6 kiểm ngư bị thương tình nguyện ở lại bảo vệ vùng biển Tổ quốc
Chiều ngày 9/5, trao đổi với PV Dân trí, ông Vương Mạnh Hòa – Trợ lý chính trị Chi đội Kiểm ngư 3 (thuộc Kiểm ngư Việt Nam) – cho biết, dù bị thương nhưng 6 kiểm ngư vẫn xin tình nguyện ở lại để bảo vệ vùng biển.
Hiện sức khỏe của 6 anh em này đã dần hồi phục. “Tinh thần anh em vẫn vững vàng, không lo sợ để không cho Trung Quốc thực hiện ý đồ xâm chiếm vùng biển chủ quyền”, ông Hòa khẳng định.
Ông Vương Mạnh Hòa trao đổi với PV Dân trí
Theo ông Hòa, dù lực lượng kiểm ngư mới thành lập nhưng tư tưởng và tinh thần tất cả các anh em đều vững vàng vì ở sau lưng các anh có hàng triệu đồng bào trong và ngoài nước đang dõi theo từng ngày.
Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam được thành lập vào giữa tháng 4 vừa qua
Video đang HOT
“Mấy hôm nay, lực lượng kiểm ngư đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên ủng hộ của các cơ quan báo chí, người dân cũng như các cấp lãnh đạo. Đây là nguồn động viên tinh thần rất đáng quý đối với lực lượng kiểm ngư”, ông Hòa tâm sự.
Ngoài được động viên về tinh thần cũng như vật chất, ông Vương Mạnh Hòa cho biết hiện lực lượng kiểm ngư cũng cần có máy quay phim và chụp hình để ghi lại diễn biến trên hiện trường để làm bằng chứng đấu tranh với Trung Quốc.
Ông Hòa cũng cho rằng, anh em kiểm ngư đang làm nhiệm vụ ngoài vùng biển Hoàng Sa ai cũng quyết tâm dù cho hy sinh tính mạng vẫn phải bảo vệ cho được vùng biển và đẩy đuổi tàu thuyền cũng như giàn khoan của Trung Quốc ra khỏi bờ cõi. Còn anh em kiểm ngư trên bờ ai cũng mong muốn ra biển ngay bây giờ để cùng với anh em ngoài đó tiếp tục bảo vệ vùng biển của mình.
Ngoài ra ông Hòa cũng cho biết thông tin liên lạc giữa biển và đất liền vẫn thường xuyên và hiện trên thực địa mọi việc vẫn đang trong vòng kiểm soát của chúng ta. Lúc này nhân dân cả nước đang hướng về nên tình thần của anh em kiểm ngư rất vững tin.
Các công nhân đang tích cực sữa chữa tàu Cảnh sát biển bị hỏng để tiếp tục làm nhiệm vụ
Cũng trong chiều 9/5, theo quan sát của PV Dân trí tại Tổng Công ty Sông Thu (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), các tốp công nhân của công ty này vẫn làm việc khẩn trương sửa chữa 2 tàu Cảnh sát biển mang số hiệu CSB 2012 và CSB 4033 bị tàu Trung Quốc đâm hỏng.
Theo thông tin, trong vài ngày tới 2 tàu Cảnh sát biển này sẽ được sửa chữa xong và tiếp tục quay lại vùng biển Hoàng Sa để xua đuổi giàn khoan của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nước ta.
Theo Dantri
Phản bác lý lẽ đặt giàn khoan của Trung Quốc ở Biển Đông
14h chiều nay, ngày 9/5, Hội Luật gia Việt Nam đã chính thức tuyên bố phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngày lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Tại Hà Nội, ngày 9/5, ông Lê Minh Tâm - Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nêu quan điểm về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. Ông Tâm lập luận, khu vực giàn khoan HD-981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Ông Lê Minh Tâm - Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam
Việc làm của Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm ngang nhiên chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (Điều 58, Điều 77) mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên.
Hành động này cũng đã đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN. Mặc dù Tuyên bố đã nêu rõ: "Tất cả các bên cam kết kiềm chế thực hiện những hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định", nhưng hành động nêu trên của Trung Quốc rõ ràng là đã làm phức tạp tình hình và gây bất ổn định ở khu vực Biển Đông.
Theo Hội Luật gia Việt Nam, việc Trung Quốc cho rằng đây là "hoạt động tác nghiệp bình thường" là hết sức vô lý. So sánh hành động này của Trung Quốc với các hoạt động thăm dò, khai thác do Việt Nam thực hiện trên Biển Đông, ông Tâm chỉ rõ tính phi lý vì các hoạt động của Việt Nam được tiến hành trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, theo đúng quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, được các nước công nhận và cùng hợp tác. Trong khi đó, Trung Quốc tiến hành thăm dò tại thềm lục địa của Việt Nam chỉ đưa trên yêu sách đơn phương của Trung Quốc, trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và không được bất cứ quốc gia nào công nhận.
Hội Luật gia Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không tái diễn những hành động tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hội Luật gia Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tuân thủ nghiên túc luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982 với quy định rõ ràng, không ai có quyền tiến hành thăm dò thềm lục địa hay khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, nếu không có "sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia ven biển". Hội Luật gia Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết được nêu trong Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Ngoài ra, Hội Luật gia Việt Nam kêu gọi giới luật gia các nước trên thế giới có tiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, đặc biệt là bảo vệ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Theo Dantri
"Việt Nam chắc thắng khi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế" Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục cho rằng, Việt Nam cầm chắc thắng nếu kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Vì giàn khoan HD-981, tàu Trung Quốc hoạt động nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ngày 9/5, tại buổi tuyên bố của Hội Luật gia về việc Trung...