6 KHÔNG khi cho trẻ dùng sữa bột
Để trẻ có thể hấp thụ tốt mọi dưỡng chất trong sữa bột, các mẹ cần lưu ý những điều này.
Bất kỳ người mẹ nào cũng mong muốn con yêu của mình nhận được những gì tinh khiết và đáng quý nhất từ sữa mẹ. Nhưng không phải mẹ nào cũng có cơ hội để trao cho con một lượng sữa tốt nhất trong 6 tháng đầu đởi. Vì một nguyên nhân nào đó, người mẹ ít sữa hoặc không có sữa, mẹ phải cho bé bổ sung các chất dinh dưỡng từ sữa công thức.
Khi cho con sử dụng sữa công thức, các mẹ thường chọn cho bé một loại sữa phù hợp với tháng tuổi của bé và có công thức gần giống với sữa mẹ nhất. Nhiều mẹ đang gặp phải vấn đề phức tạp khi lựa chọn cũng như không biết cho trẻ sử dụng một cách chính xác nhất. Để giúp bé có thể hấp thụ tốt mọi dưỡng chất của sữa bột, các mẹ cần lưu ý những điểm sau:
Không nên dùng cố định một loại sữa cho trẻ
Trong một vài trường hợp, mẹ bắt buộc phải đổi loại sữa mới cho bé. Đó là khi trẻ có những triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, nổi mẩn đỏ trên người…điều đó trứng tỏ bé đang bị dị ứng với loại sữa đang dùng. Trước tình huống này, mẹ nên đổi cho con uống loại sữa khá, tuy nhiên cần nhớ phải cho con uống đúng loại sữa dành cho độ tuổi của bé. Các mẹ lưu ý mỗi cơ thể có khả năng tiêu hóa, hấp thu khác nhau, mỗi bé có khẩu vị, sự vận động, bệnh lý khác nhau. Vì vậy, sữa tốt nhất là loại sữa phù hợp với đứa con của mình nhất.
Ngoài ra, khi bé sử dụng một loại sữa trong thời gian dài mà mẹ không thấy có một chút hiệu quả nào, mẹ cũng nên tính đến chuyện đối sữa cho bé. Mẹ nên chọn cho con những hãng sữa uy tín, có chất lượng, tránh mua các loại có nhãn mác và nguồn gốc không rõ ràng. Tác động của một loại sữa với từng trẻ không phải chỉ một ngày hay hai ngày là thấy ngay. Vì vậy, sau khi đổi sữa một thời gian tối thiểu hai tuần thì mới có thể tạm đánh giá loại sữa đó có phù hợp với trẻ không.
Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý rằng không nên đổi thường xuyên các loại sữa. Vì cơ thể bé cần có thời gian để thích nghi với các loại sữa. Nếu mẹ đổi sữa liên tục cho con có thể sẽ làm làm ảnh hưởng vấn đề tiêu hóa hấp thu sữa và các loại thức ăn khác của trẻ.
Không nên cho trẻ dùng một lúc quá nhiều loại sữa
Hiện nay có rất nhiều các loại sữa công thức giành cho trẻ nhỏ, tùy vào thể trạng của trẻ mà mỗi trẻ nên uống loại sữa nào để hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vì tâm lý sữa này có chất này, sữa kia không có khiến các bà mẹ quyết định phối kết hợp cho con uống từ hai loại sữa trở lên vì muốn tích tụ hết các ưu điểm của các loại sữa với hi vọng giúp trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Trên thực tế, điều này không có lợi một chút nào, đôi khi uống đồng thời nhiều loại sữa lại khiến trẻ thừa chất hoặc vô tình bị dị ứng.
Trong một lúc, mẹ cho trẻ uống quá nhiều loại sức sẽ không tốt cho tiêu hóa của trẻ (Ảnh minh họa)
Không pha chung 2 loại sữa với nhau
Tuyệt đối không nên pha 2 loại sữa chung 1 bình vì sự trộn lẫn này sẽ ảnh hưởng đến nồng độ thẩm thấu của sữa làm trẻ dễ rối loạn tiêu hóa. Mỗi loại sữa được sản xuất theo công thức dinh dưỡng khác nhau nên nếu pha chung có thể xảy ra sự tương tác xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Không dùng nước quá nóng hoặc quá nguội khi pha sữa cho trẻ
Video đang HOT
Khi mẹ pha sữa cho trẻ sơ sinh bằng nước vừa sôi sẽ làm nhiều chất dinh dưỡng trong sữa bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao, đồng thời làm sữa bị vón cục và bé bị bỏng vòm họng do uống sữa quá nóng. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên pha bằng nước quá nguội sẽ khiến sữa bị đóng váng, mất đi vị thơm ngon. Vì thế, theo các bác sĩ chuyên gia thì 40-50 độ C mới là nhiệt độ phù hợp nhất để giúp các bé vừa ngon miệng vừa có đủ chất dinh dưỡng.
