6 giải mã ẩn ý trong phim ‘Us – Chúng ta’ có thể bạn chưa biết
Bộ phim kinh dị “Us” mới ra mắt của Jordan Peele được đánh giá là một trong những bộ phim xuất sắc nhất mọi thời đại. Không bởi vì những màn hù dọa jump-scare mà là bởi những thủ thuật tinh tế, những hình ảnh, lời thoại đầy ẩn ý mà người xem cần phải ngẫm nghĩ thật lâu mới hiểu được nghĩa của chúng
1. Tên phim
Tên phim của có nghĩa là U.S-United States
Khi theo dõi Us, người xem sẽ biết nội dung phim không chỉ gói gọn trong việc chiến đấu lại những sát thủ bí ẩn của gia đình Adelaide mà còn rộng hơn thế. Tên phim là một cách chơi chữ, vừa mang nghĩa Us ( chúng ta), vừa mang nghĩa U.S (United States, Mỹ). Điều này là hoàn toàn hợp lý khi trong phim đạo diễn Jordan Peele đã cài cắm rất nhiều tình tiết liên quan đến những thực trạng nhức nhối trong xã hội và chính trường Mỹ.
2. Hình tượng con thỏ
Thỏ là hình ảnh xuất hiện xuyên suốt cả thời lượng phim. Tất nhiên Jordan Peele không phải thêm vào chỉ để cho có. Trong Do Thái giáo, con thỏ tượng trưng cho người di cư. Với việc xuất hiện trong phim, ta có thể hiểu được Peele đang muốn ám chỉ đến những người nhập cư vào Mỹ. Trong đoạn intro của phim, những con thỏ tội nghiệp bị nhốt trong chuồng gợi lên hình ảnh những người nhập tịch Mỹ thực tế đang sống cuộc đời của những tù nhân giữa xã hội trong khi họ không làm gì sai trái cả. Những định kiến đầy thù hằn và chính sách kìm kẹp người nhập cư của chính quyền Donald Trump chính là những áp lực vô hình đang đè nặng lên vai họ.
Hình tượng con thỏ trong phim được lấy cảm hứng rất nhiều từ tôn giáo
Nếu người xem để ý kỹ, trong đoạn intro có đúng ba con thỏ rừng giữa một bầy thỏ trắng. Vị trí cái lồng của những con thỏ này được sắp đặt thành một hình tam giác đầy chủ đích. Trong Thiên Chúa Giáo tại một số nơi trên thế giới thì biểu tượng ba con thỏ xếp thành hình tròn hay tam giác, đuổi theo nhau là tượng trưng cho Ba Ngôi Chúa Trời.
3. Đường hầm
Phim mở đầu với một đoạn chữ giới thiệu về những hầm và câu cuối là: “ Bên cạnh đó thì cũng có những đường hầm không cần thiết“. Đường hầm cũng là một hình ảnh có mật độ xuất hiện khá thường xuyên trong phim và mang cho mình những ý nghĩa riêng.
Hình ảnh đường hầm xuất hiện trong phim mang đầy tính thời sự
Năm ngoái, quân đội Hoa Kỳ đã phát hiện một đường hầm đường đào xuyên từ Mexico qua lãnh thổ nước mình. Họ cho rằng đây là con đường người Mexico dùng để vượt biên hòng tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Lý do họ phải dùng đường hầm này là bởi vị họ sợ rằng một khi bức tường biên giới của tổng thống Donald Trump được hoàn thành thì họ sẽ không còn cơ hội nào vượt biên được nữa.
Video đang HOT
4. Hands Across America
Hands Across America là một sự kiện có thật được tổ chức vào ngày 25 tháng 5 năm 1986. Trong sự kiện này, hơn 6.5 triệu người dân đã đổ xuống đường, nắm tay nhau trong vòng 15 phút và tạo thành một hàng người kéo dài khắp nước Mỹ. Những người tham gia sẽ phải đóng góp 10 đô la và số tiền này sẽ được dùng để hỗ trợ người vô gia cư, đẩy lùi nạn đói.
Sự kiện Hands Across America
Sự kiện này đã thu hút rất nhiều tên tuổi ở Hoa Kỳ thời bấy giờ như Tổng thống Ronald Reagan hay các ngôi sao Michael Jackson, David Copperfield, Kathleen Turner, Kenny Rogers…
Hình ảnh một hàng dài được tạo thành bởi những “người bị xích” trong phim không khác gì một sự phản chiếu lại bức tường biên giới của Donald Trump khi đáng ra thay vì “bức tường” được dựng lên bằng tình người, tình đoàn kết để đẩy lùi những vấn đề nhức nhối trong xã hội thì nay lại được xây nên bằng đất đá sần sùi để chia cắt hai quốc gia.
5. Chiếc kéo
Hình ảnh chiếc kéo xuất hiện dày đặc trong phim
Xuất hiện ngay trong poster của phim, chiếc kéo chắc chắn đại diện cho một ý nghĩa to lớn.
