6 hiểu lầm về bệnh tiểu đường khiến bạn khó phòng và chữa bệnh
Bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho dù bạn không có thói quen ăn ngọt hay trong gia đình không có tiền sử bị bệnh này.
Hiểu lầm 1: Ăn đường khiến bạn bị bệnh tiểu đường
Có hai loại bệnh tiểu đường – loại 1 và loại 2. Bệnh tiểu đường loại 1 phát triển khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin. Nó xảy ra khi các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy bị phá hủy nhầm lẫn bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể do một phản ứng tự miễn dịch.
Di truyền học có thể đóng một vai trò trong quá trình này và nó có thể được kích hoạt bởi một bệnh nhiễm trùng nhất định hoặc do một số hormone trong máu. Trong bệnh tiểu đường loại 2, insulin được tiết ra bởi tuyến tụy hoặc là không đủ hoặc cơ thể không thể nhận ra insulin và sử dụng nó đúng cách (kháng insulin).
Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền và các yếu tố lối sống như chế độ ăn uống. Do đó, ăn đường không phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Hiểu lầm 2: Không được ăn trái cây khi bị tiểu đường
Bất kỳ thực phẩm có chứa carbohydrate nào cũng sẽ làm tăng đường huyết nhưng cách duy nhất để xem lượng đường trong máu của bạn cao bao nhiêu là chỉ số đường huyết (GI). Giá trị GI càng thấp sự gia tăng lượng đường trong máu càng ít.
Hầu hết các loại trái cây có giá trị GI thấp. Trái cây cũng là nguồn vitamin, khoáng chất, chất xơ tuyệt vời, và tương đối ít calo. Nhưng hãy cẩn thận với các loại nước ép trái cây, đặc biệt là những loại đóng gói bởi vì chúng thường chứa nhiều đường và chất bảo quản.
Hiểu lầm 3: Tập thể dục nhiều không tốt với bệnh nhân tiểu đường
Ngược lại, tập thể dục là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt đi bộ, chạy bộ… giúp kiểm soát cân nặng của bạn, cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn và tốt cho sức khỏe tổng thể. Nó cũng giúp kiểm soát độ lượng đường trong máu bằng cách tăng độ nhạy của cơ thể với insulin.
Hiểu lầm 4: Không bị tiểu đường nếu gia đình không có tiền sử mắc bệnh
Nhiều người vẫn mắc bệnh tiểu đường mặc dù thực tế là gia đình họ không có tiền sử bệnh. Yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng, nhưng không phải là yếu tố duy nhất. Điểm mấu chốt để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tiểu đường là bạn cần phải tập thể dục và ăn uống lành mạnh.
Ảnh minh họa
Hiểu lầm 5: Bị tiểu đường thì phải tuyệt đối tuân thủ chế độ ăn kiêng
Một kế hoạch ăn lành mạnh cho những người có bệnh tiểu đường nói chung là giống như một chế độ ăn uống lành mạnh cho bất cứ ai – ít chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa), hạn chế muối và đường, nên ăn nhiều loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây. Các thực phẩm “ăn kiêng” thường không cung cấp lợi ích đặc biệt gì cho người bệnh.
Hiểu lầm 6: Ăn nhiều tinh bột là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường ít gặp nhất trong các nhóm dân cư có chế độ ăn giàu tinh. Tại Nhật Bản, nơi gạo là lương thực truyền thống. Trước năm 1980, ít hơn 5 phần trăm dân số bị tiểu đường. Nhưng khi thức ăn nhanh và thịt bắt đầu thay dần bữa cơm, bệnh tiểu đường đã trở nên phổ biến hơn. Đến năm 1990, tỷ lệ bệnh tiểu đường ở Nhật Bản đã tăng gấp đôi.
Tại Mỹ, nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 là cao nhất trong số những người thường xuyên ăn thịt. Người ăn chay có nguy cơ mắc bệnh thấp nhất dù họ ăn nhiều tinh bột.
Theo VNE