Không làm hâm nóng sữa trong lò vi sóng
Những chai sữa để hâm nóng trong lò vi sóng có thể gây hại cho trẻ nhỏ. Nhiệt độ sữa cao (thường do được hâm ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng) dễ gây bỏng miệng và họng của trẻ. Không những vậy, hơi nước tích tụ trong bình sửa có thể gây nổ do có các khí phóng xạ bên trong.
Quá trình làm nóng khiến hơi nước tích tụ bên trong bình có thể phát nổ do các khí bức xạ, làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sữa và sữa sẽ không còn thích hợp để uống nữa. Việc này giống như cho trẻ uống sữa giả không hề có chất dinh dưỡng gì.
Theo một số lời khuyên, nếu làm nóng sữa bằng lò vi sóng phải tháo núm bình để tránh bé bị bỏng miệng. Không nên hâm sữa bằng lò vi sóng với bình thủy tinh vì dễ bị vỡ. Đặt bình sữa trong lò khoảng 20 giây, sau đó thì khuấy hoặc lắc đều. Nếu chưa đủ nhiệt độ như ý muốn thì có thể thêm khoảng 10 giây thôi, không đun nóng quá lâu.
Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể hâm nóng sữa cho con bằng cách ngâm trong nước ấm vài phút thay vì để nó trong lò vi sóng.
Không nên cho trẻ uống lại sữa thừa
Khi pha sữa cho con, mẹ nên pha đủ dùng cho bé ăn trong 1 lần chứ không nên pha nhiều mà để trữ lại trong tủ lạnh. Hiện nay, có nhiều bà mẹ tiếc của nên khi con không uống hết liền cất trữ lại cho con uống lần sau; hoặc pha sẵn cả một bình lớn để tủ lạnh, khi nào cần thì hâm nóng rồi cho con uống dần. Điều này không tốt cho trẻ.
Các mẹ nên biết sữa pha rồi để ở nhiệt độ phòng chỉ giữ được trong vòng 1 giờ, nếu để lại lưu trữ trong tủ lạnh ít nhiều cũng làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa. Hơn nữa, khi bé đã ngậm miệng vào bình sữa, vi khuẩn từ không khí và miệng bé tiếp xúc có thể truyền vào sữa, bám trụ ở đó và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó khi bé bú sữa mà còn thừa thì mẹ nên uống hộ bé cho hết và vệ sinh bình sữa chứ không nên để lại vì có thể gây nhiểm khuẩn cho bé.
Theo Khampha
6 loại rau bổ não trẻ thông minh hay ăn
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo danh sách những loại rau tốt nhất cho não bộ của trẻ.
Chỉ bằng việc khéo léo lựa chọn những loại rau củ hàng ngày, mẹ cũng đã có thể tạo điều kiện tốt nhất để não bộ của bé phát triển vượt trội - đó không phải là kiến thức mà ai cũng biết. Xin mách mẹ 6 loại rau bổ não nhất cho bé dựa theo danh sách do Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo.
1. Hẹ
Hẹ tươi chứa rất nhiều folate (axit folic là loại axit amin có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào), protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin C,...là siêu thực vật tốt cho sự phát triển của não bộ.
Ngoài ra, trẻ ăn hẹ nhiều còn giúp xương chắc khoẻ, ngừa táo bón và các vấn đề về da do hẹ giàu vitamin K và chất xơ.
Hẹ tươi rất giàu axit folic tốt cho não bộ trẻ (ảnh minh hoạ)
2. Rau cải thìa
Cải thìa không chỉ là loại rau quen thuộc để chế biến nên những món ăn ngon cho bé mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho não trẻ. Cải thìa rất giàu axit folic - dưỡng chất tối cần thiết cho não bộ.
