6 “kẻ thù” khiến mẹ khó mang bầu
Tuổi càng lớn thì chất lượng trứng càng giảm, khiến chị em khó khăn trong việc có con.
Ngày nay, tỷ lệ các cặp đôi hiếm muộn, vô sinh đang không ngừng gia tăng, vì sao vậy? Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, có thể do độ tuổi chị em lập gia đình ngày một cao dẫn đến sức khỏe sinh sản suy giảm, mẹ mắc một số bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang, viêm màng dạ con, nhiễm trùng…
Dưới đây là 6 thủ phạm chính khiến chị em khó mang thai, biết được những nguyên nhân này sẽ giúp các mẹ phòng ngừa hoặc tìm được phương pháp điều trị hợp lý.
Tuổi tác là thủ phạm lớn nhất với khả năng sinh sản
Trứng ở phụ nữ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như tuổi tác, lối sống, môi trường… Tuổi người mẹ càng lớn thì chất lượng trứng càng suy giảm. Phụ nữ gần tuổi mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt trở nên ngắn và không đều, nội mạc tử cung có thể mỏng hơn và không còn thích hợp cho sự làm tổ, âm đạo cũng tiết ít chất dịch hơn, gây khó khăn cho việc tinh trùng kết hợp với trứng. Tuổi càng cao, sức khỏe tổng thể của chị em cũng sẽ giảm dần và đương nhiên sẽ dễ dàng mắc các bệnh như viêm màng dạ con, hội chứng buồng trứng đa nang, nhiễm trùng các cơ quan sinh sản… Tất cả những vấn đề này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh nở.
Phụ nữ ngoài 35 tuổi khi mang thai cũng dễ dàng mắc các bệnh như huyết áp thai kỳ, tiểu đường, bệnh tim, bệnh thận và nhiều biến chứng khác, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến thai chết lưu, và tăng tỷ lệ thai nhi dị tật bẩm sinh.
Béo phì
Bệnh béo phì sẽ phá hủy các nội tiết tố nữ, không chỉ cản trở quá trình rụng trứng mà còn dẫn đến một loạt các vấn đề về sức khỏe xấu như huyết áp cao, bệnh tim… Các bệnh này cũng dễ làm chị em vô sinh và gây các biến chứng trong thai kỳ. Phụ nữ béo phì khi điều trị hiếm muộn, vô sinh cũng có kết quả rất thấp.
Tuổi càng lớn thì chất lượng trứng càng giảm, khiến chị em khó khăn trong việc có con. (ảnh minh họa)
Giảm cân quá mức
Video đang HOT
Mẹ giảm cân nhanh quá mức cũng có thể dẫn đến rối loạn nội tiết, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt khiến quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng. Sự mất cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn kiêng quá mức cũng có thể gây ra sự thiếu hụt các yếu tố vi lượng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Đặc biệt là ở phụ nữ trên 30 tuổi, khả năng sinh sản đã giảm nên cần đặc biệt cẩn thận nếu muốn giảm cân.
Phá thai
Các chuyên gia khoa sản cho hay, số lượng các vụ phá thai và vô sinh tỷ lệ thuận với nhau. Phá thai lặp đi lặp lại nhiều lần dễ dẫn đến viêm vùng chậu, viêm tắc nghẽn ống dẫn trứng và dẫn đến vô sinh. Phá thai nhiều lần cũng khiến nội mạc tử cung mỏng dần và gây khó khăn cho phôi thai những lần sau để nạp đủ chất dinh dưỡng.
Viễm nhiễm bộ phận sinh dục
Khi chị em bị viêm nhiễm âm đạo sẽ khiến thay đổi độ pH trong âm đạo, tăng bạch cầu và cản trở sự tồn tại của tinh trùng, làm giảm hoạt động của tinh trùng khiến tinh trùng không thể gặp gỡ trứng. Nhiễm trùng vùng chậu đặc biệt là bệnh lậu cầu nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ dính ống dẫn trứng, xoắn, hẹp dẫn đến vô sinh và thai ngoài tử cung.
Các thói quen tình dục xấu
Một số chị em có quan hệ tình dục không hợp vệ sinh, tình dục bừa bãi dễ gây bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản.
Quan hệ tình dục trong thời gian “đèn đỏ” dễ dàng làm cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang chậu, gây nhiễm trùng, thậm chí gây bệnh lạc nội mạc tử cung. Những bệnh này đều vô cùng nguy hiểm và khiến mẹ dễ vô sinh.
Theo Khampha
10 ích lợi tuyệt vời của việc mang thai với sức khỏe phụ nữ
Không chỉ đem lại niềm vui vô bờ bến khi mang trong mình một thiên thần nhỏ, 9 tháng mang thai còn hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe của phụ nữ.
1. Giảm nguy cơ xuất hiện u xơ tử cung
Cơ thể người phụ nữ từng mang thai có khả năng sản xuất ra một loại hormone lành tính, có tác dụng làm giảm nguy cơ xuất hiện u xơ tử cung. Vì vậy, so với những bà mẹ, những phụ nữ không sinh nở lần nào có nguy cơ bị u xơ tử cung cao hơn nhiều lần và thường phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật.
