6 hình thức lừa đảo người chơi game phổ biến nhất Việt Nam hiện nay
Hi vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn cảnh giác hơn trước những hình thức lừa đảo tinh vi khi chơi game.
1. Giả mạo GM
Game Master – những người quản lý trong game luôn nhận được sự tin tưởng của đa phần gamer đặc biệt là các game thủ mới chơi. Có rất nhiều cách thức để giả mạo “tầng lớp” này, đầu tiên là đặt tên. Vài năm trước đây, các game online hầu như chưa có bộ lọc đặt tên những vật nên những cái tên như GM0001 hay tương tự nhan nhản khắp nơi.
Ngoài ra, kẻ lừa đảo còn tìm cách để giả mạo màu chữ ( sao cho giống GM) để post các thông báo nhằm đánh vào lòng tin của game thủ.
Sau khi “hoàn thành” việc giả dạng GM, các nhân vật này sẽ tìm cách lừa nạn nhân đưa thông tin tài khoản cho mình. Họ thường sử dụng các chương trình khuyến mãi, tặng vật phẩm làm “mồi nhử” các game thủ tham lam. Tuy NPH nào cũng đã khuyến cáo về tình trạng giả mạo này nhưng không ít newbie vẫn bị “ăn quả lừa”.
2. Lập Website nhái, lừa đảo
Đây là một trong những cách thức cực kỳ thịnh hành trong làng game Việt trước đây và vẫn đang được các kẻ xấu sử dụng hiện nay, đó là việc lập các Website giả mạo NPH để lừa gạt. Cách lừa đảo này thường được áp dụng theo một bài nhất định như đột ngột, gamer bỗng nhận được một thư (ở cả trong game hay ở mail đăng ký tài khoản) với nội dung kiểu “bạn đã nhận được một phần quà, Gift Code… từ NPH, hãy vào link sau xác nhận tài khoản để nhận thưởng.
Sau khi game thủ vào trang Web được gửi tới (vốn được thiết kế gần giống như trang chủ game của NPH), bạn sẽ phải những thông tin về tài khoản như tên tài khoản (ID), mật khẩu, mã rương… để “nhận thưởng”. Dễ thấy, đây vốn là một kiểu lừa đảo đã khá “cũ” nhưng nó vẫn qua mặt được rất nhiều người, khi bởi họ đa phần vì ngỡ ngàng và cũng vì “tham” món phần thưởng kia mà trót dại đăng ký. Hơn thế nữa, cũng chính bởi do trang Web này được thiết kế giống y chang trang game chính thức nên nhiều người cũng không cảnh giác.
Cần phải biết rằng, từ xưa đến nay, khi game thủ tham gia vào các event thì bất cứ NPH nào đều không bao giờ đòi phải khai pass và mật khẩu rương của game thủ.
Video đang HOT
3. Cài virus sẵn trong các công cụ hỗ trợ
Từ trước đến nay, game thủ Việt vẫn chuộng những công cụ Auto được liên tục nâng cấp và cải tiến trên mạng nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng chính vì đây là một phần mềm download trên mạng nên nó ẩn chứa rất nhiều hiểm họa.
Hiểm họa đầu tiên mà nhiều người đã phải trả giá vì “thiếu kinh nghiệm” chính là dính phải những virus keylock, trojan… của hacker. Lúc này, cái giá họ phải trả chính là toàn bộ tiền bạc, trang bị và vật phẩm của họ trong game.
Đây là chuyện diễn ra khá phổ biến trong làng game Việt và ngay cả NPH cũng phải thường xuyên cảnh báo và khẳng định rằng họ sẽ không chịu trách nhiệm khi mà người chơi cứ thích sử dụng những mặt hàng ngoài luồng này. Cũng chính bởi điều này mà đa phần các đại gia, những người nạp nhiều tiền trong game thường không lựa chọn sử dụng những phần mềm loại này dù nó rất tiện ích.
4. Giả dạng bang chủ, bằng hữu, giả gái để lừa đảo
Trong game online các game thủ đứng top hay là bang chủ của các bang lớn thường nhận được sự tin tưởng từ các game thủ cùng sever hoặc cùng bang với nhân vật này. Lợi dụng điều này, kẻ gian thường đặt tên tài khoản tương đối giống (khác biệt một ký tự hoặc các ký tự không nhìn thấy được).
Hãy cẩn thận với những nam game thủ giả gái như thế này
Để trục lợi, họ thường PM các thành viên cả tin để mượn account (làm một số việc trong bang) hay đơn giản hơn là vay tiền, nhờ nạp thẻ hộ,… Các hình thức này thường rất đơn giản và số lượng không nhiều nhưng nếu số người cả tin quá lớn thì đó lại là một món lợi thực sự với họ.
Một hình thức lừa đảo bằng tình cảm khác chính là việc “giả gái” chơi game để lợi dụng sự ga lăng của các nam game thủ khác để chuộc lợi.
5. Sử dụng danh tính Mod, quản lý cộng đồng
Việc lừa đảo chiếm đoạt tài khoản game online từ lâu đã không còn xa lạ đối với những người thường xuyên tham gia mua bán, giao dịch trực tuyến những vật phẩm hoặc nhân vật cấp cao trong thế giới game.