Mặt khác, Lượng vitamin C trong cải thìa có khả năng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật và sự lây nhiễm trong cơ thể trẻ
Cải thìa còn có nhiêù vitamin C giúp tăng cường miễn dịch (ảnh minh hoạ)
3. Cải bó xôi
Chẳng hổ danh loại rau giàu dinh dưỡng bậc nhất, cải bó xôi có lượng dưỡng chất vitamin áp đảo trong danh sách các loại rau củ quả. Chẳng thế mà phương Tây đã có bộ hoạt hình Popeye để nhắc nhở bé hãy chịu khó ăn cải bó xôi.
Cải bó xôi có chứa một lượng lớn các carotene và chất sắt, đồng thời là nguồn vitamin B6, axit folic và kali. dồi dào.
Lựa mua cải bó xôi, mẹ nên lưu ý chọn những bó cải có lá tươi xanh, tránh những lá bị rách, nhăn, dập nát và sẫm màu. Để đảm bảo an toàn tốt nhất, mẹ nên mua rau ở những hàng rau sạch hoặc trong siêu thị. Bên cạnh đó, khi chế biến cải bó xôi, để giữ được lượng dưỡng chất có trong rau, mẹ nên băm nhỏ rau thay vì xay nhuyễn. Ngoài ra, thay vì luộc rau, mẹ có thể hấp rau mà không cần cho nước vì trong cải xôi đã có sẵn nước và chính lượng nước này sẽ kết hợp cùng nhiệt độ hấp làm chín rau
Cải bó xôi vốn nổi tiếng là siêu thực phẩm (ảnh minh hoạ)
Các nhà dinh dưỡng đã kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng có trong 13 loại lá rau khác nhau và lá cần tây cho thấy kết quả hàm lượng carotene, vitamin C, vitamin B1, protein, canxi vượt trội.
Người ta đã xác định trong 100g lá cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng (như: calcium, phốtpho, sắt); quả chứa tinh dầu có mùi thơm: limonene và các chất chuyển hóa của sadanolic acid
5. Ớt chuông xanh
Ớt chuông xanh chất chống oxy hóa, vitamin và rất nhiều nguyên tố vi có thể tăng cường sức mạnh của trẻ, làm giảm mệt mõi cho cơ thể và não bộ.
Đây là loại quả có lượng vitamin C kỉ lục. Cứ 100 g ớt có chứa 120 mg vitamin C. Lượng vitamin C này gấp 2,5 lần so với cam. Thực tế, chỉ cần 50g ớt tây đã chứa 60g vitamin C tương đương với 75% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày.
Ớt chuông xanh không hề có vị cay nên mẹ vẫn có thể chế biến cho bé ăn với lượng nhỏ và thường xuyên.
6. Cà chua
Cà chua nuôi dưỡng máu tuần hoàn rất tốt (ảnh minh hoạ)
Cà chua có đường (glucose, fructose), protein, chất béo, axit malic, axit citric, carotene, vitamin B1, B2, C, niacin, canxi, phốt pho, kẽm, sắt, bo, mangan, đồng, iốt. Cà chua có tác dụng nuôi dưỡng máu rất tốt, kích thích thèm ăn và hỗ trợ não phát triển hiệu quả.
Tuy nhiên ,do các loại cà chua chín giấm được bán phổ biến ở các chợ, nên để bảo đảm an toàn mẹ nên chọn mua cà chua già, đã gần chín từ các ruộng, vườn về nhà tự ủ hoặc mua lượng lớn cà chua chín cây về làm sốt cà chua cho bé bằng cách: Hấp cà chua chín, bóc vỏ, bỏ hạt, nghiền nhuyễn. Cho vào cà chua nghiền một chút muối, đun sôi, để nguội rồi đóng chai, dùng dần.
Không nên để cà chua trong túi nilon hoặc cho vào tủ lạnh.
Theo Khampha
Lỗi phản tác dụng khi mẹ cho bé ăn chuối sai cách Chuối là loại trái cây rất tốt đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu mẹ không biết cho trẻ ăn đúng cách sẽ thành công cốc. Từ lâu chuối vẫn được coi là trái cây có nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đối với trẻ em, chất xơ của chuối có tác dụng làm cho ruột hoạt động đều hạn chế biếng...