thích cho nó có thể chấp nhận được cả.
Biết rằng nói bậy là xấu, là bẩn nhưng không thể có biện pháp nào hay luật lệ nào có thể ngăn cấm chuyện này được. Vì thế, mỗi bạn nên có ý thức giữ gìn sự trong sáng trong ngôn ngữ giao tiếp của chính mình, để không bị nhiễm "mốt" văng tục đang lây lan nhanh chóng trong thế giới của teen bây giờ, các bạn nhé!
Theo Mực Tím
9X học và thi thời hi-tech Điện thoại kè kè bên người, đến giờ làm bài tập, giờ kiểm tra hay thậm chí cả thi cuối kỳ, những 9X này lại ung dung rút điện thoại đã kết nối Internet để tìm lời giải đáp. Trào lưu dùng điện thoại tìm đáp án có vẻ như đã trở nên quen thuộc trong giới 9X. Mỗi ngày đến lớp, từ...