6 giờ đu bám con tàu lật úp trên biển
“Mỗi cơn sóng ập tới, chúng tôi bị đánh văng ra rồi lại bơi vào, bám xác con tàu. Có người kiệt sức đành buông tay. Tôi cố giữ xác anh bạn nhưng không được”, công nhân sống sót trên con tàu bị lật ở cửa biển Cần Giờ kể lại.
Nam công nhân bị nạn điều trị tại bệnh viện Cần Giờ. Ảnh: An Nhơn
Sáng nay, tại bệnh viện Cần Giờ, TP HCM, 14 công nhân được cứu sống trong vụ chìm ca nô tối 2/8 vẫn bàng hoàng khi kể lại giây phút con tàu bị sóng đánh úp. Suốt 6 giờ, họ vật lộn với từng cơn sóng dữ, hy vọng được cứu hộ.
Anh Nguyễn Văn Cương (25 tuổi, ngụ Hà Tĩnh) cho biết, cuối tuần được nghỉ, các công nhân thường chạy xe máy về Sài Gòn. Lần này, do một số người đi đám cưới ở Vũng Tàu, vài người khác cũng muốn đi chơi nên công ty thuê tàu chở tất cả ra đó. Danh sách được công ty tập hợp từ 3-4 ngày trước.
Video: Cứu nạn 21 người trên con tàu bị lật úp
18h chiều 2/8, tàu H29 từ Vũng Tàu xuống Gò Công Đông (Tiền Giang) đón mọi người và dự kiến đến Vũng Tàu 19h30 cùng ngày. Đoàn đi 30 người chủ yếu là thanh niên chưa có gia đình, trong đó có 5 phụ nữ và đôi vợ chồng người Mỹ.
Do đoạn đường ngắn nên trên đường đi mọi người không ai chợp mắt mà đùa giỡn nhau. Khoảng 19h, tàu đi ngang qua địa phận huyện Cần Giờ. Khi tới gần cửa biển và cách biển Sao Mai (Vũng Tàu) khoảng 5-6 hải lý, bất ngờ tàu bị sóng to ập tới liên hồi. “Đáng lẽ ra người lái phải cho con tàu chẻ sóng nhưng ông ấy lại lái tàu song song con sóng nên bị đánh úp”, anh Cương nói.
Đa số các công nhân bị trầy xước do tác động của sóng biển . Ảnh: An Nhơn
Video đang HOT
Còn lái phụ Nguyễn Văn Dương cho biết, tàu gặp sóng to khi vừa đi qua cồn cát khoảng 1 hải lý. Chiếc tàu bị nghiêng qua trái khiến mọi người hốt hoảng. Đang trực máy tàu, anh Dương liền đẩy cửa lên để mọi người thoát ra ngoài. “Tôi bị rớt xuống biển nhưng bơi vào và bám lấy con tàu. Thấy con tàu nghiêng sang trái, tôi hô to mọi người dồn qua phải để cân bằng lại, nhưng đã quá muộn”, anh Dương kể.
Sau 3-4 đợt sóng liên tục, con tàu bị đánh lật úp. Một phụ nữ bị mắc kẹt lại trong khoang. Các hành khách rớt xuống nước bơi lại đu bám hai bên thân tàu. Chỉ duy nhất anh Nguyễn Văn Cương giữ khô điện thoại di động khi đứng trên tàu nên liền gọi về công ty, cứu hộ, cảnh sát 113 cùng với tất cả người thân có thể để cầu cứu.
Thấy mọi người hoảng loạn, anh Dương trấn an bình tĩnh, giữ tàu thăng bằng để người đứng phía trên gọi cứu hộ. “Là dân đi biển, tôi yêu cầu những thanh niên khỏe mạnh dồn dưới đuôi tàu cho mũi chổng lên để những người yếu sức thì đu bám ở mũi”, anh Dương nhớ lại.
Cũng theo anh Dương, khi rơi xuống, công nhân Trần Hữu Hiệp liền cởi áo phao nhường cho một phụ nữ. Tuy nhiên, sau khi bị nhiều con sóng đánh văng ra rồi lại bơi vào, anh Hiệp đuối sức gục xuống, uống nhiều nước và ngất lịm.
“Tôi đã cố giữ xác anh ấy. Tuy nhiên, khoảng 5 phút sau khi sóng ập tới trùm qua con tàu, tôi đã không thể giữ được anh ấy nữa”, một đồng nghiệp của anh Hiệp rơi nước mắt khi nhớ lại.
Cứ thế, sau mỗi đợt sóng ập vào, vài người đã không thể bơi lại để bám vào thân tàu. Còn anh Cương thì cố giữ chặt để đứng trên xác tàu, dùng đèn điện thoại ra tín hiệu cầu cứu. Một giờ, hai giờ, ba giờ…trôi qua nhưng không một con tàu nào đi ngang.
Lái phụ Nguyễn Văn Dương kể lại 6 giờ vật lộn với sóng dữ. Ảnh: An Nhơn
Đến khoảng 22h thì điện thoại của anh Cương cũng hết pin. “Trời tối mịt. Sóng cứ đánh liên tiếp. Chúng tôi cứ hy vọng có tàu nào đó đi ngang nhưng không thấy. Mọi người đều kiệt sức nhưng cố bám lấy thân tàu”, anh Dương kể.
Sau nhiều giờ vật lộn với sóng dữ, nhiều người đã bị cuốn đi. Đến 1h sáng, thấy ánh đèn pha từ xa, mọi người mừng rỡ vì biết mình được cứu. Đứng trên tàu, công nhân Dương liền vẫy tay cầu cứu. Lúc này chỉ còn lại 21 người đang đu bám hai bên mạn tàu. Các nạn nhân đã được đưa vào bệnh viện Cần Giờ và ở Vũng Tàu cấp cứu trong tình trạng nhiễm lạnh, trầy xước.
