6 đồ dùng từng là “bạch nguyệt quang” trong mắt người Trung Quốc, nay chịu cảnh “đày vào lãnh cung”
6 món đồ này đều hữu ích, nhưng hiện tại lại không được coi trọng như xưa.
Đối với các gia đình Trung Quốc, đồ gia dụng không chỉ là công cụ hỗ trợ mà gần như là “ bảo bối” nâng tầm chất lượng sống. Danh sách đồ gia dụng thông minh ở xứ tỷ dân có thể dài đến mức bạn không thể đếm xuể.
Nhưng trong số đó, có 6 món đồ từng là “ngôi sao sáng” trên thị trường, giờ lại đang chịu cảnh “thất sủng”: Doanh số bán sụt giảm, chịu cảnh “bám bụi” trong các gia đình.
1. Máy giặt lồng đôi
Trước đây, máy giặt lồng đôi là món đồ phổ biến trong các gia đình Trung Quốc. Nó được xem là biểu tượng của sự giao thoa giữa thời kỳ giặt tay và giặt máy.
Tuy nhiên theo thời gian, những thiết bị hiện đại và cao cấp hơn đã ra đời. Điển hình là máy giặt cửa trước và cửa trên gần như thống lĩnh thị trường, khiến máy giặt lồng đôi không còn chỗ đứng vững chắc. Nguyên nhân chủ yếu là do kiểu dáng của máy giặt lồng đôi có phần cồng kềnh hơn so với những thiết kế hiện đại, chức năng cũng đơn giản hơn rất nhiều, không thể đáp ứng tốt các nhu cầu sinh hoạt của gia đình.
2. Máy rửa bát kết hợp chậu rửa
Vào lần đầu tiên khi máy rửa bát kết hợp chậu rửa được ra mắt, nó từng được ca ngợi là “công cụ thần kỳ” trong nhà bếp. Bởi thiết bị này sở hữu kiểu dáng đẹp mắt, không chiếm không gian, không cần cúi người khi sử dụng. Ở thời điểm ấy, ngay cả khi giá thành hơi cao thì nhiều gia đình vẫn sẵn sàng “cắn răng” để mua chúng về nhà.
Tuy nhiên, theo thời gian, những hạn chế của máy rửa bát kết hợp chậu rửa đã dần lộ diện. Chẳng hạn như thiết kế tích hợp đã khiến khu vực chậu rửa bị thu nhỏ lại, gây cản trở trong việc sử dụng hàng ngày. Dung tích của thiết bị này cũng không lớn, thường chỉ để vừa 6 – 8 bát đĩa, đồng nghĩa rằng chỉ phù hợp cho gia đình từ 2 – 3 người. Nếu số lượng bát đĩa nhiều sẽ bắt buộc phải chia thành nhiều lần rửa, điều này khá cồng kềnh và tốn thời gian.
Khả năng làm sạch của thiết bị cũng chỉ ở mức tạm ổn, do không gian bên trong máy khá nhỏ, công suất phun nước thấp, nếu bát đĩa dính nhiều dầu mỡ thì khó làm sạch hoàn toàn. Và quan trọng là việc sửa chữa thiết bị tương đối khó khăn, do máy được gắn chặt vào mặt bàn nên khi gặp sự cố sẽ khiến công cuộc bảo trì trở nên cực kỳ phức tạp.
3. Tủ tiệt trùng bát đĩa
Tủ tiệt trùng từng là thiết bị không thể thiếu trong các gia đình Trung Quốc. Chức năng của nó là dùng để diệt khuẩn, tiệt trùng cho bát đĩa đồng thời kiêm luôn vai trò của giá đựng bát đĩa tiện lợi.
Vậy nhưng, theo thời gian, món đồ này dần “đóng mạng nhện” vì ít khi được đem ra sử dụng. Cư dân mạng @Yali chia sẻ: Trước đây nhà tôi mua tủ tiệt trùng giá 2000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu đồng) nhưng cuối cùng chỉ dùng nó để làm giá đựng bát. Nhà chỉ có 2 người, bát đĩa mỗi khi ăn xong đều được rửa sạch sẽ, thực sự chẳng cần phải tiệt dùng.
Video đang HOT
Thực tế, ở thời điểm hiện tại, tủ tiệt trùng bát đĩa đã không còn được ưu ái, bởi hầu hết mọi người đều chuyển sang sử dụng máy rửa bát – thiết bị vừa có khả năng rửa sạch đồ đạc, vừa có khả năng tiệt trùng. Do đó, 1 chiếc máy rửa bát là lý tưởng cho căn bếp, không cần lắp thêm thiết bị tiệt trùng riêng biệt, vừa chiếm không gian vừa lãng phí tiền bạc.
