6 kiệt tác cổ vật “đáng kinh ngạc” khiến cả thế giới phải “cúi rạp” trước người cổ đại Trung Quốc
Một phát minh ra đời sớm hơn 1000 năm so với phát minh tương tự của Da Vinci ở châu Âu, một thiết kế tinh vi bảo vệ môi trường “thời thượng”, một thiên hạ đệ nhất kiếm hay chế tác chuyển tâm có một không hai… tất cả đủ để cả thế giới phải ngả mũ cúi chào trí tuệ và sự sáng tạo của người cổ đại Trung Quốc.
Lư hương đồng: Phát minh ra đời sớm hơn 1000 năm so với phát minh tương tự của Da Vinci ở châu Âu.
Đây là một lư hương đồng được chế tác tỉ mỉ khéo léo hình cầu. Nó có tác dụng giữ ấm trong mùa đông, tương đương với các loại túi sưởi ngày ngay chúng ta sử dụng.
Bên ngoài lư hương có hoa văn phức tạp, bên trong có thể đựng than nóng. Mùa đông, người Trung Quốc cổ đặt nó trong chăn nhằm giữ ấm cơ thể khỏi giá rét.
Chắc chắn sẽ có người hỏi cho than vào bên trong lư liệu có thể làm cháy chăn không? Câu trả lời là không! Sự vi diệu của lư hương này nằm ở chỗ cho dù nó xoay chuyển mọi hướng thì tàn lửa hay tro than bên trong không rơi ra ngoài.
Các nhà vật lý học hiện đại cho rằng, để một đồ vật có trọng lượng không bị nghiêng hay lật đổ phải dùng phương pháp điểm tựa. Và lư hương này đã được người Trung Quốc cổ đại áp dụng và dùng cấu trúc con quay hồi chuyển cơ học để chế tạo. Phát minh này tính ra còn sớm hơn 1000 năm so với phát minh tương tự của Da Vinci ở châu Âu.
Đèn ngỗng Tây Hán: Thiết kế tinh vi bảo vệ môi trường “thời thượng”
Đèn lồng Tây Hán đang được lưu tại bảo tàng lịch sử Thiểm Tây
Đèn ngỗng từ thời Tây Hán cũng là một trong số những cổ vật được chế tạo tinh vi. Đèn được làm từ đồng, bao gồm bốn bộ phận có thể tháo rời: đầu ngỗng, thân ngỗng, 2 chao đèn và giá đỡ đèn.
Video đang HOT
Thiết kế của chiếc đèn này được cho là rất “thời thượng”. Hai cánh chao đèn ở giữa có thể tự do xoay chuyển để điều chỉnh ánh sáng và chắn gió. Ngoài ra phía trong bụng ngỗng còn có thể chứa nước, khói đi qua đường cổ ngỗng hòa vào nước có thể gảm bớt ô nhiễm của khói dầu. Đây quả thật là một thiết kế tinh vi bảo vệ môi trường.
Kiếm của Việt Vương Câu Tiễn: Thiên hạ đệ nhất kiếm
Thanh kiếm nổi danh của Việt Vương Câu Tiễn , được coi là “thiên hạ đệ nhất kiếm”. Thanh kiếm này vô cùng sắc bén, là một thanh bảo kiếm quý giá của Trung Quốc.
Trên kiếm khắc 8 chữ: “Việt vương cưu thiển, tự tác dụng kiếm”, nghĩa là kiếm do Câu Tiễn tự chế tạo sử dụng. Điều thần kỳ của thanh kiếm này là sau hàng ngàn năm qua nó vẫn không gỉ.
Sau khi thông qua một số thử nghiệm khoa học, thanh kiếm được phát hiện có phủ một lớp kim loại có chứa crôm, bởi vậy mà kiếm ngàn năm nay không bị gỉ . Thành phần hợp kim chính của nó là đồng, thiếc, chì, sắt, lưu huỳnh…
Bồn cầu cổ nhất: Chiếc bồn cầu đầu tiên “đáng kinh ngạc”
Là một quốc gia có lịch sử lâu đời nhất, các di tích văn hóa được khai quật ở Trung Quốc cũng rất đa dạng. Trong đó có những cổ vật sau khi được phát hiện, chỉ khiến dân tình than trời vì nền văn minh lịch sử của Trung Quốc quá đỗi kinh ngạc.
Ví dụ như những sản phẩm sơn mài được khai quật trong lăng mộ thời nhà Chu ở khu công nghiệp Thiên Tử Hồ huyện An Cát. Do có niên đại quá lớn, chịu sự ăn mòn nghiêm trọng nên những miếng gỗ đã phân hủy một phần.
Sau khi các nhà khảo cổ học ghép những mảnh gỗ lại, họ phát hiện chúng có hình dáng giống như một chiếc bồn cầu. Đây có lẽ là chiếc bồn cầu đầu tiên của Trung Quốc.