“Một chuyến đi định mệnh mà chúng tôi không bao giờ quên được. Có lẽ đây cũng là lần đi biển cuối cùng, bởi nó khiến chúng tôi ám ảnh”, công nhân Nguyễn Chí Công nói.
Trao đổi với VnExpress.net, bác sĩ Huỳnh Văn Luyến, Phó giám đốc bệnh viện Cần Giờ cho biết, khi nhận tin tàu chở nhiều người bị chìm, 21h30, bệnh viện đã cử xe cấp cứu cùng nhiều bác sĩ ra chờ ở Hải đội 2 Bộ đội biên phòng. Đến 2h30 phút, sau khi tàu cứu hộ đã chở được các công nhân vào bờ, 14 người đã chuyển về bệnh viện cấp cứu.
“Các công nhân bị trầy xước nhẹ ngoài do tác động của sóng. Hiện tất cả đều ổn định. Một người còn đau do tác động sóng va đập vào tàu, nhưng chỉ cần nghỉ ngơi vài giờ bệnh nhân sẽ khỏe mạnh lại”, bác sĩ Luyến nói.
Tối 2/8, con tàu khách mang số hiệu H29 chở 30 người của Công ty sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam trên đường từ Gò Công Đông (Tiền Giang) về Vũng Tàu. Khi đi qua sông Soài Rạp thuộc Cồn Ngựa, Cồn Thu (Cần Giờ) thì gặp sóng lớn nên bị chìm. 21 người được cứu thoát. Trưa 3/8, thi thể đầu tiên được tìm thấy là một phụ nữ, 8 người khác vẫn còn mất tích
Theo VNE
Vụ chìm tàu kinh hoàng: Tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên
Lúc 12h ngày 3/8, một trong chín nạn nhân mất tích đã được tìm thấy. Thi thể nạn nhân này nằm trong ca nô bị lật.
Chị Phạm Thị Thu khóc suốt vì tai nạn quá kinh hoàng
Nạn nhân được tìm thấy là Nông Thị Thiên, sinh năm 1979. Còn ông Lê Văn Chiến, giám đốc Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu cho biết, lực lượng cứu nạn đã đưa ca nô bị nạn nổi lên mặt nước và đang trên đường đưa về Vũng Tàu để điều tra, tìm nguyên nhân.Tại TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), có bảy nạn nhân trong tổng số 21 nạn nhân được cứu được đưa về Bệnh viện Lê Lợi điều trị. Theo ghi nhận của PV, tình trạng sức khỏe nạn nhân ở Vũng Tàu đã ổn định, nhưng tinh thần rất hoảng loạn.
Các nạn nhân được cứu, từ trái qua: anh Châu Vĩnh Khiên, chị Phạm Thị Thu và anh Lai Hồng Phúc
Ông Vũ Ngọc Thảo, giám đốc Sở GTVT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hỏi thăm sức khỏe, động viên chị Phạm Thi Thu
Ông Jt ohn Heinemann ại phòng hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Lê Lợi
Anh Nguyễn Văn Hà là người bình tĩnh nhất trong số những người được cứu đưa về Vũng Tàu
Vẻ mặt thất thần, hoảng sợ của anh Nguyễn Lê Vinh tại Bệnh viện Lê Lợi
Chị Phạm Thị Thu (22 tuổi- một người được cứu lúc 1h30 sáng 3/8) khóc suốt, nước mắt chảy mãi không ngừng vì sự cố làm chị hoảng loạn và quá sợ. Chị không thể nói được câu nào.Tại bệnh viên Lê Lợi, tuy sức khỏe đã hồi phục, đã ăn được cơm nhưng vẻ mặt của anh Nguyễn Lê Vinh vẫn còn thất thần.Trong vụ chìm ca nô còn có vợ chồng người nước ngoài là ông bà John Heinemann. Ông bà này cùng anh Nguyễn Lê Vinh và Nguyễn Văn Hà - sau khi ca nô chìm đã bơi cùng một nhóm và đến hơn 4h sáng mới được vớt lên.
Sau khi được hồi sức cấp cứu ở khoa Hồi sức, đến trưa 3-8, vợ chồng ông bà John Heinemann đã được chuyển lên khoa nội để điều trị.Hiện các cơ quan chức năng đang tích cực tìm kiếm tám người mất tích còn lại. Khu vực ca nô gặp nạn cách bờ biển Cần Giờ khoảng 20 km, hiện gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh và thời tiết xấu nên việc tìm kiếm cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn,Tin từ lực lượng cứu hộ cho biết hiện khu vực ca nô chìm đang xuất hiện một cơn dông nên việc cứu hộ càng gặp khó khăn hơn.Hiện 13 trong số 14 nạn nhân được cứu đã xuất viện và được gia đình đưa về Tiền Giang. Một nạn nhân còn lại sức khỏe yếu hơn nên được chuyển lên bệnh viện tuyến trên điều trị.
Theo Xahoi
Hé lộ nguyên nhân chìm tàu kinh hoàng 9 người mất tích Theo xác định ban đầu, chiếc tàu khách bị chìm do chở quá số lượng người quy định. Trưa 3/8, trao đổi với PV TS, Đại tá Trần Công Hiểu - Chỉ huy phó Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác nhận, hiện chiếc tàu bị chìm vào đêm 2/8 đã được tìm thấy và đang được lai dắt...