6 điều quan trọng để lấy được người chồng hoàn hảo
Bạn gặp được người đàn ông trong mộng &mdash thật tuyệt vời! Thế nhưng liệu mối quan hệ đó có bền chặt hay không và bạn có thực sự hạnh phúc trong vòng tay của người ấy hay không?
Điều gì sẽ xảy ra với người phụ nữ từng nghẹn ngào hạnh phúc khi nguyện sống bạc đầu răng long với người mình yêu trước sự chứng kiến của gia đình và bạn bè nhưng rồi chẳng bao lâu sau đó lại phát hiện ra rằng quyết định hôn nhân đó thực sự là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời?
Xem xét 6 vấn đề được nêu dưới đây giúp bạn hiểu rằng liệu bạn và người đó có chung quan điểm để cùng bước vào đời sống hôn nhân, và liệu người bạn trai hiện tại sẽ là tình yêu cả cuộc đời bạn hay sẽ là người chồng cũ sau này.
Bạn gặp được người đàn ông trong mộng &mdash thật tuyệt vời! Thế nhưng liệu mối quan hệ đó có bền chặt hay không và bạn có thực sự hạnh phúc trong vòng tay của người ấy hay không?
1. Không nên phớt lờ quá khứ của bạn trai
Có một phần quá khứ nào đó của bạn trai khiến bạn cảm thấy hình như đây không phải là con người mà mình từng biết? Nếu vậy, bạn cần phải suy xét xem liệu mối quan hệ của bạn có đi vào vết xe đổ đó hay không bởi vì như người ta thường nói “đánh chết cái nết không chừa”, “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.
Nếu bạn thấy những việc anh ta đã làm trong quá khứ không thể chấp nhận được và không xứng đáng để bạn “chọn mặt gửi vàng” thì bạn nên quyết tâm chia tay và nói chuyện thẳng thắn. Hãy hỏi anh ta tại sao lại làm những việc đó. Nếu như nguyên nhân là do hoàn cảnh cụ thể xô đẩy (ví dụ như, ngày trước anh ta hay tiệc tùng vì anh ta sống cùng nhóm bạn nhậu sau khi ra trường), thì rõ ràng rằng đây chỉ là thói quen xấu có tính thời điểm.
Thế nhưng nếu những hành động chơi bời này lại tái diễn khi 2 người đã kết hôn – anh ta bù khú với bạn bè vì anh ta bị áp lực trong cuộc sống – điều này có nghĩa là những thói quen đó là một phần con người anh ta và không thể thay đổi được.
2. Phẩm chất cần ở người chồng tương lai
Bạn yêu một người thích nấu nướng hoặc quá quan tâm đến thời trang. Tốt thôi, đó không phải là vấn đề gì to tát miễn là bạn không bị lóa mắt bởi những “điều kiện tốt” của anh ta mà nhắm mắt làm ngơ trước một sự thật rằng anh ta thiếu những tiêu chuẩn mà một người chồng tốt cần phải có.
Khi đánh giá những phẩm chất của người bạn đời tương lai, bạn cũng nên tính đến những mặt trái của nó và xét đoán xem liệu bạn có thể chịu đựng được hay không. Ví dụ như bạn có thể yêu một người có nghề nghiệp tốt như tư vấn viên nhưng nếu như công việc đó yêu cầu đi lại quá nhiều thì liệu những thành công trong sự nghiệp có đủ bù đắp cho những khoảng trống trong tâm hồn bạn khi không có chồng ở bên?
Video đang HOT
Nếu bạn có nhiều bạn bè, đây có lẽ không phải là vấn đề lớn nhưng nếu như bạn là con người hướng nội, thích quanh quẩn ở nhà và muốn mỗi buổi tối lãng mạn trôi đi trong vòng tay của người chồng yêu quý, bạn chắc chắn sẽ không cảm thấy hạnh phúc với cuộc hôn nhân mà người chồng của bạn theo chủ nghĩa xê dịch.
3. Xem xét con người hiện tại của anh ta
Giả dụ như người bạn đang nhắm đến là một sinh viên quản trị kinh doanh với hoài bão trở thành một tổng giám đốc trong tương lai. Nhưng liệu bạn có cảm thấy rằng mình thực may mắn khi có được anh ấy nếu như anh ta ra trường với hàng chồng các biên lai cầm đồ, vay mượn?