Trước đây tại Việt Nam đã xuất hiện chiêu trò rất tinh vi là sử dụng danh tính MOD trên diễn đàn game để tạo lòng tin, dụ dỗ người chơi giao tiền, thông tin về account để mua, bán, trao đổi nhưng mục đích thực sự là cướp trắng tiền hoặc tài khoản rồi biến mất.
Hiện nay thì đa phần các game online đều đã không còn sử dụng diễn đàn nữa, mà thay vào đó là Fanpage và Group trên Facebook. Dẫu vậy thì hình thức lừa đảo này chỉ chuyển đổi sang địa điểm khác mà thôi, chứ bản chất thì vẫn vậy.
6. Mua game giá rẻ, mua game bản quyền
Giá game gốc là 60 USD (khoảng 1,2 triệu VNĐ) mà lại có người bán game bản quyền chỉ với giá khoảng 600 VNĐ, rẻ đến gần 1 nửa. Tất nhiên, những người bán game giá rẻ có cách thức riêng của họ để kiếm được game giá rẻ, sau đó bán lại. Thế nhưng đôi lúc, cách thức này không thật sự được “chính thống” cho lắm.
Trước đây, đã từng có nhiều trường hợp những người bán game giá rẻ dùng thẻ visa chùa, thẻ ngân hàng hack được để mua game bản quyền, sau đó bán rẻ cho người khác để kiếm lời. Kết quả rằng sau khi ngân hàng phát hiện ra, tài khoản mua game đó bị khóa và cũng coi như người chơi mất trắng tựa game đó.
Chính vì vậy, lời khuyên của chúng tôi rằng nên xác minh độ uy tín, mức độ đảm bảo của các shop mua game giá rẻ một cách kĩ lưỡng và cẩn thận trước khi giao dịch.
Theo GameK
GM DOTA Truyền Kỳ bị "chèo kéo" trải nghiệm game của đối thủ
Ngay khi bị "chèo kéo" bởi một nhân viên PR từ nhà phát hành khác, GM DOTA Truyền Kỳ đã tỏ ra vô cùng bức xúc.
Như bạn đọc đã biết, trong vòng gần 2 năm trở lại đây, thị trường gamenước nhà đã trở nên vô cùng phát triển bởi các tựa game mới liên tục ra mắt. Theo cùng với đó là rất nhiều nhà phát hành game mới nổi lên với hàng loạt các sản phẩm vô cùng hấp dẫn. Chính vì lý do đó, việc cạnh tranh khách hàng giữa các nhà phát hành game là việc khó tránh khỏi.
Trong thời điểm hiện tại, hầu hết mỗi tựa game được ra mắt từ một nhà phát hành đều tạo riêng cho mình một Group Facebook. Điều này giúp cho việc giải quyết các thắc mắc của game thủ trở nên dễ dàng hơn và phần nào đó cũng giúp cho cộng đồng người chơi gắn kết với nhau hơn. Nếu như ở thời điểm mới xuất hiện game online, những game thủ đại diện cho nhà phát hành thường được gọi là GM (Game Master) thì nay, đa phần họ đều là Admin của Group Facebook của game đó.
Trong đó, DOTA Truyền Kỳ do VNG phát hành tại Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Đa phần, các GM của tựa game này đều xuất thân là những game thủ kỳ cựu của DOTA Truyền Kỳ. Nếu là một game thủ tham gia vào các group của DOTA Truyền Kỳ, chắc hẳn bạn sẽ phân biệt được đâu là game thủ bình thường, đâu là Admin. Và chính sự dễ nhầm lẫn này đã khiến cho một câu chuyện "đáng tránh khỏi" xảy ra.
Cụ thể trong thời gian gần đây, có khá nhiều game thủ DOTA Truyền Kỳ nói riêng và các tựa game khác nói chung đều được lên hệ để trải nghiệm một game mobile mới sắp ra mắt. Ban đầu, các nhân viên PR sẽ tham gia vào các nơi thảo của các người chơi game khác là các Group Facebook. Sau đó, họ tìm cách tiếp cận các game thủ đứng Top cao, các đại gia và người có tiếng nói trong game để phỏng vấn và tìm hiểu các thông tin. Tiếp đó, sau vài câu xã giao, các nhân viên PR này sẽ đề cập tới game của mình, quảng cáo và mời trải nghiệm game của mình nhằm "chèo kéo" khách từ nhà phát hành game khác.
Nếu như đối với các game thủ bình thường, hiển nhiên đây là một chiêu trò khá "tiêu cực" nhưng không đến nỗi bị ngăn cấm bởi nó không hề vi phạm pháp luật. Sự việc trên sẽ không đáng nói nếu như chính admin của một Group DOTA Truyền Kỳ cũng bị nhận lời mời gọi "kiểu" như vậy. Ngay khi bị "chèo kéo" bởi một nhân viên PR từ nhà phát hành khác, admin này đã tỏ ra vô cùng bức xúc. Mặc dù vậy, hành động "lôi kéo khách hàng" ngay trên "sân nhà" thì rất đáng phê phán, hơn thế nữa ngay chính admin cũng trở thành "nạn nhân".
Theo Gamek