6 kiểu đàn ông đa tình bạn nên tránh
Hãy lưu ý hơn đến những chia sẻ này nhé, biết đâu nó sẽ có ích cho chuyện tình của bạn đó.
Chàng chưa một lần giới thiệu bạn với gia đình, bạn bè nhưng lại vội vàng hứa hẹn về tương lai của hai đứa. Mặc dù điều này nghe rất thú vị và ngọt ngào, nhưng làm sao anh ấy có thể biết chắc về bạn nhanh như thế? Trong một xác suất nhỏ nào đó có thể anh ấy yêu bạn thật, nhưng theo các chuyên gia tâm lý đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo về một anh chàng không chung tình. Anh ấy đang cố gắng chiếm lấy thứ gì đó từ bạn và muốn đạt được nó càng sớm càng tốt.
Dễ mủi lòng và dạt dào tình cảm
Không cần phải nói chắc bạn cũng hiểu được phần nào về tính cách của anh chàng này.
Với chàng, người phụ nữ chỉ cần biết tỏ ra yếu đuối trước mặt hay biết quan tâm lo lắng, chàng sẵn sàng mở rộng vòng tay đón nàng vào lòng.
Chàng luôn dịu dàng và lịch lãm với tất cả mọi người. Dù bạn rất muốn phớt lờ đi nhưng vẫn phải chào thua trước sức hút ấy. Bạn bị quyến rũ bởi giọng nói ngọt ngào, lịch thiệp và ánh mắt cuốn hút rồi ngày càng si mê con người ấy. Rất có thể ngay sau đó, anh ấy sẽ tìm cớ tránh mặt và không dành nhiều thời gian cho bạn nữa. Cuối cùng bạn tự trách bản thân vì đã không nghe theo lý trí mình.
Thích khám phá
Những điều mới mẻ ở khắp mọi nơi luôn thu hút sự chú ý và tính tò mò của chàng. Chàng thích tận hưởng cảm giác chinh phục, tìm hiểu và cảm nhận mọi thứ về các kiểu phụ nữ khác nhau. Điều này đồng nghĩa chàng chẳng yêu ai thật lòng.
Sống một mình, không gia đình
Video đang HOT
Đã luống tuổi nhưng chàng chỉ muốn một cuộc sống đơn thân. Cặp kè với mọi cô nàng nhưng không bị trói buộc là sở thích của chàng. Mối quan hệ này tạo cho chàng cảm giác tự do và thoải mái.
Nếu bạn không phải là người thích phiêu lưu mạo hiểm và không muốn có nhiều giông bão với chuyện tình cảm của mình thì tốt nhất là nên tránh xa anh ta vì thực sự rất khó để bạn giữ chân được họ một cách dài lâu.
Yêu quá cuồng nhiệt
Những người này sống theo nguyên tắc: “Không yêu thì thôi, còn đã yêu là ‘cháy’ hết mình”. Ở bên họ, bạn luôn có cảm giác được yêu thương, chiều chuộng. Họ thể hiện tình yêu mọi lúc, mọi nơi, dưới mọi hình thức.
Dường như bạn cảm thấy người ta có thể chết nếu sống thiếu bạn, thậm chí đôi khi chính bạn nghẹt thở vì thứ tình yêu đó. Nhưng bạn có biết, đó là những người “bốc đồng”, sốc nổi. Họ cho nhiều nhưng cũng đòi hỏi được “đền đáp” tương xứng. Bằng không, họ nhanh chóng thay đổi, tìm đối tượng mới và lúc này, họ lại “phũ phàng” hơn bất kì ai.
Quỳnh An
Theo motthegioi.vn
Phụ huynh không bao giờ nên nói 'cẩn thận nào' với con
Câu nói "Cẩn thận nào!" chưa đủ cụ thể, có thể khiến trẻ thấy khó hiểu, muốn lờ đi hoặc khóc toáng lên vì sợ hãi.
Josée, bà mẹ ba con ở Canada chia sẻ trên blog cá nhân Backwoods Mama kinh nghiệm ứng xử với con.
Gần nhà tôi có một khu rừng mà chúng tôi rất thích khám phá. Cuối khe núi là một cây đổ. Nó nằm dài từ đầu này đến đầu kia của khe núi. Cây rất chắc chắn, nhưng khi ngã hẳn là sẽ rất đau. Mỗi lần vào rừng, các con tôi đều phải vượt qua khúc gỗ đó. Dù đã là trải nghiệm quen thuộc, mỗi lần chúng leo lên thân cây đổ, tôi đều nín thở vì hồi hộp và cố ngăn mình nói câu "Cẩn thận nào!" hàng trăm lần.
Các con của Josée thích khám phá khu rừng gần nhà cùng mẹ. Ảnh: Backwoods Mama
"Cẩn thận nào!" có lẽ là câu nói vô ích nhất khi áp dụng cho trẻ nhỏ. Đầu tiên, nó không đủ cụ thể. Khi nói câu này, phản ứng của trẻ thường không như mong đợi. Nó sẽ nhìn bạn với ánh mắt khó hiểu (Có gì đáng sợ ở đây?), lờ bạn đi (Chả có gì đáng sợ cả!) hoặc bắt đầu khóc (Điều gì đó rất tồi tệ sắp xảy ra!).