4. Tủ đông nằm
Tủ đông nằm sở hữu dung tích cực lớn, rất nhanh chóng trở thành món đồ không thể thiếu trong mỗi gia đình Trung Quốc.
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, tủ lạnh không chỉ có dung tích lớn mà còn tích hợp nhiều chức năng khác nhau. Do đó, tủ đông nằm cũng dần trở nên lỗi thời và có nhiều điểm hạn chế hơn so với các thiết kế hiện đại. Vì có kiểu dáng nằm ngang nên tủ đông nằm chiếm khá nhiều diện tích trong nhà, gia đình nào có không gian chật hẹp chắc chắn sẽ rất “nan giải” khi lắp đặt tủ đông.
Ngoài ra, tủ đông nằm thường được thiết kế để chứa đồ theo kiểu xếp chồng, vậy nên khi lấy đồ phải lục lọi rất lâu mới có thể tìm được. Điều này khiến hiệu quả sử dụng giảm đi đáng kể.
5. Điều hòa non-inverter (không biến tần)
Ngày nay, chỉ cần bước vào bất kỳ cửa hàng điện máy nào, bạn sẽ thấy điều hòa inverter (biến tần) chiếm ưu thế, còn điều hòa non-inverter thì gần như chẳng xuất hiện.
Ở Trung Quốc, loại điều hòa non-inverter từng được nhiều gia đình công nhận về tính tiện lợi, bởi nó vừa có giá thành rẻ vừa có khả năng làm lạnh nhanh. Tuy nhiên, cùng với xu thế phát triển, điều hòa inverter được chuộng hơn vì nó tiết kiệm năng lượng, hoạt động êm ái và ít gây ra tiếng ồn. Ngay cả khi inverter đắt tiền hơn non-inverter thì chúng vẫn chiếm ưu thế hơn vì chi phí mua non-inverter thấp nhưng chi phí vận hành lại cao.
6. Máy nước nóng năng lượng mặt trời
Máy nước nóng năng lượng mặt trời – từng là “cứu tinh” của nhiều gia đình Trung Quốc nhờ khả năng tiết kiệm điện, giờ đây lại trở thành cơn ác mộng của không ít người. Cái gọi là “chân ái” dần mất đi sức hút khi người ta nhận ra hàng loạt bất cập trong quá trình sử dụng.
Đầu tiên, phải nhắc đến vấn đề không thể bỏ qua: chiếm diện tích. Với thiết kế trụ dài như chiếc cột điện, máy nước nóng này gần như “nuốt chửng” một phần không gian trong nhà, khiến diện tích sống trở nên chật chội và khó chịu. Chưa kể, tốc độ làm nóng của nó cũng khiến người dùng phát ngấy. Nhất là vào mùa đông, bạn sẽ phải chờ đợi khá lâu mới có đủ nước nóng để sinh hoạt.
Vì cơ chế của máy là sử dụng năng lượng mặt trời để làm nóng nước, cho nên những ngày trời mưa hoặc nhiều mây, chúng buộc phải chuyển sang sử dụng điện để làm nóng nước, điều này khiến hóa đơn tiền điện vẫn có thể tăng vù vù mỗi tháng.
Người đàn ông chi 20 tỷ đồng cải tạo nhà cổ thành không gian sống "trong mơ", không cần dùng điều hòa vẫn mát mẻ quanh năm
Người đàn ông Trung Quốc mong muốn có một không gian sống gần gũi thiên nhiên, gắn kết gia đình và bạn bè đến chơi nhà.
Nhà thiết kế nội thất Tôn Nguyên Lương đã dành 8 năm để tìm mua nhà cổ và cải tạo thành không gian sống mơ ước ở thành phố Tô Châu, Trung Quốc. Ngôi nhà được đặt tên là "Dự Viên", mang ngụ ý là cảnh quan trong phố cổ. "Dự Viên" có tổng diện tích lên đến 450m2, trong đó sân vườn là 100m2, tổng chi phí lên tới 6 triệu NDT (20,9 tỷ đồng).
Ngôi nhà cũ trước khi cải tạo
Anh Tôn đã tìm kiếm hơn 6 năm, đi xem đến 50 - 60 ngôi nhà, cuối cùng mới chọn căn nhà này. Ngôi nhà nằm ở gần Bảo tàng Tô Châu, cách đường chính không xa, đông người qua lại nhưng không gian trong nhà lại giữ được yên tĩnh chủ nhà mong muốn.