Kéo được cấu tạo nên từ hai phần giống nhau, giống như những nhân vật trong phim đều có cho riêng mình một phiên bản y hệt. Jordan Peeletừng chia sẻ với tờ Los Angeles Time: “ Tôi muốn làm một bộ phim mà cho phép ai ai cũng có thể đối diện với con quỷ bên trong mình“. Ai ai dẫu có một vẻ bề ngoài lịch lãm, đàng hoàng thế nào thì sâu bên trong họ cũng tồn tại một con quỷ đang ẩn mình chờ ngày được bộc lộ ra ngoài.
Kéo còn là sự tượng trưng cho việc chia cắt, như việc Donald Trump quyết tâm theo đuổi việc xây dựng bức tường giữa Mexico và Mỹ. Điều này đã gây chia rẽ sâu sắc trong xã hội cũng như chính trường Mỹ, người thì đồng tính, người thì phản đối. Thậm chí mâu thuẫn cũng xảy ra trong các gia đình khi các thành viên có những luồn quan điểm đối nghịch nhau.
Trong Us còn có một phân cảnh Red dùng chiếc kéo của mình để cắt phăng đầu của một chú thỏ nhồi bông. Những tưởng đây chỉ là một hình ảnh được thêm vào để thêm tính kinh dị nhưng không phải. Hàm ý của Jordan Peele là việc người Mỹ bản địa có thành kiến rất nặng với người nhập cư và họ luôn muốn loại bỏ những người này ra khỏi xã hội của mình.
Trong phim có xuất hiện một người đàn ông da trắng luôn cầm theo tấm bảng ghi dòng chữ Jeremiah 11:11. Đây là một câu trong Kinh Cựu Ước: “ Vậy nên, ức Giê-hô-va phán như vầy: Này, ta sẽ khiến tai nạn đổ trên chúng nó, không thể tránh được; chúng nó sẽ kêu đến ta, nhưng ta chẳng thèm nghe.“
Trong Kinh Thánh có ghi, người xưa không giữ lời giao ước với Thiên Chúa nên làm Ngài nổi giận. Từ đó Ngài giáng tai ương xuống nhân loại. Rồi người xưa đi cầu viện Tà Thần, thờ họ mong được giải trừ tai kiếp nhưng mà Tà Thần cũng không giúp được mà chỉ làm mọi việc tệ thêm. Đến lúc này người xưa mới thấy hối hận mà quay lại nài nỉ van xin Thiên Chúa tha tội nhưng Ngài vẫn không chấp nhận, coi đó là một bài học. Jeremiah là người được chọn để kết nối với Thiên Chúa. Sau này thì Ngài cũng nguôi ngoai mà tha thứ cho loài người.
Jordan Peele sử dụng điển tích này như muốn ám chỉ rằng, người dân Mỹ đang thờ sai chủ, cụ thể là Donald Trump. Nếu cứ tiếp tục sai lầm thì sớm muộn gì tai ương cũng sẽ giáng xuống họ mà thôi.
Phân đoạn người đàn ông cầm trên tay tấm bảng ghi Jeremiah 11:11
Ngoài ra, con số 1111 cũng xuất hiện nhiều lần khác, chẳng hạn như biển số xe của gia đình Adelaide. Nhìn vào thì ta có thể thấy được là sự đối xứng của con số 11, giống như mỗi nhân vật trong phim đều có một bản sao cho riêng mình vậy.
Trên đây là những cách giải thích dựa trên cách hiểu của người viết. Tin chắc phim vẫn còn nhiều chi tiết ẩn ý khác mà người xem cần phải xem đi xem lại nhiều lần mới hiểu hết được.
Theo saostar
'Us - Chúng ta' là hành trình đấu tranh với chính mình của Adelaide bản sao hay bản gốc?
Us (Chúng ta) là bộ phim kinh dị không phân biệt rạch ròi cái thiện - cái ác, bởi Adelaide dưới tầng hầm cũng chỉ là một con người khao khát đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn của "người bị xích"; trong khi đó, Adelaide giả luôn tự hoàn thiện chính mình, nỗ lực trở thành một bản gốc thực sự.
Nối tiếp thành công của Get Out, đạo diễn kiêm biên kịch Jordan Peele tiếp tục cho ra mắt phim kinh dị "hack não" Us (Chúng ta), chuyện phim theo chân gia đình bốn người Adelaide Wilson (Lupita Nyong'o), Gabe Wilson (Winston Duke), con trai Jason Wilson (Evan Alex) và con gái Zora Wilson (Shahadi Wright Joseph). Trong chuyến đi chơi biển vào dịp nghỉ hè, cả gia đình chạm mặt nhóm người đáng sợ được gọi là "The Tethered" - phiên bản kinh dị của chính bản thân mình. Với chất kinh dị xen lẫn yếu tố hài hước, khó đoán, bộ phim phủ lên lớp sương mù từ đầu cho đến cuối phim, khiến khán giả rơi vào trạng thái ngơ ngác ngay cả khi màn hình đã tối đen.
"Us" là hành trình tìm lại chính mình của bản thể Adelaide...