Bạn nên chấp nhận một thực tế là những người khác có thể không thấy anh ta tài năng như bạn nghĩ về anh ta. Đây chính là mấu chốt của vấn đề vì những thất vọng, vỡ mộng khi chứng kiến sự khác biệt giữa những gì bạn trông chờ và thực tế phũ phàng, là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cuộc hôn nhân đi vào bế tắc.
Và nếu những toan tính về tiền bạc khiến bạn chấp nhận đeo nhẫn cưới thì hãy tỉnh ngộ ngay.
4. Không tiến xa nếu không có cảm xúc
Khi đề cập đến những giá trị tinh thần và vật chất có thể chia sẻ giữa hai người khi mối quan hệ phát triển thêm một bước mới, đừng quên một nguyên tắc “cổ lỗ”: cần phải có sự lãng mạn.
Dĩ nhiên là hai người đã yêu nhau nhiều năm và bạn không nhất thiết phải làm mới bản thân từng giờ, từng phút. Nhà tâm lý học Lombardo cho rằng: “Một cuộc hôn nhân hạnh phúc nghĩa là người chồng và người vợ hiểu nhau và đồng cảm hơn cả những người bạn thân thiết nhất. Tình dục không thể giải quyết vấn đề triệt để nhưng hoàn toàn có thể giúp mối quan hệ của bạn vượt qua được những thời khắc khó khăn nhất”.
5. Vứt bỏ quan niệm lúc nào bạn phải cưới
Hãy lưu tâm xem khi nào bạn thấy lo lắng – bạn có cảm giác đó khi nói về đám cưới hay khi nói về “người ấy”?
Nhà tâm lý học hôn nhân gia đình Gauvan cho rằng: “Nếu bạn gặng hỏi một cô gái, thường thì cô ấy sẽ thú nhận rằng có một thời điểm tuyệt vời mà cô ấy nên kết hôn”. Dù con số bạn đưa ra dựa trên những tính toán về đồng hồ sinh học của bản thân hay những nhân tố ngẫu nhiên, ví dụ như chị gái bạn bao nhiêu tuổi khi chị ấy kết hôn, nó có thể chi phối đến những quyết định của bạn và khiến bạn vội vã lựa chọn một người chồng không phù hợp khi ngày sinh nhật đã cận kề.
Nếu bạn mất ăn mất ngủ lo việc lấy chồng vì chỉ mong có con, hãy nhớ rằng những quan niệm về trình tự hôn nhân truyền thống không còn quá khắt khe như xưa. “Phụ nữ nên hiểu rằng họ có thể có con bằng cách này hay cách khác, và kết hôn với người không phù hợp thực sự không phải là cách tốt nhất để có thể làm mẹ”.
6. “Người đó” có bình thường hay không?
Bạn có thể cảm nhận được rằng những bồn chồn, lo sợ của bạn chỉ là cảm xúc thoáng qua hay trực giác đang mách bảo bạn rằng bạn đang sai lầm? Hãy lưu tâm xem khi nào bạn thấy lo lắng – bạn có cảm giác đó khi nói về đám cưới hay khi nói về “người ấy”? Khi bạn chuẩn bị kết hôn, việc nói về người hôn phu của bạn sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và tin tưởng. Cũng là điều bình thường khi cô dâu sắp về nhà chồng lo lắng về đám cưới, nhưng chắc chắn không phải về người chồng tương lai của mình.
Nhà tâm lý học Lambardo cũng nói thêm rằng: “Bạn không nên hỏi bản thân hay bạn bè những câu hỏi đại loại như “Làm thế nào tôi có thể biết được rằng anh ta chính là người tôi cần”? Nếu bạn không chắc chắn vị hôn phu đó chính là người bạn có thể gửi gắm cả cuộc đời thì có lẽ anh ta không phải là người đó”
Theo Bưu Điện Việt Nam
Yêu nhau lâu quá cũng... chán
Ai cũng muốn tình yêu của mình bền chặt theo thời gian, nhưng sự thật đôi khi tiềm ẩn những "hiểm nguy" theo chiều ngược lại đấy nhé!