2. Có thể trị chứng lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một chứng bệnh có liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Tuy còn nhiều khía cạnh bí ẩn của căn bệnh này mà y học hiện đại chưa khám phá hết nhưng có thể khẳng định chắc chắn rằng quá trình mang thai và sinh nở là biện pháp hiệu quả nhất và ít có tác dụng phụ nhất trong điều trị chứng lạc nội mạc tử cung.
3. Giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung
Trong thời gian mang thai, do nhu cầu về môi trường sống ổn định để nuôi dưỡng thai nhi, tử cung người phụ nữ tạm thời không thực hiện "công việc" hàng tháng là bóc lớp biểu mô nội mạc tử cung để tạo nên chu kỳ kinh nguyệt. Như vậy, tử cung sẽ không bị tổn thương trong một khoảng thời gian tương đối dài và cơ hội cho bệnh ung thư tử cung cũng bị giảm thiểu.
4. Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng trong cơ thể của bà bầu sản xuất ra một loại kháng thể chống lại bệnh ung thư buồng trứng. Chất này cản trở sự xuất hiện của bệnh ung thư buông trứng một cách hiệu quả. Phụ nữ mang thai nhiều lần, mang thai lần đầu khi còn trẻ (tất nhiên vẫn phải đảm bảo đủ độ tuổi sinh sản của giới nữ) hiệu quả lại càng cao hơn.
Một số cuộc khảo sát thực tế cũng cho thấy các bà mẹ cho con bú hơn 3 tháng cũng sẽ làm giảm xác suất mắc ung thư buồng trứng nhất định.
5. Giảm các vấn đề về tuyến vú
Các số liệu thực tế cho thấy cho con bú có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Trong khi đó, không trải qua quá trình mang thai và sinh nở lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này và các bệnh liên quan đến tuyến vú khác.
6. Tạm biệt với đau bụng kinh
Một khoảng thời gian ngắn sau khi sinh con, kinh nguyệt của phụ nữ sẽ xuất hiện trở lại nhưng với "dáng vẻ" hiền hòa hơn: sự đau đớn thường gặp ở mỗi kỳ kinh nguyệt trước đây giảm hẳn và thậm chí là hoàn toàn biến mất ở một số phụ nữ. Đây là hiện tượng rất phổ biến nhưng không ai biết chính xác nguyên nhân. Có quan điểm cho rằng quá trình mang thai và sinh nở đã loại bỏ prostaglandin (một nội tiết tố có chức năng gây co bóp tử cung trong kỳ kinh nguyệt) là một trong những nguyên nhân hàng đầu của đau bụng kinh.
7. Tăng khả năng miễn dịch
Trong cuộc đời của người phụ nữ, nếu trải qua một lần sinh nở hoàn chỉnh có thể tăng thêm 10 năm "tuổi thọ" của hệ miễn dịch. Khả năng miễn dịch này chủ yếu tập trung vào các bệnh phụ khoa, ung thư vú, ung thư buồng trứng...
8. Giác quan trở nên nhạy cảm hơn
Mang thai làm khứu giác, vị giác của phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hơn. Tất nhiên, vào thời gian đầu thai kỳ, sự nhạy cảm này có thể làm bạn thường cảm thấy buồn nôn nhưng ở giai đoạn sau nó sẽ giúp bạn cảm nhận gấp đôi hương vị của nhiều món ngon.
Lý giải về hiện tượng này, có ý kiến cho rằng là do lượng estrogen trong cơ thể bà bầu cao gấp nhiều lần người bình thường. Nhưng cũng có một số khác lại giải thích là do ý thức phòng vệ tự nhiên của bà mẹ trước các chất gây hại cho đứa con trong bụng như khói, thực phẩm hết hạn...
9. Khám phá bản thân
Một số phụ nữ nhận thấy tình trạng thể chất của mình được cải thiện rất nhiều trong thời gian mang thai. Họ hoạt bát, năng động và vui vẻ hơn. Thậm chí nhiều phụ nữ còn "đổi tính", trở nên đằm thắm, nữ tính, cởi mở và sống tích cực hơn.
10. Trì hoãn thời kỳ mãn kinh
Trong thời gian mang thai và cho con bú, do vai trò của kích thích tố, quá trình rụng trứng trong tử cung phụ nữ tạm thời bị đình chỉ và chỉ được phục hồi khoảng 4 - 6 tháng sau khi sinh. Kết quả là có thể trì hoãn thời gian xuất hiện của thời kỳ mãn kinh trong tương lai.
Theo Trí Thức Trẻ
Tăng ham muốn 'yêu' nhờ bia Trước các cảnh báo rằng, chúng ta nên tránh dùng nước ngọt và nước hoa quả do chúng chứa hàm lượng đường cao, một số chuyên gia khuyến nghị mọi người chỉ nên uống nước lọc hoặc sữa. Tuy nhiên, số khác lại đề xuất và hết lời ca ngợi các lợi ích sức khỏe của một loại đồ uống có cồn: bia....