Được đưa đến tầng hầm và tráo đổi với bản sao của mình từ khi còn bé, Adelaide thật phải sống cuộc đời của một bản sao trong thế giới sơ sài và thiếu thốn hơn: ăn những con thỏ sống thay đồ ăn, nhận đồ chơi sắc nhọn trong ngày lễ, kết hôn dù chưa từng yêu, sinh ra những đứa trẻ dị tật thay vì "hoàng tử, công chúa" như "người ở trên". Cũng tại đây, cô gần như mất đi bản ngã của mình và chỉ tồn tại cùng với bản năng ở cộng đồng "người bị xích". Thậm chí, là người duy nhất có thể giao tiếp dưới tầng hầm, khi trở lại lên trên mặt đất, Adelaide cũng gặp nhiều khó khăn khi nói chuyện.
Song, điệu nhảy được trình diễn trên sân khấu đã đánh thức con người của Adelaide, đó là khoảnh khắc thay đổi cuộc đời mà bản gốc Adelaide cho rằng: "Chúa đã soi sáng tôi". Từ một người thật dần mất đi bản ngã, siêu ngã để sống như bản sao, nhân vật dùng chính điệu nhảy - mà rộng ra là nghệ thuật, đam mê - để tìm lại chính mình, cũng từ đây, Adelaide thật bắt đầu kế hoạch đứng đầu những "người bị xích" thoát khỏi tầng hầm, lấy mạng bản thể của mình và tận hưởng cuộc sống thật sự với không khí, ánh nắng trên mặt đất.
Hình ảnh hàng triệu "người bị xích" nắm tay nhau tạo thành hàng rào đỏ cũng nhằm ngụ ý chỉ phong trào Hands Across America có thật từng diễn ra năm 1986 tại Mỹ, với mục đích quyên góp cho người nghèo và người vô gia cư. Trước khi bị đưa xuống tầng hầm, Adelaide thật đã xem một clip ngắn về phong trào này và lưu lại trong ký ức, cuối cùng, cô sử dụng chính hình ảnh hàng rào người để giúp "người bị xích" thoát khỏi xiềng xích.
...hay là quá trình tìm bản ngã của Adelaide giả?
Trái lại, Adelaide bản sao được sống cuộc đời của người thật từ khi còn nhỏ. Quá trình phục hồi từ căn bệnh bị bố mẹ cho là sang chấn tâm lý của Adelaide không rõ ràng, bởi thực chất cô không hề bị sang chấn tâm lý. Vốn dĩ, phiên bản giả không biết nói, ngơ ngác với mọi thứ trong cuộc sống loài người. Không phải phục hồi, Adelaide giả đã thích nghi. Thậm chí, nhân vật còn được bố mẹ cho học múa và trình diễn thành thục trên sân khấu như người thật.
Không phải dĩ nhiên, Adelaide giả luôn nhạy cảm thái quá trước mọi dấu hiệu thiếu an toàn kể từ khi đặt chân đến vùng biển Santa Cruz. Trước hết, vốn là một "người bị xích", cô biết rõ về sự tồn tại của thế giới này cũng như con đường dẫn đến tầng hầm chứa họ. Bên cạnh đó, hiểu được sự thiếu thốn và khổ sở khi bị nhốt dưới tầng hầm, Adelaide giả trân trọng hơn ai hết những ưu đãi mà con người nhận được, trân trọng hạnh phúc gia đình, chồng và những đứa con.
Như vậy, vốn chỉ là một "người bị xích" với hình dạng và bản năng giống người thật, Adelaide giả đã được tiếp xúc với giáo dục, môi trường con người, tình yêu và hạnh phúc gia đình để tìm thấy bản ngã của chính mình. Không chỉ biết nói, "người bị xích" Adelaide giờ đây đã có tri thức, cảm xúc, biết yêu thương và trân trọng gia đình. Thông qua diễn xuất của nữ diễn viên da màu Lupita Nyong'o, bản sao của Adelaide hiện lên là một người mẹ nhạy cảm nhưng quyết liệt, luôn gồng lên để bảo vệ cả gia đình, vừa khao khát sống một cuộc đời hạnh phúc, nhưng sâu thẳm trong lòng vẫn nhớ về gốc gác của mình (rơi nước mắt khi nhìn thấy gia đình Wilson giả, trầm ngâm, ngăn cản, gào khóc trước cái chết của bản sao hai đứa con).
Us (Chúng ta) là bộ phim kinh dị không phân biệt rạch ròi cái thiện - cái ác, bởi Adelaide dưới tầng hầm cũng chỉ là một con người khao khát đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn của "người bị xích"; trong khi đó, Adelaide giả luôn tự hoàn thiện chính mình, nỗ lực trở thành một bản gốc thực sự và làm mọi thứ để gìn giữ cuộc sống tươi đẹp mà những người thật khác không trân trọng.
Theo saostar
'Us - Chúng ta': Tiếng nói chính trị của đạo diễn da màu Jordan Peele Không chỉ là một bộ phim "dọa người" đơn thuần, "Us - Chúng ta" được cho là tiếng nói chính trị của đạo diễn Jordan Peele mang tính chất châm biếm về một nước Mỹ chia rẽ dưới thời Trump. Giống như trường hợp của không ít phim kinh dị lắt léo như Get Out, Hereditary tác phẩm kinh dị mới nhất của...