"Dự Viên" được được thiết kế rất khéo léo để lấy được ánh sáng tự nhiên. Tiền sảnh ban đầu tách biệt với phần chính của tòa nhà và cửa ra vào nằm phía bắc. Nhưng Tôn Nguyên Lương đã mở cửa về phía nam, làm hành lang nối tiền sảnh và nhà chính để lưu thông gió.
Ngay ở tiền sảnh, nhà thiết kế Tôn làm một cửa sổ có thể thấy lấp ló khu vườn nhỏ với cây lựu, dương xỉ,... Vào đến nhà chính là đến khu vực đọc sách với quầy bar nhìn được ra rừng trúc bên ngoài. Đi qua khu bếp và phòng ăn là khoảng sân rộng nhất vườn. Anh Tôn còn làm một phòng trà ven hồ, có thể vừa ngồi thưởng trà, ngắm cá, ngắm vườn và cảm nhận âm thanh tự nhiên.
Phòng trà ven hồ
Bên hông phòng trà có một giếng trời để cây gỗ sếu mọc thẳng lên trời. Tạo cảm giác "trong nhà có vườn, trong vườn có nhà, trong nhà có sân, trong sân có cây, từ cây có thể nhìn thấy bầu trời", theo lời của Tôn Nguyên Lương.
Trên tầng 2, nhà thiết kế này mở các cửa sổ với nhiều hình dáng khác nhau để thông gió cũng như mở ra tầm nhìn thoáng đãng. Về cơ bản, anh không thiết kế "cửa" trong nội thất mà sử dụng kính lớn làm vách ngăn.
Trong "Dự Viên" không có điều hòa nhưng vẫn mát mẻ, có thể duy trì nhiệt độ và độ ẩm không đổi trong suốt cả năm, ở mức 23 độ đến 25 độ, độ ẩm khoảng 50%. Vào mùa hè độ ẩm cao, căn phòng cũng có thể được giữ khô ráo.
Vì không có thiết bị sưởi ấm và làm mát nên mức tiêu thụ điện năng của cả ngôi nhà ít nhất bằng một nửa so với những ngôi nhà thông thường. Tường trong nhà cũng được tạo một lớp cách nhiệt dày 3-5cm, giống như khoác lên mình một bộ quần áo cho cả ngôi nhà, có tác dụng cách nhiệt vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.
Những khung cửa sổ rất đẹp như tranh trong ngôi nhà
Điều đặc biệt là trong quá trình cải tạo nhà, anh Tôn không hề sử dụng máy móc lớn mà chỉ dùng sức người. Nếu nhân lực không đủ, hàng xóm cũng rất nhiệt tình giúp đỡ gia đình. Ngược lại, gia đình họ Tôn cũng giúp hàng xóm sửa đường ống, để hàng xem mở cửa sổ sang ngắm vườn cây nhà mình,...
Nội thất theo phong cách tối giản
Trên thực tế, khu vườn rộng lớn với chi phí đầu tư lớn đã mang lại rất nhiều thay đổi giá trị. Trước đây, khi bạn bè hoặc gia đình Tôn Nguyên Lương tụ tập, họ vẫn thường cầm điện thoại di động lên để lướt mạng xã hội mà không tập trung vào cuộc vui. Nhưng khi ngồi trong vườn, mọi người đều bất giác đặt điện thoại xuống, uống trà bên hồ nước, ngắm cá bơi và những chú chim đậu trên ngọn cây.
Tôn Nguyên Lương từng là một người ngiện công việc và bị rơi vào trạng thái sống quá vội vã nhưng sau khi dành thời gian trong vườn nhiều hơn, cuộc sống của anh chậm lại.
Ngôi nhà được thiết kế với nhiều không gian sinh hoạt chung
Chuyển vào căn nhà mới này, gia đình anh cũng cùng nhau nấu nướng nhiều hơn thay vì gọi đồ ăn ngoài. Con gái vốn chỉ thích ở trong nhà đọc sách nay đam mê trồng cây, thường chạy ra ngoài sân ngắm những chú cá nhỏ. Khu vườn và căn nhà mới kết nối các thành viên gia đình với nhau và cũng kết nối con người với thiên nhiên, để cuộc sống có thêm niềm vui và trải nghiệm mới mẻ khi sống chậm lại.
Bạn học giàu có khuyên tôi: 7 thiết kế này sẽ "cứu vãn" ngôi nhà khỏi sự lộn xộn Mọi người hãy thử áp dụng 7 thiết kế này, chắc chắn ngôi nhà bạn sẽ lập tức trở nên gọn sạch đáng kể. Tôi có một người bạn học rất giàu và giỏi. Hiện cậu ấy là giám đốc công ty đi đầu trong lĩnh vực thiết kế & nội thất tại Thành Đô (Trung Quốc). Gần đây, trong cuộc trò chuyện...