Bình tráng men của Càn Long: Chế tác “chuyển tâm” vô cùng sinh động
Chiếc bình chuyển tâm độc đáo này được chế tạo bởi các quan viên thời Càn Long, công nghệ vô cùng phức tạp. Phía bên trong bình có đặt một chiếc chai rỗng có thể xoay chuyển. Ngoài ra còn có 12 hình nhân điêu khắc tỉ mỉ , nếu dùng tay để chạm vào chúng, những hình nhân này có thể cử động thành các hoạt động như quốc đất, ngồi xổm… vô cùng sinh động. Các nhà chế tác thời Càn Long đã tạo ra khoảng 20- 30 chiếc bình chuyển tâm, nhưng hiện tại chỉ còn lại 1 chiếc được lưu giữ trong bảo tàng Nam Kinh.
Ấm rót ngược: Cổ vật vi diệu thú vị
Ấm rót ngược xuất phát từ thời Tống, Liêu, sau đó phổ biến tới thời nhà Thanh, đây là một cổ vật khá thú vị. Âm thiết kế không có nắp. Dưới đáy ấm có một khe nhỏ, khi đổ nước vào trong khe ấm, sau đó để ngược lại, nước sẽ tràn vào ấm mà không bị rớt ra ngoài. Điều hấp dẫn của chiếc ấm này là khi ấm đầy, nước sẽ không chảy ra ngoài. Khi muốn uống nước, bạn chỉ nghiêng nhẹ ấm, nước sẽ chảy qua miệng ấm. Với cấu tạo đặc biệt, thiết kế khéo léo, ấm rót ngược phản ánh đầy đủ trí tuệ và sự sáng tạo của các nghệ nhân cổ đại. Đây cũng được coi là một tác phẩm tuyệt vời trong nghệ thuật gốm sứ trung hoa.
Theo Như San (Theo QQ Trung Quốc)
Vòng tránh thai lạc trong ổ bụng suốt 20 năm
Người phụ nữ cho biết cách đây 20 năm có đặt vòng tránh thai và đến cơ sở y tế địa phương xin lấy ra. Không ngờ, chiếc vòng tránh thai vẫn còn và "đi lạc" vào trong ổ bụng.
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã tiếp nhận bệnh nhân N.T.C. (57 tuổi, Hậu Giang) trong tình trạng đau bụng vùng hông trái, thỉnh thoảng sốt, ớn lạnh. Kết quả siêu âm cho thấy bà C. bị thận ứ nước do sỏi niệu quản.
Bệnh nhân tiếp tục được chỉ định chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện chiếc vòng tránh thai lạc vào ổ bụng, nằm ở bên trái xương sườn số 12.
Bệnh nhân cho hay cách đây 20 năm có đặt vòng tránh thai Dana. Khoảng 12 năm sau, bà có đến cơ sở y tế địa phương xin lấy ra ngoài và thay bằng vòng chữ T.
Đến khi mãn kinh, bà quyết định lấy vòng chữ T ra khỏi cơ thể vì nghĩ mình không còn khả năng mang thai. Bệnh nhân không biết chiếc vòng tránh thai Dana chưa được lấy ra và lạc vào ổ bụng.
Sau khi được nội soi lấy vòng tránh thai ra ngoài, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định. Ảnh: BVCC.
Bệnh nhân được các bác sĩ khoa Ngoại Niệu thực hiện nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng và phẫu thuật nội soi ổ bụng để lấy vòng tránh thai ra khỏi cơ thể.
Đặt vòng là biện pháp tránh thai hiệu quả và được nhiều phụ nữ sử dụng. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thường để hạn sử dụng của vòng tránh thai là 5 năm.
Vì vậy, sau 5 năm chị em nên tháo vòng, đặt lại. Trong thời gian tránh thai bằng phương pháp này, chị em nên thường xuyên kiểm tra định kỳ để tránh viêm nhiễm và không xảy ra tình trạng vòng tránh thai lạc chỗ.
Cách tránh thai kỳ quặc và nguy hiểm của người cổ đại Người Trung Quốc xưa uống thủy ngân trong khi người Ai Cập cổ đại sử dụng phân cá sấu hoặc trộn lá keo với mật ong để tránh thai.
Theo news.zing.vn
Galaxy Note 10 sẽ sử dụng màn hình cong hơn, camera selfie ở vị trí trung tâm Kể từ khi Galaxy Note Edge ra mắt, màn hình cong đã trở thành thương hiệu trên những mẫu smartphone cao cấp Samsung. Mặc dù những năm gần đây, công ty đang tạo nên những mẫu smartphone với màn hình cong nhẹ, tinh tế hơn. Tuy nhiên, Galaxy Note 10 sắp tới có thể đi theo thiết kế cũ, đó là dùng màn...