Vấn đề khác của câu nói "Cẩn thận nào!" là gieo rắc nỗi sợ hãi. Bạn đang dạy trẻ tránh xa mọi sự liều lĩnh hay mạo hiểm, đồng nghĩa với việc không nên thử những thứ mới lạ và không được mắc lỗi. Thực tế, chuyện không hay có thể xảy đến, nhưng trẻ cần trải qua một số thử thách nhất định để có thể phát triển lành mạnh.
Hãy tưởng tượng con bạn đang leo lên một cây nhỏ và những cành cây khẳng khiu bị sức nặng của cơ thể níu xuống. Chỉ trong một tích tắc, não bộ của bạn nảy ra nhiều kịch bản, tất cả đều dẫn đến kết cục bi đát. Ngay cả khi con chưa gặp nguy hiểm cấp bách, bạn vẫn muốn hét lên "Cẩn thận nào!" vì lo lắng.
Tuy nhiên, bạn có thể tự nhắc bản thân không nói câu vô nghĩa trên để tránh gây ra phản ứng tiêu cực. Tiếp theo, bạn hít một hơi thật sâu và tự hỏi bản thân:
Khả năng gây hậu quả nghiêm trọng ở đây là gì?
Tại sao tình huống này lại làm mình khó chịu?
Con đang học những kỹ năng gì qua tình huống này?
Không có cách xử lý duy nhất để áp dụng với mọi tình huống. Nếu con đang gặp nguy hiểm, bằng mọi giá hãy hành động thật nhanh để ngăn hậu quả tồi tệ xảy ra. Tuy nhiên, với một số trường hợp khác, bạn có thể không cần làm gì cả, chỉ giúp con nâng cao nhận thức để tự bảo vệ bản thân và giải quyết vấn đề.
Con trai út của tôi không có khả năng bám chắc như anh chị khi leo trèo. Nó thường vấp ngã nhiều hơn. Tôi nghĩ có thể điều đó là do thằng bé luôn cố gắng hết sức để theo kịp anh chị.
Khi đi bộ đường dài, chúng tôi khám phá những vách đá dốc đứng, tảng đá cuội trơn trượt hay khu đất gập ghềnh. Quá nhiều mối nguy ở xung quanh. Do đó, tôi nhắc con út thật nhiều: "Cố gắng nhấc chân thật chậm rãi khi đi qua đoạn này nhé", "Con có thấy những tảng đá rất trơn không?", "Con cần nghỉ chân một chút chưa nào?". Dần dần, thằng bé trở nên vững vàng hơn trong từng bước chân, không kém gì anh chị của nó.
Do đó, mỗi lần muốn nói "Cẩn thận nào!", bạn hãy xem đó là cơ hội để dạy con quan sát, đánh giá về môi trường và cơ thể mình. Bạn hãy thử nói:
Con nhìn xem, khúc gỗ đấy bị mục đó.
Ồ, cành cây kia rất chắc chắn.
Giẫm mạnh chân hơn và đi chậm hơn chút nhé.
Con thử dùng tay bám vào xem.
Con có nghe thấy tiếng nước chảy và gió đang thổi không?
Con có thấy quá nóng khi đứng gần ngọn lửa đó không?
Con có thấy sợ/mệt/phấn khích/an toàn không?
Josée không cấm con tham gia các trải nghiệm mạo hiểm. Ảnh: Backwoods Mama
Một ngày nọ, tôi bước ra ngoài sân sau và thấy hai con đang đung đưa trên xích đu và giả vờ chiến đấu với vũ khí là hai cái cào (dụng cụ làm vườn có ba ngạnh nhọn). Tôi muốn hét thật to để nhắc chúng, nhưng sau một hơi hít thở sâu, tôi giữ giọng bình tĩnh và nói: "Có vẻ như các con đang trải qua trận chiến rất gay cấn, nhưng mà những thứ này dùng để làm vườn đấy, các con có thể tìm thứ gì thay thế được nào?". Chúng liền buông cào ra khỏi tay, đi tìm vài cây gậy và tiếp tục cuộc phiêu lưu.
Tôi để các con tham gia vào trải nghiệm mạo hiểm vì đó là cách giúp chúng thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề. Thay vì thể hiện sự hoảng loạn, bạn hãy đồng hành cùng con bằng cách đặt câu hỏi:
Con định làm thế nào để leo lên tảng đá đó?
Con có thể dùng thứ gì hỗ trợ?
Con sẽ đào cái hố con muốn ở chỗ nào?
Ai sẽ đi cùng con và giúp con nếu có sự cố?
Thùy Linh
Theo VNE
"Thiên đường bông lau" ở Bắc Xa Biên phòng - Cuối Thu, đầu Đông là thời điểm đẹp nhất nơi biên cương Bắc Xa (huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn). Đến Bắc Xa mùa này, nhiều người bị mê hoặc trước trời biên cương xanh thẳm cùng những cung đường uốn lượn qua núi đồi xanh ngát, hùng vĩ. Đặc biệt, sự nở rộ của hàng ngàn bông lau dọc...