Càng yêu lâu, càng ít tôn trọng nhau?
Một mối quan hệ chỉ có thể được duy trì nếu cả hai bên biết trân trọng nhau, biết lắng nghe ý kiến của nhau. Nhưng khi người ta yêu và thấu hiểu nhau, thói quen tôn trọng người kia thường rất dễ bị... mai một.
Những thời khắc vui vẻ thủa mới yêu sẽ không còn được như ban đầu (Ảnh minh họa)
Giận dỗi người yêu, bạn sẵn sàng to tiếng, bạn nóng nảy và không cần biết người kia tổn thương thế nào. Chẳng phải vì bạn không còn yêu người ta nữa, mà bạn tin (chắc) rằng tình cảm của hai bạn sẽ sớm hàn gắn và xoa dịu những... tổn thương đó. Điều này cũng dễ hiểu mà, nhiều người chỉ "dám" lớn tiếng với người quen chứ vì đâu dám "sỗ sàng" với người lạ, đúng không nào?
Tình yêu "hết đát" mà vẫn phải... xài
Rõ ràng tình yêu không phải một món hàng, nhưng tình yêu cũng có hạn sử dụng của riêng nó. Đó chính là thời điểm trái tim hai bạn không còn đi chung một nhịp nữa. Nhưng đối với những người yêu nhau lâu dài, con số này dường như vô nghĩa.
Chia tay không phải là hết yêu và hết yêu cũng không phải là chia tay (Ảnh minh họa)
Đành rằng hết yêu, không còn thấy vui vẻ khi ở bên người ta nữa thì cũng nên chia tay. Nhưng không ít những cặp đôi yêu nhau lâu, đã chia tay nhau không dưới 3 lần... nhưng cuối cùng vẫn không bỏ nhau. Một phần vì họ tiếc khoảng thời gian yêu nhau kia và hơn nữa là thật khó để từ bỏ cảm giác được quan tâm mình vẫn có bấy lâu nay.
Chuyện tình yêu, với tất cả những diễn biến phức tạp của nó, không phụ thuộc vào việc bạn yêu lâu hay yêu nhanh, nhiều hay ít.
Nhiều cặp yêu nhau, sau một thời gian đủ dài thường dẫn nhau về ra mắt bố mẹ. Khi đó, "quá trình ly biệt" còn khó khăn hơn nhiều vì đã "dính" tới sự can thiệp của phụ huynh.
Chai lì và... chây ì
Nếu mối tình dài bỗng nhiên chấm dứt, bạn sẽ dễ dàng rơi vào hoảng loạn. Suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong bạn chính là làm thế nào để bạn có thể yêu người mới sau khi đã dành hết tình cảm cho người trước. Thêm vào đó, bạn cũng nghĩ rằng, cái thời mà biết bao "vệ tinh" vây quanh cũng qua từ đời nảo đời nào. Đến giờ, tất cả những "cây si" năm nao đều đã có nơi có chốn, bạn bất giác thành "bơ vơ".
Chìm đắm trong mối tình lâu dài khiến bạn mất niềm tin vào tình yêu (Ảnh minh họa)
Song, bạn lại không biết rằng chính những suy nghĩ đó chỉ khiến bạn chìm sâu trong nỗi buồn, không dám bước đến với một cuộc tình mới. Bạn trở nên lười nhác với việc làm quen, mất niềm tin vào tình yêu. Điều đó thật đáng buồn!
Chuyện tình yêu, với tất cả những diễn biến phức tạp của nó, không phụ thuộc vào việc bạn yêu lâu hay yêu nhanh, nhiều hay ít. Đôi khi, người trong cuộc cũng không có đủ "thẩm quyền" quyết định. Thế nên, để tình yêu dẫn lối là cách tốt nhất bạn có thể làm.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chia tay vì ngoại tình tâm tưởng với em vợ Ngày đưa nhau ra tòa kết thúc một cuộc hôn nhân đẹp như trong mộng, người chồng vẫn khăng khăng khẳng định rằng mình là người có lỗi, rằng anh đã ngoại tình, đã không còn yêu vợ, còn người vợ chỉ cúi đầu lặng lẽ, hai hàng nước mắt lã chã tuôn rơi. Cho đến tận lúc ấy, chị vẫn muốn níu...